Những triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị nhiễm sán lợn

Nếu con trẻ có những dấu hiệu như đau bụng, nổi sần, cục, ngứa ngoài da, ngứa ở hậu môn thì bậc cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm sán.

Nỗi lo của phụ huynh trước "cơn bão" sán lợn

Thịt lợn là loại thực phẩm quen thuộc của hầu hết các gia đình Việt vì dễ ăn, dễ chế biến. Trẻ em cũng thường được ăn thịt lợn tại nhà, tại trường học. Vì lẽ đó, sự việc hàng trăm trẻ ở Bắc Ninh được phát hiện nhiễm sán lợn sau khi xét nghiệm máu, khiến các bà mẹ vô cùng phẫn nộ và lo lắng.

Chị Phạm Thúy Hiền ở Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội cho biết, ba ngày qua, sau khi đọc các bài viết về những đứa trẻ dương tính với sán lợn ở Bắc Ninh chị thực sự lo lắng cho sức khỏe của con mình.

"Con tôi rất thích ăn thịt lợn. Các món ăn từ thịt lợn đều là món khoái khẩu và cháu ăn rất ngon miệng. 

Ở lớp, món thịt lợn xay sốt cà chua cũng được cháu yêu thích nhất. Nhưng ngay lúc này đây, tôi đang tự hỏi: 

Liệu rằng tôi có đang khỏe mạnh hay không? Cháu có đang nhiễm sán lợn hay loại kí sinh trùng nào không? Tôi có nên đưa con đi xét nghiệm máu hay không?", chị Hiền nói.

Những triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị nhiễm sán lợn - Ảnh 1.

Thịt lợn là loại thực phẩm quen thuộc của người Việt. (Nguồn ảnh: Báo Giao thông)

Cùng nỗi lo của chị Hiền, chị Hoàng Thu Trang - 28 tuổi (ở Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ: 

"Tôi dự định tuần này đưa con đi xét nghiệm máu xem con có nhiễm giun sán không? Tôi vẫn cho con uống thuốc tẩy giun hàng năm, nhưng thi thoảng con cũng bị ngứa ngáy nổi mẩn ngoài da, lâu lâu kêu ngứa hậu môn. Thôi thì xét nghiệm trước, phòng bệnh còn hơn để bệnh nặng rồi mới chữa".

Trẻ có dấu hiệu như thế nào thì cần xét nghiệm sán lợn?

Giải đáp cho câu hỏi: "Có nên cho trẻ đi xét nghiệm sán lợn hay không?", trên trang cá nhân của mình bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP HCM cho biết: "Thông thường chỉ những bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm kí sinh trùng như xuất hiện nổi sần, nổi cục trên da; có dấu hiệu ở não như co giật, hôn mê, yếu liệt chi và bác sĩ điều trị nghi ngờ do kí sinh trùng "chạy nhầm đường" mới cho chỉ định xét nghiệm.

Đa số khi giun sán vào cơ thể người sau một thời gian cơ thể tự thải ra, nhưng vẫn có thể xảy ra tình trạng xét nghiệm cho kết quả dương tính nhưng trong người lại không có, không còn loại giun sán nào cả".

Chính vì vậy theo bác sĩ Khanh, trẻ nhỏ hay người lớn nếu không có triệu chứng gì bất thường như kể trên thì xét nghiệm làm chỉ làm vấn đề rối thêm.

Những triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị nhiễm sán lợn - Ảnh 2.

Miếng thịt lợn này chứa rất nhiều nang sán. (Nguồn ảnh: Kênh 14)

Đồng quan điểm với bác sĩ Khanh, đại diện Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết: "Để nhận biết xem trẻ có phải mắc bệnh sán dây, có ấu trùng sán lợn trong người hay không, cần dựa vào các biểu hiện, triệu chứng bệnh như: Đi ngoài ra đốt sán, rối loạn tiêu hóa, đau bụng kéo dài…; và thực hiện các xét nghiệm. 

Trẻ nhiễm ấu trùng sán lợn sẽ được điều trị khỏi bằng các thuốc Praziquantel và Albendazole".

Nghi ngờ con nhiễm sán mẹ phải làm gì?

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, nếu mẹ nghi ngờ con ăn phải gì đó mà có thể nhiễm giun, sán lợn thì cứ uống thuốc xổ giun, tẩy giun sán chứ không nên quá lo lắng. Các loại thuốc tẩy giun sán hiện nay rất hiệu quả, an toàn và ít độc hại cho trẻ.

Còn nếu trẻ có các biểu hiện như thường xuyên rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nổi sần, cục trên da, ngứa vùng hậu môn thì cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện khám và xét nghiệm theo chỉ định của bác sĩ.

Những triệu chứng dễ nhận biết nhất khi bị nhiễm sán lợn - Ảnh 3.

Bệnh nhân nhiễm sán chó có dấu hiệu đặc trưng là ngứa da. (Nguồn ảnh: Zing)

Cách phòng bệnh sán dây và ấu trùng sán lợn

Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo, để nhiễm sán dây, sán lợn, giun và các loại kí sinh trùng khác cần thực hiện ăn chín, uống chín, ăn các thức ăn đã được nấu chín kĩ, chế biến hợp vệ sinh.

Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm. Không ăn thịt lợn tái, chưa nấu chín, nem chua sống, (nguy cơ nhiễm sán dây trưởng thành), rau sống không đảm bảo vệ sinh (nguy cơ mắc bệnh ấu trùng sán lợn).

Quản lí phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành. Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không nuôi lợn thả rông.

Người có sán trưởng thành trong ruột phải được điều trị, không phóng uế bừa bãi.

Tối nay ăn gì: Gợi ý mâm cơm gia đình an toàn giữa "bão" sán lợn và tả lợn châu Phi.Tối nay ăn gì: Gợi ý mâm cơm gia đình an toàn giữa 'bão' sán lợn và tả lợn châu Phi. Nhất định tránh xa những "đặc sản" này khi dịch tả lợn châu Phi, sán lợn đang hoành hànhNhất định tránh xa những 'đặc sản' này khi dịch tả lợn châu Phi, sán lợn đang hoành hành Phụ nữ sau sinh nên ăn gì trong "cơn bão" sán lợn, tả lợn châu Phi?Phụ nữ sau sinh nên ăn gì trong 'cơn bão' sán lợn, tả lợn châu Phi?


Tag:
chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.