Đường phố Huế bị bôi bẩn bởi sơn vẽ. (Video: Khải Tuấn).
Những năm trở lại đây, trên địa bàn TP Huế xuất hiện tình trạng bị bôi bẩn bởi phong trào graffiti ở những bức tôn vây quanh dự án, công trình xây dựng.
Theo ghi nhận của chúng tôi, ở tuyến đường Lý Thường Kiệt, Hà Nội, Nguyễn Tri Phương… dày đặc những tấm tôn rào chắn công trình bị bôi bẩn.
Dù không nhiều như ở các thành phố lớn, thế nhưng Huế cũng đang chịu hậu quả từ những hình vẽ này. Các hình vẽ to tướng đập vào mắt du khách khiến họ cảm thấy mất điểm hơn với một thành phố nên thơ như Huế.
Trò chuyện với chúng tôi, một người phụ nữ ở đường Hà Nội cho hay, từ 1-2 năm trở lại đây, bà thường thấy vài người đến khu vực này để vẽ. Họ thường đi vào buổi sáng, cũng có trường hợp vào ban đêm.
"Những tấm tôn ở đường Lý Thường Kiệt được vẽ vào năm 2018, còn ở đường Hà Nội thì được vẽ từ năm 2017", người phụ nữ này nói.
Theo quan sát, ở khu vực đường Hà Nội có khoảng 40m bị bôi bẩn bằng bởi Graffiti, đường Lý Thường Kiệt có khoảng 20m.
Ngoài tình trạng vẽ chữ, hiện tượng rác thải quảng cáo vẫn còn xuất hiện ở mảnh đất cố đô Huế. Trên một số tuyến đường như Nguyễn Huệ, Lý Thái Tổ..., nhiều mảnh giấy rao vặt xuất hiện ở các cột điện, tủ điện… Ngay cả cửa thành của kinh thành Huế cũng thành nơi dán quảng cáo rao vặt. Đây là nơi có nhiều người dân và du khách qua lại.
Cột điện đầy rao vặt quảng cáo.
Ở ngôi chùa Thiên Mụ nổi tiếng, có nhiều nơi đang bị vẽ bậy, bôi bẩn. Tại khu vực con rùa cõng tấm bia khắc bài Ngự kiến Thiên Mụ của chúa Nguyễn Phúc Chu bị chính những du khách vô ý thức khắc chữ nguệch ngoạc, chi chít những cái tên, những lời cầu nguyện mong học giỏi, tình duyên, cầu an… Bởi họ cho rằng, việc khắc chữ lên rùa đội bia sẽ được may mắn, hạnh phúc mãi trường tồn.
Xuất hiện dày đặc những câu chữ, giấy tờ thể hiện tình cảm được dán bên trong chuông. Liên quan đến vấn đề này, trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông Lê Hữu Minh – Quyền Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế cho biết, việc phát hiện, xử lý các trường hợp viết vẽ bậy của du khách tại các điểm ở di tích Huế hiện nay rất khó khăn vì lực lượng thanh tra ngành còn khá mỏng.
Từ tháng 3/2017, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch cũng đã ban hành Bộ quy tắc ứng xử đối với du khách khi đi du lịch ở Việt Nam để định hướng và nhắc nhở du khách những điều nên - không nên làm khi đặt chân đến mỗi địa danh. Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, để những quy tắc ứng xử văn minh này phát huy tác dụng trong thực tiễn, cần có sự vào cuộc tuyên truyền mạnh mẽ từ các địa phương, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch.
Đô thị 13:41 | 04/02/2020
Đô thị 13:36 | 04/02/2020
Nhà đất 11:29 | 28/11/2019
Nhà đất 14:04 | 04/10/2019
Đô thị 15:56 | 26/09/2019
Đô thị 16:21 | 25/09/2019
Đô thị 11:43 | 24/09/2019
Đô thị 11:59 | 21/09/2019