Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC ghi nhận xu hướng tăng, mức tăng không quá 200.000 đồng/lượng

Tuần qua từ 11/10 - 16/10, giá vàng trong nước chủ yếu ghi nhận xu hướng tăng. Trên thị trường thế giới, giá vàng cũng đã ghi nhận một tuần tăng liên tục.

Diễn biến giá vàng trong nước 7 ngày qua

Xem thêm: Giá vàng hôm nay 18/10

Trong tuần qua, giá vàng trong nước chủ yếu ghi nhận xu hướng tăng. Mức tăng từ 50.000 đồng/lượng đến 200.000 đồng/lượng.

Trong phiên giao dịch đầu tuần sáng thứ Hai ngày 11/10, giá vàng đồng loạt tăng 50.000 - 150.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua và bán. 

Vào sáng ngày 12/10, giá vàng đi ngang trên cả nước. Trong phiên giao dịch ngày 13/10, giá vàng SJC tăng nhẹ 50.000 đồng/lượng.

Vàng miếng SJC tiếp tục điều chỉnh tăng tại các cửa hàng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm (14/10). Đến phiên giao dịch ngày 15/10, giá vàng giữ nguyên không đổi.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Bảy (16/10), giá vàng tiếp tục đứng yên tại tất cả cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý.

Hiện tại, giá trần mua vào của vàng SJC đạt mốc 57,10 triệu đồng/lượng và giá trần bán ra có ngưỡng 57,82 triệu đồng/lượng.

Các loại vàng nữ trang khác trong sáng nay, giá vàng 24K, vàng tây 18K và vàng 14K đồng loạt đi ngang cho cả hai chiều mua và bán so với cuối phiên ngày hôm qua.

Giá vàng hôm nay 17/10: Vàng SJC ghi nhận xu hướng tăng, mức tăng không quá 200.000 đồng/lượng - Ảnh 1.

Biến động giá vàng SJC trong tuần qua. Đơn vị: 1.000 đồng/lượng. Nguồn: Doji.vn

Giá vàng thế giới trong 7 ngày qua

Giá vàng tăng nhẹ trong phiên giao dịch sáng hôm thứ Hai (11/10), tiếp tục dao động quanh mốc 1.757 USD/ounce. Với việc vàng không thể tăng giá dù báo cáo việc làm tháng 9 của Mỹ không được như kỳ vọng, các nhà phân tích đang cân nhắc về mức giá cố định của vàng.

Ông Carlo Alberto De Casa, Nhà phân tích của Kinesis Money cho biết, vàng đang chứng kiến một số “áp lực giảm giá” sau khi không thể giữ vững mức tăng vào hôm thứ Sáu (8/10).

Giá vàng tăng vào hôm thứ Ba (12/10) khi lo ngại lạm phát gia tăng đè nặng lên sự thèm muốn rủi ro của các nhà đầu tư và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm đã làm tăng thêm sức hấp dẫn của vàng không sinh lời.

Một cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu đã đe dọa triển vọng kinh tế và làm gia tăng lo ngại lạm phát, khiến một số nhà đầu tư hướng tới tài sản trú ẩn an toàn.

Vào hôm thứ Tư (13/10), giá vàng tiếp đà tăng, thúc đẩy bởi lo ngại về tác động kinh tế do giá năng lượng tăng cao và đồng USD giảm giá, khi các nhà đầu tư chuẩn bị cho dữ liệu lạm phát của Mỹ.

Giá vàng đạt mức cao nhất trong một tháng vào hôm thứ Năm (14/10), do đồng USD và lợi suất trái phiếu Mỹ giảm trong khi các nhà đầu tư đánh giá dữ liệu lạm phát mạnh mẽ có thể định hình chính sách tiền tệ.

Trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu (15/10), giá vàng quay đầu giảm khi lợi suất trái phiếu Mỹ tăng trở lại, mặc dù đồng USD giảm đã giúp đưa kim loại quý màu vàng đi đúng hướng trong tuần tốt nhất kể từ cuối tháng 8/2021.

Ông Fawad Razaqzada, Nhà phân tích của ThinkMarkets cho biết: “Kỳ vọng ngày càng tăng rằng Fed và các ngân hàng trung ương khác sẽ thắt chặt chính sách tiền tệ của họ, điều này sẽ giữ cho lợi suất được hỗ trợ và khi lợi suất tăng, vàng có xu hướng gặp khó khăn”.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.