Thừa nhận hôn nhân cùng giới cũng là thể hiện tính nhân văn của một quốc gia, cho phép tất cả mọi người đều có một mái ấm của mình.
Video tuần hành của cộng đồng LGBT ở New York:
Sự kiện mang tính lịch sử của nước Mỹ
Tháng 6 năm nay, ở New York (Mỹ), cộng đồng LGBT đã đồng loạt cùng tham gia buổi diễu hành Gay Pride được tổ chức hàng năm trong tiếng nhạc vang vọng từ bài hát "Born this way" của nữ ca sĩ Lady Gaga. Hoạt động này nhằm tưởng nhớ những người tiên phong bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT trong lịch sử nước Mỹ.
Cách đây 49 năm, vào sáng sớm 28/6/1969, bạo loạn Stonewall đã xảy ra. Đây là một chuỗi những cuộc biểu dương lực lượng một cách bạo động và tự phát chống lại một cuộc bố ráp của cảnh sát tại quán rượu Stonewall, Greenwich Village, ngoại ô thành phố New York. Sự kiện này thường được nhắc tới như là vụ việc đầu tiên trong lịch sử Mỹ, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc đấu tranh cho quyền lợi của người đồng tính ở Mỹ và trên toàn thế giới. Kể từ đó đến nay, tháng 6 được lấy làm tháng biểu trưng cho những cuộc diễu hành LGBT.
Ngày 26/6/2015, Tòa án tối cao của Mỹ đã quyết định công nhận hôn nhân đồng giới trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia này. Sự kiện này đã gây ra một chấn động lớn ở quy mô toàn cầu. Phần đông mọi người đều ủng hộ quyết định được coi là nhân văn và giàu ý nghĩa này của siêu cường số một thế giới.
Trước đó, tháng 7/2013, Tòa án tối cao của Mỹ cũng đã chính thức tuyên bố bác bỏ điều khoản số 3 với nội dung không công nhận kết hôn đồng tính ra khỏi Đạo luật Bảo vệ gia đình. Quyết định này đã nhận được rất nhiều sự ủng hộ từ nhiều người, đặc biệt là từ phía Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Sau phán quyết của Tòa án tối cao, ông đã phát biểu ngay trong chuyến thăm châu Phi: “Phán quyết này là một thắng lợi cho những cặp đã đấu tranh cho việc được đối xử công bằng trước pháp luật; cho những đứa trẻ mà việc kết hôn của cha mẹ chúng từ giờ sẽ được pháp luật thừa nhận; cho những gia đình mà giờ đây cuối cùng họ cũng đã nhận được sự bảo vệ và tôn trọng mà họ đáng được hưởng và cho những người bạn, người vận động chỉ muốn được thấy những người thân của họ được đối xử bình đẳng và đã cố gắng hết sức để có thể làm quốc gia mình thay đổi theo chiều hướng tốt lên”.
Bên cạnh đó, theo thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, từ ngày 10/02/2014, các cặp đồng tính được hưởng những quyền trước đây chỉ dành cho những người kết hôn “bình thường” như đi thăm ở trại giam, không làm chứng chống lại người có quan hệ hôn nhân trước tòa, có mặt (một cách đương nhiên) ở tang lễ của bạn đời, được xem xét giảm án tù nếu bạn đời lâm bệnh… Bên cạnh đó, những người đồng tính sẽ được hưởng trợ cấp khi có bạn đời làm trong ngành cảnh sát, cứu hỏa… hy sinh khi làm nhiệm vụ.
Cuộc cách mạng lớn mạnh trên toàn cầu
Tính tới nay đã có hơn 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thừa nhận hôn nhân đồng giới, bao gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Anh, Canada, Colombia, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Greenland, Iceland, Ireland, Luxembourg, Malta, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Bồ Đào Nha, Nam Phi, Tây Ban Nha,Thụy Điển, Uruguay, Mỹ, Áo, Đài Loan (Trung Quốc)…
Đi đầu trong các nước là Hà Lan khi Quốc hội nước này công nhận hôn nhân đồng giới với 109 phiếu thuận trên 33 phiếu chống ở Hạ viện và 49 phiếu thuận trên 26 phiếu chống ở Thượng viện tháng 12/2000. Luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2001cho phép các cặp đôi đồng giới được kết hôn, ly dị và nhận con nuôi. Quyết định này khiến cả thế giới lúc đó vô cùng sửng sốt. Cho tới nay thì Hà Lan vẫn luôn bảo vệ quyết định này và nước này vẫn luôn duy trì vị thế năm trong top 10 các quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới theo xếp hạng của World Happiness Record.
Ngày 24/5/2017, Đài Loan (Trung Quốc) trở thành một ngày đáng nhớ với người đồng tính khi cơ quan tư pháp của hòn đảo này chính thức hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Động thái này khiến Đài Loan trở thành vùng lãnh thổ đầu tiên ở châu Á công nhận hôn nhân đồng giới. Đây là kết quả của chiến dịch kéo dài trong nhiều năm của cộng đồng LGBT tại Đài Loan.
Dẫu nhiều nước đạt nhiều tiến bộ khi công nhận hôn nhân đồng giới, cộng đồng LGBT vẫn còn bị kỳ thị, phân biệt và đối mặt với bạo lực. Theo bà Jessica Stern - Lãnh đạo điều hành tổ chức OutRight International, đồng giới vẫn bị khép là một tội ở 72 quốc gia. Không từ bỏ, phong trào đấu tranh của cộng đồng LGBT trên toàn thế giới vẫn đang tiến triển tích cực và mạnh mẽ, ngay cả ở những quốc gia khắt khe nhất.
Năm 2011, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết đầu tiên công nhận quyền LGBT. Tại cuộc họp tháng 3/2012 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki - moon lúc đó đã từng kêu gọi tất cả các quốc gia trên thế giới chấm dứt nạn phân biệt đối xử và bạo lực với cộng đồng LGBT. Kể từ ngày 26/6/2014, Liên hợp quốc đã chính thức công nhận hôn nhân đồng tính của các nhân viên trên toàn thế giới. Theo đó, Liên hợp quốc đã công nhận các mối quan hệ đồng giới bao gồm "hôn nhân" và "kết hợp dân sự" của các nhân viên thuộc tổ chức này trên toàn cầu.
Quan hệ đồng giới không an toàn, ông chồng rước bệnh sùi mào gà
Người đàn ông 40 tuổi (Bắc Ninh) nổi đầy nốt sần xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn do quan hệ đồng giới ... |
LGBT không biết 3 quán cà phê đẹp, xinh, tinh tế này ở Sài Gòn thì tiếc quá!
Đều là những quán cà phê có diện tích khiêm tốn, được trang trí đơn giản nhưng điều đặc biệt là không gian yên tĩnh, ... |
Góc khuất đằng sau những bóng hồng dị biệt - Kỳ 1: Những 'nữ' nghệ sĩ không hoàn hảo
21 giờ show diễn tại bar mới bắt đầu nhưng những nghệ sĩ chuyển giới đã có mặt từ chiều để chuẩn bị. Gương mặt ... |
Chuyện tình 'yêu khẩn cấp' của cặp đồng tính nam 9X
Chẳng ồn ào cũng không quá màu mè, cặp đồng tính Lê Anh và Thành Tín vẫn khiến cộng đồng mạng phát hờn vì câu chuyện ... |
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019