Hành trình tìm lại chính mình của người tị nạn chuyển giới ở Hy Lạp

Những người chuyển giới tị nạn đầu tiên ở Hy Lạp đã được một tòa án phán quyết đồng ý cho phép xác định lại giới tính. Đây được coi là quyết định mang tính đột phá, giúp người chuyển giới bắt đầu một cuộc sống mới tốt đẹp hơn ở Hy Lạp.

Natasha là một phụ nữ chuyển giới, một người tị nạn Pakistan ở Hy Lạp. Cô cũng là phụ nữ chuyển giới tị nạn đầu tiên nộp đơn xin sửa lại nhận dạng giới tính tại Hy Lạp. Natasha cho biết, cô quyết định tìm lại chính mình khi gần đây, luật pháp Hy Lạp cho phép sửa đổi giới tính và tên trong các giấy tờ tùy thân.

Gabi, một phụ nữ chuyển giới người Tunisia ngồi ngay cạnh và nắm tay Natasha. Gabi cũng là phụ nữ chuyển giới tị nạn ở Hy Lạp. Khi Natasha quyết định nộp đơn sửa đổi giới tính, Gabi rất hoài nghi. Cô không chắc mình có muốn làm điều tương tự như Natasha hay không. Bây giờ, Gabi biết chắc mình nên làm gì.

"Tôi quyết định từ bỏ tất cả để đến Hy Lạp. Tôi gặp nhiều vấn đề rắc rối vì giới tính và tên thật của mình. Tôi không thể sống với cái tên và giới tính ấy. Tôi cần phải thay đổi", Gabi nói với phóng viên tờ DW (Đức).

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap
Natasha là phụ nữ chuyển giới tị nạn đầu tiên nộp đơn xin sửa lại nhận dạng giới tính tại Hy Lạp.

Quyết định đến Hy Lạp không dễ dàng với Gabi. Ở Tunisia, cô phải đối mặt với sự quấy rối diễn ra hàng ngày. Gabi bỏ học giữa chừng vì giáo viên và bạn bè luôn lấy cô làm trò đùa. Cô không được các thành viên trong gia đình chấp nhận. Gabi bỏ nhà đi năm 18 tuổi.

"Một lần, khi tôi đang ngồi trong xe taxi, nhân viên cảnh sát dừng xe và yêu cầu kiểm tra chứng minh nhân dân. Khi đọc phần giới tính "nam" ghi trên giấy tờ tùy thân, nhân viên cảnh sát đã bắt tôi. Tôi bị giam giữ, đánh đập và tra tấn trong bảy ngày. Tôi bị kết án một năm tù giam. Với sự giúp đỡ của mẹ, tôi đã được giảm án xuống còn hai tháng", Gabi kể lại.

Sau khi được trả tự do, Gabi quyết định đến Thổ Nhĩ Kỳ. Cô yêu thích cuộc sống ở Thổ Nhĩ Kỳ nhưng ở đây, cô cũng phải đối mặt với hành vi quấy rối và lạm dụng tình dục.

"Đến Hy Lạp là quyết định khó khăn nhất mà tôi phải lựa chọn. Một ngày, tôi tự hỏi mình sẽ tiếp tục cuộc sống như hiện tại hay sống cuộc sống mà mình thực sự mong muốn. Tôi quyết định từ bỏ tất cả để đến Hy Lạp", Gabi nói tiếp.

Gabi đến đảo Lesbos và được đưa đến Moira. Một vài người tị nạn biết cô là phụ nữ chuyển giới nên đã tổ chức biểu tình và đe dọa cô. Cảnh sát đã giải cứu Gabi và đưa cô đến sống tại khu vực do Cơ quan tị nạn của Liên Hợp quốc cung cấp. 5 tháng sau, Gabi chuyển đến Thessaloniki.

Natasha chạy trốn khỏi Pakistan vào năm 2015 sau khi liên tục phải đối mặt với nạn lạm dụng và quấy rối tình dục. Cô ở lại Thổ Nhĩ Kỳ vài tháng trước khi đến Hy Lạp. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, Natasha kiếm sống bằng nghề may. "Tôi sống ở Istanbul. Khi ra ngoài đường, mọi người lạm dụng, đánh đập, lấy trộm giấy tờ tùy thân của tôi. Tôi quyết định chạy trốn sang Hy Lạp", Natasha nói.

Khi đến Hy Lạp, Natasha làm việc cho một nông dân ở Skala Lakonias để kiếm tiền cho hành trình tiếp theo. Tuy nhiên, người nông dân từ chối trả tiền cho cô.

Cuối cùng, Natasha rời trang trại đến Idomeni, gần biên giới Hy Lạp-Macedonia. Cô đã sống trong trạng thái lo lắng kéo dài cho đến khi gặp một tình nguyện viên người Tây Ban Nha và một bác sĩ tâm thần người Hy Lạp giúp cô đến Thessaloniki.

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap
Gabi nói rằng, cô lạc quan về tương lai của mình ở Hy Lạp.

"Cuối cùng, tôi đã được là chính mình"

Quyết định của tòa án công nhận lại giới tính cho Natasha được đánh giá là bước đột phá về nhân quyền. Aikaterini Georgiadou, luật sư của Liên đoàn Luật sư Hy Lạp, người đại diện pháp lý cho Natasha cho rằng, quyết định này có thể tác động đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Đối với Natasha, quyết định sẽ giúp cô thay đổi cuộc sống. Cô có thể tự do thể hiện bản thân mình với xã hội. "Tôi thực sự hạnh phúc. Tôi không còn sợ nữa. Cuối cùng, tôi đã được là chính mình", Natasha nói.

Cả Gabi và Natasha hiện định cư tại Thessaloniki - nơi họ cảm thấy an toàn và được cộng đồng chào đón. Cả hai đều là thành viên tích cực của Eclipse - một tổ chức do người dân địa phương và người tị nạn thành lập nhằm cung cấp, hỗ trợ cho người tị nạn thuộc cộng đồng LGBT.

"Bây giờ, tôi đã có Eclipse. Đó là một nơi an toàn, đặc biệt đối với những người chuyển giới”, Natasha chia sẻ. "Mọi người ở Eclipse làm bất cứ điều gì mà họ có thể để chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và thoải mái", Gabi nói thêm.

XEM THÊM

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap Bắt xe khách từ Sài Gòn ra Hà Nội đăng ký thi Nữ hoàng chuyển giới 2018

Tây Hà gây chú ý khi đã đi xe khách từ TPHCM ra Hà Nội để đăng ký dự thi Nữ hoàng chuyển giới 2018. ...

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap Sao chuyển giới Harisu bị dị nghị vì ngoại hình ngày càng giống búp bê

Ngôi sao xứ Hàn bị nhiều trêu chọc, đả kích rằng đã 'dao kéo' để cải thiện nhan sắc.

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap Nạn tấn công tình dục lan sang người chuyển giới Ấn Độ

Tấn công tình dục là vấn nạn làm nhức nhối xã hội Ấn Độ từ nhiều năm nay đang lan sang cả cộng đồng...

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap Câu chuyện hi hữu: Người đồng tính biểu tình chống... người chuyển giới

Những gì vừa diễn ra tại thành phố London đã tạo ra một làn sóng tranh cãi dữ dội trong cộng đồng LGBT (đồng tính, ...

hanh trinh tim lai chinh minh cua nguoi ti nan chuyen gioi o hy lap Những góc khuất bí ẩn về nạn cưỡng hiếp phụ nữ chuyển giới ở Ấn Độ

"Khi một người phụ nữ chuyển giới bị cưỡng hiếp ở đất nước này, họ sẽ chế giễu rằng cô ấy không có bộ phận ...

chọn
Chuyên gia: Vàng tăng mạnh nhưng cũng không là gì so với đà tăng của giá bất động sản
TS. Lê Xuân Nghĩa cho biết từ năm 1990 đến nay, giá vàng tại Việt Nam tăng khoảng 30 lần nhưng giá bất động sản đã tăng khoảng 100 – 400 lần.