Những góc khuất bí ẩn về nạn cưỡng hiếp phụ nữ chuyển giới ở Ấn Độ

"Khi một người phụ nữ chuyển giới bị cưỡng hiếp ở đất nước này, họ sẽ chế giễu rằng cô ấy không có bộ phận sinh dục để tấn công tình dục và sau đó là một loạt những bất công khác”

Ấn Độ từ lâu đã phải "vật lộn" với nạn hiếp dâm. Theo một cuộc thăm dò của các chuyên gia quốc tế gần đây, đất nước này đã bị xếp hạng là nơi nguy hiểm nhất thế giới đối phụ nữ, bởi họ nguy cơ cao bị bạo lực tình dục. Làn sóng phản đối bạo lực với phụ nữ lan rộng khắp Ấn Độ đặc biệt là sau khi một học sinh bị cưỡng hiếp ở Delhi vào năm 2012. Tuy nhiên, nhiều người chuyển giới ở Ấn Độ cảm thấy tội ác vẫn đang rình rập họ vẫn ẩn chứa trong "bóng tối".

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do
Những phụ nữ chuyển giới ở Ấn Độ đang bị đe dọa bởi nạn tấn công tình dục. (Ảnh: AFP)

Trong một cuộc hành hương đến ngôi đền Hồi giáo ở bang Rajasthan, Khushi - một người phụ nữ chuyển giới ở Ấn Độ bị bắt và đưa đến đồn cảnh sát. Ở đó, cô bị đánh đập và cưỡng hiếp. Cô đã khiếu nại các cơ quan có thẩm quyền và phải mất hơn 4 năm để tìm kiếm công lý.

Khushi cho biết: “Người dân Ấn Độ đã thể hiện sự phẫn nộ mỗi khi có trường hợp bị cưỡng hiếp. Nhưng chúng không phải dành cho những người chuyển giới như tôi. Khi một người phụ nữ chuyển giới bị cưỡng hiếp ở đất nước này, cảnh sát sẽ chế giễu rằng cô ấy không có bộ phận sinh dục để tấn công tình dục và sau đó là một loạt những bất công khác”.

Bốn phụ nữ bị hiếp dâm mỗi giờ ở Ấn Độ

Theo số liệu thống kê mới nhất của Chính phủ Ấn Độ, từ năm 2012 đến năm 2016, trên cả nước có 170.000 phụ nữ bị cưỡng hiếp. Đồng nghĩa, mỗi giờ có 4 phụ nữ bị tấn công tình dục.

Vụ việc đau lòng nhất là trường hợp của một phụ nữ 23 tuổi ở Delhi bị cưỡng hiếp bởi sáu người đàn ông. Sau đó họ ném cô ra khỏi xe buýt. Hai tuần sau vụ tấn công, cô gái này đã tử vong.

Vào tháng 4, Chính phủ Ấn Độ đã thông qua sắc lệnh cho phép tử hình những người bị kết án hãm hiếp các bé gái dưới 12 tuổi. Mặc dù vậy, vấn nạn tấn công tình dục với phụ nữ chuyển giới vẫn chưa được quan tâm đúng mức.

“Trong dự luật năm 2016, Chính phủ còn không định nghĩa cưỡng hiếp là một hành vi phạm tội. Theo luật pháp Ấn Độ, vấn đề bạo lực tình dục hầu như không được giải quyết cho những người chuyển giới”, Santa Khurai, thư ký của Hiệp hội Manipur Nupi Mannbi, một tổ chức phi lợi nhuận của cộng đồng LGBT ở bang Manipur nói. Đồng thời cô cũng là một phụ nữ chuyển giới.

Chính phủ Ấn Độ không công bố số liệu thống kê hàng năm về tội ác chống lại người chuyển giới. Các dữ liệu này thường được các tổ chức phi chính phủ thu thập. Một cuộc khảo sát vào năm ngoái cho thấy, 40% người chuyển giới ở Ấn Độ phải đối mặt với vấn nạn bị lạm dụng tình dục trước khi họ bước sang tuổi 18.

Trung tâm Tài nguyên Y tế Swasti, một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Bangalore đã phỏng vấn 2.169 người chuyển giới ở ba bang là Maharashtra, Tamil Nadu và Karnataka. Nghiên cứu kết luận rằng lạm dụng tình dục ở người chuyển giới bắt đầu sớm nhất là 5 tuổi.

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do
(Ảnh: AFP)

Những tiếng kêu cứu vô vọng

Trở lại với trường hợp của Khushi, khi cô tố cáo hành vi tấn công tình dục của ba cảnh sát, các nhà chức trách đã từ chối tin vào câu chuyện khủng khiếp ấy.

Khushi kể: “Mặc cho tôi cầu xin, ba người trong số họ thay phiên cưỡng hiếp. Trong khi đó, viên cảnh sát thứ tư đã quay lại cảnh ấy bằng điện thoại. Cuộc tấn công chỉ dừng lại khi một nữ cảnh sát nghe thấy tiếng khóc của tôi và chạy đến yêu cầu mở cửa”.

Khushi bị tạm giữ trong 4 ngày sau vụ tấn công và không có bất kì hỗ trợ nào về y tế. Hai ngày sau khi được thả về, cô đã gửi khiếu nại đến các cơ quan chức năng. Một trong số những viên cảnh sát hãm hiếp cô đã bị đình chỉ, còn 3 người khác bị điều chuyển đi nơi khác. Tuy nhiên, không hề có một mức án nào cho họ.

Đây không phải là trường hợp duy nhất. Vyjayanti Vasanta Mogli - một phụ nữ chuyển giới đồng thời là thành viên sáng lập của tập đoàn Telangana Hijra Intersex Transgender Samiti ở Hyderabad chia sẻ: “Vài năm trước, tôi đã gặp trường hợp một phụ nữ chuyển giới bị cưỡng hiếp bởi một người lính. Hắn ta còn định ném cô ấy ra khỏi xe đang chạy. Khi người phụ nữ này la hét để tìm kiếm sự giúp đỡ, nhân viên đã dừng xe và dùng cành cây đánh vào mặt cô”.

Mogli cho biết thêm, các nạn nhân chuyển giới phải chịu đựng trong im lặng vì các cơ quan chức năng từ chối khiếu nại hành vi tấn công tình dục đối với họ.

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do
Neha Munde, 28 tuổi, bị giam giữ và tấn công tình dục trong hai năm. (Ảnh: Puja Changoiwala)

Năm 2013, trường hợp của Neha Munde, 28 tuổi, là phụ nữ chuyển giới sống ở Mumbai bị bắt cóc khi đang trên đường đến thăm một người bạn. Họ đưa cô đến một căn hộ và giam giữ trong vòng 2 năm.

“Không ngày nào tôi không bị tấn công tình dục. Chúng hãm hiếp tôi vào nhiều thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí còn rủ bạn bè tham gia. Phải mất hai năm tôi mới trốn thoát được khỏi địa ngục đó”, cô kể.

Munde cho biết, gia đình không hề tìm kiếm suốt 2 năm cô mất tích. Vào năm 2016, cô lại tiếp tục bị hãm hiếp bởi những người đàn ông tương tự. Những tiếng kêu cứu của cô đến cơ quan chức năng chỉ được đáp lại bằng sự thờ ơ.

Cô nói: “Cuối cùng, với sự giúp đỡ của Ủy ban Nhân quyền Quốc gia Ấn Độ, một đơn khiếu nại chính thức đã được nộp vào đầu năm nay”.

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do
Salman Khan điều hành Kinnar Maa Trust giúp cộng đồng người chuyển giới. (Ảnh: Puja Changoiwala)

Salma Khan, một người phụ nữ chuyển giới và là chủ tịch của tổ chức phi chính phủ tại Mumbai, Kinnar Maa Trust nói rằng: Người chuyển giới Ấn Độ thường bị chế nhạo và bắt nạt trong các trường học. Thậm chí họ còn bị tước đoạt cơ hội việc làm. Bạo lực tình dục tràn lan và luật pháp thờ ơ trên bi kịch của họ.

“Luật pháp cần phải tăng cường để chống bạo lực tình dục với người chuyển giới. Nhưng quan trọng hơn, xã hội Ấn Độ cần phải ngưng kì thị, đối xử công bằng với những người như chúng tôi”, Khan nói.

Vượt qua mọi khó khăn, Khushi quyết tâm đưa những kẻ gây ra tội ác ra ánh sáng công lí. Đến tận bây giờ những hình ảnh khủng khiếp đêm ấy vẫn ám ảnh cô từng giây, từng phút.

XEM THÊM

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do Hành trình chuyển giới – chặng đường đầy gai nhọn trước khi chạm đến cánh hoa hồng

Không ít người đã rơi nước mắt khi lắng nghe những góc khuất đằng sau hành trình lột xác đầy đau đớn của người chuyển ...

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do Đại học dành cho nữ ở Nhật chấp nhận sinh viên chuyển giới

Từ năm 2020, Đại học Ochanomizu sẽ bắt đầu nhận những sinh viên chuyển giới từ nam thành nữ.

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do Ngắm cặp đôi đồng tính nữ huyền thoại đầu thế kỷ 20

Câu chuyện về cặp đôi đồng tính Flanner - Solita được coi là một biểu tượng kinh điển cho tình yêu của người đồng giới ...

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do Ca sĩ chuyển giới Tâm Thảo: 'Đến bây giờ tôi vẫn bị ám ảnh vì bị bạn chặn đường chọc ghẹo nói pê đê'

Ca sĩ chuyển giới Tâm Thảo bộc bạch về những năm tháng tuổi thơ đầy nước mắt và hành trình khó khăn để thực hiện ...

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do Những vũ công chuyển giới chuyên nghiệp đầu tiên ở Ấn Độ

Khi nhiều người ở Mumbai vội vã trở về nhà sau một ngày làm việc căng thẳng, Paras Thakur tiếp tục di chuyển chặng đường ...

nhung goc khuat bi an ve nan cuong hiep phu nu chuyen gioi o an do Hành trình cậu bé Bến Tre trở thành người phụ nữ tài sắc

Le Mia (TP HCM) học từ những điều đơn giản nhất như bước đi sao cho uyển chuyển, nữ tính trước chồng và mềm mỏng ...

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.