(Ảnh: Siêu thị sức khỏe) |
Chúng ta thường biết nhiều đến vitamin A, B, C, D, E mà ít để ý đến vitamin K. Vai trò của vitamin K với quá trình đông máu được biết đến từ lâu, tuy nhiên một số chức năng quan trong khác gần đây mới được phát hiện, trong đó có vai trò khoáng hóa xương và bảo vệ hệ tim mạch, chống oxy hóa…
Lượng vitamin K mà cơ thể chúng ta nhận được hàng ngày, một phần là do vi khuẩn trong đường tiêu hóa tổng hợp, phần khác được cung cấp từ thức ăn. Do vậy, hàm lượng vitamin K trong cơ thể phụ thuộc rất nhiều vào sự hoạt động bình thường hay không của hệ tiêu hóa của mỗi người.
(Ảnh: Daily Healthy Food Tips) |
Các nguyên nhân phổ biến gây thiếu vitamin K
Dinh dưỡng kém là một trong số những yếu tố góp phần gây ra tình trạng thiếu vitamin K. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần gây ra tình trạng này là do:
- Bệnh gan gây trở ngại với hấp thụ vitamin K
- Uống thuốc như kháng sinh, thuốc giảm cholesterol và aspirin.
- Lượng vitamin K rất thấp trong sữa mẹ, trẻ bú ít là các nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh.
- Bệnh Crohn, viêm loét đại tràng, bệnh celiac và các điều kiện khác mà cản trở hấp thu chất dinh dưỡng
Các triệu chứng thiếu vitamin K có thể bao gồm:
|
- Dễ bầm tím
- Xuất huyết đường tiêu hóa
- Chảy máu mũi (chảy máu cam)
- Ra máu nặng trong chu kỳ kinh nguyệt
- Có máu trong nước tiểu
Khi thiếu vitamin K, cơ thể sẽ lâm vào tình trạng khẩn cấp và chỉ có thế tiếp tục duy trì các chức năng quan trọng cần cho sự sống. Hậu quả là các chức năng khác, ít quan trọng hơn của cơ thể sẽ bị chậm lại, khiến cơ thể dễ xuất hiện tình trạng yếu xương, phát triển ung thư và các vấn đề về tim mạch hơn.
Khi bị thiếu Vitamin K sẽ dẫn tới nhiều hậu quả sau:
Máu khó đông
Mỗi khi bạn đứt tay, máu chảy ra một lúc thì đông lại và ngừng chảy, đó là do có sự tham gia của vitamin K với vai trò giúp cầm máu nhanh chóng. Do đó, nếu cơ thể bạn thiếu loại vitamin hữu ích này thì mỗi khi gặp vết thường hở máu sẽ chảy không ngừng dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngoài ra, khi thiếu hụt vitamin K nặng còn dẫn đến các triệu chứng liên quan đến máu khó đông như chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, chảy máu đáy mắt, rong kinh… Trong trường hợp nặng có thể sẽ chảy máu đường tiêu hóa hoặc có máu trong nước tiểu.
Thiếu vitamin K sẽ dễ dẫn đến tình trạng máu khó đông. (Ảnh: Báo mới) |
Loãng xương
Vitamin K đóng vai trò rất quan trọng trong việc cải thiện mật độ xương của cơ thể. Một khi cơ thể thiếu vitamin K sẽ hạn chế quá trình chuyển hóa canxi nên dễ dẫn đến tình trạng loãng xương.
Đặc biệt, nếu đang trong giai đoạn dậy thì mà bạn thiếu hụt vitamin K thì chiều cao sẽ phát triển rất hạn chế và nguy cơ loãng xương ở tuổi trưởng thành sẽ tăng cao hơn.
Bệnh tim mạch, đột quỵ
Vitamin K tham gia tích cực vào quá trình ức chế khả năng canxi hóa các thành mạch máu. Vì thế, nếu thiếu hụt vitamin K sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng quá nhiều canxi từ đó gây xơ cứng động mạch, nặng hơn có thể gây vôi hóa động mạch chủ. Đây đều là những nguy cơ tiềm ẩm dễ dẫn đến những cơn đau tim và đột quỵ bất ngờ.
Bệnh thận mãn tính
Một nghiên cứu về tình trạng vitamin K ở những người bị suy thận cho thấy, tỷ lệ thiếu vitamin K ở những người bị suy thận rất cao, cho thấy, thiếu loại vitamin này có thể là lý do dẫn đến bệnh thận.
Bệnh Alzheimer
Vitamin chắc chắn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tổng thể con người bao gồm cả não. Các nhà khoa học đã đưa ra giải thiết về sự thiếu hụt vitamin K có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.
(Ảnh: Cao tuổi) |
Nhu cầu khuyến nghị vitamin K sẽ phụ thuộc vào tuổi, giới và một số yếu tố khác như tình trạng mang thai, cho con bú, hoặc mắc bệnh. Dưới đây là khuyến cáo mới nhất của Viện Dinh dưỡng quốc gia năm 2016 dành cho người Việt Nam:
Thiếu vitamin K có thể được ngăn ngừa bằng cách thực hiện một chế độ ăn uống thích hợp. Một chế độ ăn uống với các thực phẩm chứa nhiều vitamin K như: rau xanh, trứng và đậu tương.
Nếu phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, bạn nên tránh bổ sung vitamin K qua thực phẩm chức năng có liều cao hơn nhu cầu khuyến nghị hàng ngày. Nếu bạn đã từng bị đột quỵ, ngừng tim hoặc dễ bị đông máu, thì bạn không nên uống bổ sung vitamin K mà không hỏi ý kiến bác sỹ.
Bổ sung vitamin K đúng và đầy đủ để tránh bị thiếu hụt và đảm bảo sức khỏe. (Ảnh: Bác sĩ tim mạch) |
Nếu bạn đang sử dụng kháng sinh trên 10 ngày, thì cần phải tăng hàm lượng vitamin K nạp vào qua chế độ ăn vì kháng sinh có thể tiêu diệt các loại vi khuẩn đường ruột và từ đó, gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu vitamin K của cơ thể.
Ngoài ra, nếu đang sử dụng các loại thuốc làm giảm lượng chất béo hoặc cholesterol trong cơ thể thì cũng có thể sẽ làm giảm hàm lượng các vitamin tan trong dầu mà cơ thể hấp thu, trong đó có vitamin K.
Hiểu đúng về việc bổ sung một số loại vitamin thiết yếu cho cơ thể | |
Vitamin B3 ngăn ngừa sẩy thai và dị tật bẩm sinh? | |
Cho trẻ uống nhiều vitamin D có thể bị ngộ độc |
Lối sống 15:00 | 26/08/2018
Lối sống 13:05 | 03/07/2018
Lối sống 04:41 | 18/06/2018
Lối sống 01:30 | 17/06/2018
Lối sống 07:18 | 08/06/2018
Lối sống 08:53 | 01/06/2018
Lối sống 04:18 | 01/06/2018
Lối sống 01:00 | 23/05/2018