Ảnh minh họa. |
Việc mua hàng trả góp tại một cửa hàng là việc người mua ký kết một hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính có điểm giới thiệu dịch vụ tại cửa hàng đó.
Khi mua hàng trả góp, người mua đã thiết lập hợp đồng mua hàng trả góp với công ty tài chính, trong đó quy định về nghĩa vụ phải trả tiền (gồm trả nợ gốc và lãi) theo nhiều kỳ hạn cho tới khi thanh toán xong.
Thông thường các hợp đồng cho vay mua hàng trả góp quy định trả tiền định kỳ theo tháng.
Ảnh minh họa. |
Theo Luật sửa đổi một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014, sự cố máy bay là vụ việc làm ảnh hưởng hoặc có khả năng làm ảnh hưởng đến an toàn khai thác bay nhưng chưa phải là tai nạn.
Tai nạn trong luật này được hiểu là sự việc có người chết hoặc bị thương nặng do bị tác động trực tiếp của bất kỳ bộ phận nào của máy bay; hoặc máy bay bị tổn hại làm ảnh hưởng xấu đến độ bền của kết cấu, tính năng dẫn đến phải sửa chữa lớn hoặc thay thế bộ phận bị hỏng; hay máy bay bị mất tích hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được.
Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng được hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 75/2007/NĐ-CP về điều tra sự cố, tai nạn máy bay dân dụng, theo đó:
Ủy ban điều tra tai nạn máy bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm đại điện Bộ Giao thông vận tải là Chủ tịch, đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.
Bộ Giao thông vận tải thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay hoặc tổ chức điều tra theo cách thức phù hợp với mức độ, tính chất của sự cố, tai nạn đó. Trong trường hợp cần thiết thành lập cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay, Bộ Giao thông vận tải có thể mời đại diện các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra tai nạn.
Ủy ban điều tra tai nạn máy bay do Thủ tướng Chính phủ thành lập hoặc cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay do Bộ Giao thông vận tải thành lập (sau đây gọi là cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay) có quyền trưng dụng người có đủ năng lực, trình độ của các tổ chức của Việt Nam sau đây để phục vụ hoạt động điều tra sự cố, tai nạn máy bay:
a) Người khai thác máy bay;
b) Cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu;
c) Cơ sở thiết kế, sản xuất, bảo dưỡng và thử nghiệm máy bay;
d) Tổ chức xã hội nghề nghiệp về hàng không.
Cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay được bố trí nơi làm việc thích hợp gần khu vực hiện trường xảy ra sự cố hoặc tai nạn máy bay; được trang bị phương tiện đi - lại, trang bị, thiết bị cần thiết phục vụ cho việc điều tra sự cố hoặc tai nạn máy bay. Nơi làm việc do cơ quan điều tra sự cố, tai nạn máy bay quyết định tuỳ thuộc vào từng vụ việc cụ thể.
Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm lưu giữ hồ sơ điều tra tai nạn, sự cố máy bay sau khi kết thúc việc điều tra sự cố hoặc tai nạn máy bay.
Lực lượng CSGT đội 15 đang tích cực thu dọn bùn đất rơi vãi xuống đường |
Theo Điều 20 Nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông như sau:
“1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;
b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;
c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.
5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Điều này còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải khắc phục vi phạm, thu dọn vật liệu, rác, chất phế thải và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường”.
Như vậy, căn cứ vào Khoản 2 và Khoản 6 điều luật trên, người điều khiển phương tiện chở vật liệu xây dựng không che phủ, để cho vật liệu rơi vãi xuống đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Ngoài ra, người điều khiển phương tiện vi phạm như trên còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc phải khắc phục vi phạm, thu dọn vật liệu, rác, chất phế thải và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra; nếu gây ô nhiễm môi trường phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.
Ảnh minh họa. |
Căn cứ theo Điều 49 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định về hưởng trợ cấp hằng tháng của người người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên:
“a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;
b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó”.
Điều 43 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động như sau:
“Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này”.
Khoản 1 Điều 46 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định: “1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần".
Hỏi đáp pháp luật: Chú trọng gọi nhập ngũ người đã tốt nghiệp đại học, xin Phiếu lý lịch tư pháp
Hỏi đáp pháp luật ngày 4/12 có những vấn đề nổi bật sau: Phiếu lý lịch tư pháp làm ở đâu; Đánh bài ăn tiền ... |
Hỏi đáp pháp luật: Không đứng tên trong sổ đỏ có được chia nhà khi ly hôn, 'phe vé' có thể bị xử lý thế nào?
Hỏi đáp pháp luật ngày 3/12 có những vấn đề nổi bật sau: Xe tập lái gây tai nạn, ai có trách nhiệm bồi thường; ... |
Lái xe tập lái gây tai nạn, ai có trách nhiệm bồi thường?
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được ... |