Hơn 50 công ty đã ‘tháo chạy’ khỏi Trung Quốc vì chiến tranh thương mại

Trung Quốc đang nỗ lực để níu chân các doanh nghiệp nước ngoài trước cuộc khủng hoảng thương mại ngày một leo thang.

Các công ty lần lượt rời bỏ Trung Quốc

68549564_474854839740571_7227805960549433344_n

Các công ty lần lượt rời bỏ Trung Quốc. (Ảnh: Nikkei).

Theo nghiên cứu của nhật báo Nikkei, trong gần một năm cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung nổ ra, đã có hơn 50 công ty nước ngoài, bao gồm cả Apple và Nintendo đã rời bỏ hoặc đang lên kế hoạch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc.

Và không chỉ các công ty nước ngoài, các nhà sản xuất của Trung Quốc ở các ngành như sản xuất máy tính cá nhân, điện thoại thông minh, và các thiết bị điện tử khác cũng tính đến việc chuyển sang nước khác để tránh thuế quan.

Kiyofumi Kakudo, Giám đốc điều hành của hãng sản xuất máy tính Dynabook, cho biết: "Chúng tôi cần các kế hoạch chắc chắn để tránh rủi ro về thuế quan, và đủ điều kiện mua sắm linh kiện từ các công ty của Mỹ". Dynabook - công ty con của Sharp, đang xem xét kế hoạch di dời mảng sản xuất máy tính xách tay của mình sang Việt Nam.

67153370_661643897683925_6861960487362363392_n

Danh sách các công ty lớn "tháo chạy" khỏi Trung Quốc, sang các nước khác sản xuất. (Nguồn: Nikkei).

Trước đó, Dynabook sản xuất gần như tất cả các máy tính xách tay của mình ở Trung Quốc, chủ yếu tại một nhà máy ở Hàng Châu, cách Thượng Hải 175 km về phía Tây Nam.

"Chúng tôi không thể biết trước điều gì sẽ xảy ra, và xảy ra khi nào", vị giám đốc điều hành bày tỏ lo ngại về tương lai không chắc chắn của cuộc chiến thương mại.

Trong khi đó, Apple, một công ty có khối lượng sản xuất hàng đầu Trung Quốc, đã kêu gọi các nhà cung cấp lớn xem xét chuyển từ 15% - 30% sản lượng iPhone ra khỏi Trung Quốc.

Apple cũng đã bắt đầu sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây AirPod nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Các thử nghiệm như vậy thường là tiền đề để tiến hành sản xuất hàng loạt, tờ Nikkei nhận định.

Các nhà sản xuất máy tính cá nhân của Mỹ như HP, Dell cũng đang nghĩ tới việc chuyển 30% lượng máy tính sản xuất của họ ở Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á khác.

Nintendo, hãng sản xuất đồ chơi của Nhật Bản, cũng cho biết sẽ chuyển một phần dây truyền sản xuất trò chơi Nintendo Switch của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Trung Quốc đang "mở" hơn

67448009_458844368229392_1510526468856217600_n

4 đợt áp thuế lớn của Mỹ vào hàng hóa Trung Quốc. (Nguồn: USTR).

Những động thái này của các công ty đa quốc gia đã khiến chính phủ Trung Quốc không khỏi lo ngại. Việc các công ty nước ngoài lần lượt rời đi sẽ khiến tình trạng việc làm và tiêu dùng của Trung Quốc gặp khó khăn.

Để giảm thiểu thiệt hại, Trung Quốc đang trải thảm đỏ cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Tesla, nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ luôn hưởng ứng đi đầu trong những chính sách của chính phủ Trung Quốc. Công ty đang chuyển các thiết bị mới của mình vào một nhà máy được xây dựng ở ngoại ô Thượng Hải, nơi chỉ nửa năm trước nó đã được khởi công.

Tesla cũng đang bắt đầu tuyển dụng công nhân và cho biết công việc sản xuất sẽ bắt đầu sớm nhất là vào tháng tới.

Tesla được cho là đã thỏa thuận được mức chiết khấu với chính quyền địa phương, đồng thời nhận được khoản vay hỗ trợ với lãi suất thấp.

Trung Quốc cũng đã dần mở cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài kể từ năm 2018, khi căng thẳng thương mại với Mỹ ngày càng sâu sắc.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, bất chấp căng thẳng leo thang, trong nửa đầu năm ngoái, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên 3,5% ở mức khoảng 70,7 tỉ USD.

Cuối tháng 6 vừa qua, Trung Quốc cũng tuyên bố, họ sẽ giảm bớt các hạn chế đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong 7 lĩnh vực, bao gồm cả dầu khí. Họ cũng đang xem xét để tạo độ mở hơn nữa trong lĩnh vực tài chính.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày càng tỏ ra quan tâm tới tình hình khó khăn. Quốc Hội Trung Quốc đã quyết định thành lập một ủy ban để đề ra các biện pháp, và kế hoạch tuyển dụng, đào tạo nghề khác cho lao động từ nguồn tiền bảo hiểm nhà nước.

Liệu những điều này có đủ bù đắp tác động của cuộc chiến thương mại hay không, câu trả lời đến giờ vẫn chưa rõ ràng.

Doanh nghiệp nói gì?

Tại nhà máy chính của UE Furniture, cách Thượng Hải khoảng 200 km về phía Tây, các nhân viên kết thúc ngày làm việc vào lúc 4h30.

"Chúng tôi không còn làm thêm giờ vì ảnh hưởng của thuế quan", một nhân viên nói, tương tự các câu trả lời khác. UE Furniture đã quyết định thành lập các cơ sở sản xuất mới tại Việt Nam để tránh thuế quan của Mỹ.

Đến nay, công ty có vẻ như sẽ không cắt giảm lao động ở Trung Quốc, nhưng nhiều người phải đối mặt với mức thu nhập giảm đi, vì giờ công làm việc nay đã ít hơn trước.

67497663_399324054026703_7967868463903408128_n

Các nước Đông Nam Á hiện đang là điểm đến hấp dẫn cho doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là Việt Nam. (Ảnh: Nikkei).

Tranh chấp thương mại đang bắt đầu tác động tới dòng vốn và hàng hóa. Trong 5 tháng đầu năm nay, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 12% về giá trị. Trong khi đó, những sản phẩm từ Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan xuất sang thị trường Mỹ lại có mức tăng hai con số.

Nhiều công ty đã được cảnh báo về một cuộc chiến thương mại có thể kéo dài nên đang lên các kế hoạch để đảm bảo duy trì được sản xuất kinh doanh.

Nhiều công ty sẽ vẫn giữ các nhà máy hoạt động để phục vị thị trường nội địa Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng xây dựng các nhà máy ở bên ngoài để phục vụ các thị trường khác. Các doanh nghiệp gọi đây là "chuỗi cung ứng kép" và kế hoạch này đã làm tăng chi phí của họ.

Ngoài chi phí cao hơn, các công ty có thể sẽ phải đối mặt với năng lực dư thừa trong nền kinh tế thế giới bị chia cắt.

Yuji Miura, một nhà kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Nhật Bản, cho biết: "Khả năng thị trường thế giới phân chia thành Trung Quốc và ngoài Trung Quốc đang tăng lên".

Quanta Computer, nhà sản xuất PC hợp đồng của Đài Loan, bao gồm MacBook của Apple, đang lên kế hoạch để chuyển một số hoạt động từ Đại lục về Đài Loan.

Tuy nhiên, các cuộc đàm phán với các nhà cung cấp liên quan về chi phí di dời dự kiến sẽ rất khó khăn. "Quanta không thể đủ khả năng chi trả vì lợi nhuận hiện nay đã rất thấp rồi", Giám đốc điều hành, Barry Lam nói.

Một nhà sản xuất máy móc của Nhật chuyên xuất khẩu sang Mỹ, đã chuyển dây chuyền từ Trung Quốc qua một nước Đông Nam Á khác. Thế nhưng, tại địa điểm mới, họ lại gặp khó khăn về chuỗi cung ứng.

photo-1-1564496811656185051953

Thiếu chuỗi cung ứng đang là vấn đề đối với các doanh nghiệp muốn từ bỏ Trung Quốc. (Ảnh: NYT).

"Tại cơ sở sản xuất mới không có chuỗi cung ứng rộng khắp như ở Trung Quốc", một giám đốc điều hành cho hay. "Chúng tôi cũng cần di dời các cơ sở cung cấp khác từ Trung Quốc hoặc thiết lập một mạng lưới mới. Trong cả hai trường hợp, chi phí sẽ đều tăng lên", người này nói.

Phần lớn các công ty lựa chọn khu vực Đông Nam Á như là một điểm đến thứ hai, ngoài Trung Quốc, trong đó Việt Nam đang được yêu thích hơn cả.

Các công ty công nghệ, điện từ đang nhắm tới Việt Nam để thay thế Trung Quốc, trong đó có Samsung của Hàn Quốc, bởi Việt Nam có lợi thế hậu cần lớn vì nó có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc.

Kyocera của Nhật Bản đang nghĩ đến việc chuyển sản xuất máy in sang Việt Nam. Nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc TCL cũng sẽ thành lập một nhà máy TV ở nước này.

Ngoài ra, các công ty cũng đang tính đến kế hoạch chuyể sản xuất về nước để tận dụng mạng lưới mua sắm hiện có cho xuất khẩu vào các thị trường lớn, phát triển.

Komatsu đã chuyển một phần sản lượng phụ tùng cho thiết bị xây dựng về Nhật Bản và các công ty Mỹ cũng đang nỗ lực nâng cao năng suất tại các nhà máy của họ tại Mỹ bằng cách thúc đẩy số hóa và tự động hóa.