Khách du lịch không đến Đà Nẵng, từ khách sạn, nhà hàng cao cấp đến quán bình dân, hàng rong đều phải dừng hoạt động

Tại Đà Nẵng, du lịch là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19 gây ra. Khách du lịch không còn, các ngành nghề phụ thuộc như các nhà hàng, quán nhậu, phương tiện vận tải, cả đến người bán hàng rong cũng dừng hoạt động.

Xe khách ngừng chạy đón khách du lịch. (Video: Chu Lai).

Trước khi có dịch Covid-19, quán nước dừa, nước mía trên vỉa hè ở đường Nguyễn Văn Thoại (quận Ngũ Hành Sơn) của bà Anh luôn có khách Hàn Quốc, Trung Quốc đến ngồi. Hàng ngày, bà Anh phục vụ giải khát cho họ, tiền lời dao động khoảng 100.000-150.000 đồng/ngày. Dịp nghỉ lễ, mùa hè, khách du lịch Hàn Quốc, Trung Quốc đến đông hơn, bà Anh lời đến 400.000 đồng/ngày.

Từ khi có dịch Covid-19, khách không đến Đà Nẵng, bà Anh ngừng bán hẳn để về quê Quảng Nam.

Cũng giống như bà Anh, hàng trăm người kinh doanh vỉa hè ở các tuyến đường du lịch trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà bị ảnh hưởng bởi dịch. Họ đã tạm ngừng bán, trong khi một số ít mở lại từ dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 để kiếm sống qua ngày.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 1.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 2.

Một góc dịch vụ kinh doanh ven biển Đà Nẵng ảnh hưởng tạm ngừng kinh doanh vì dịch. (Ảnh: Chu Lai).

Và cũng từ khi có dịch xảy ra, không có khách Hàn Quốc, Trung Quốc đến thì người dân Đà Nẵng cũng không còn thấy những người bán hàng rong chở mũ lá, quạt mini cầm tay, rảo quanh đường ven biển nữa. Các tuyến đường trung tâm TP Đà Nẵng khách du lịch  thường đi dạo đông đúc như Lê Duẩn, Trần Phú, Bạch Đằng... cũng không còn bóng dáng người bán hàng rong nào.

Không có khách du lịch, đường ven biển, trung tâm thành phố thoáng đãng ra vì người dân không còn thấy xe khách, taxi, xe điện chạy vun vút, bấm coi inh ỏi. Ghi nhận thực tế trước và sau khi có dịch cho thấy người dân vui vì điều này. Tuy nhiên, ở hướng ngược lại, đây là nỗi khổ của người kinh doanh dịch vụ vận tải trên địa bàn thành phố biển, vì thất thu, gồng nỗi lo nợ nần.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 3.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 4.

Xe du lịch gửi bãi vì không có tour, khách Hàn Quốc, Trung Quốc đến Đà Nẵng. (Ảnh: Chu Lai).

Tại các bãi đỗ xe trên địa bàn quận Sơn Trà, xe khách nằm dài chật kín từ tháng 3 đến nay. Cứ cách vài ngày, tài xế lại khởi động máy xe chạy vài vòng quanh thành phố cho máy nóng, rồi cho xe về nằm.

Anh Tư, một tài xế xe khách, cho biết: "Xe công ty gửi bãi cũng đã hơn 1 tháng. Lương giảm còn hơn 3 triệu đồng, nhiều anh em đã nghỉ việc, tôi đang tính chuyển sang chạy xe chở hàng sắp tới, vì không đủ nuôi gia đình".

Trên các hội nhóm lái xe công nghệ Grab ở Đà Nẵng, nhiều người đang rao bán ô tô vì không có khách, thu nhập giảm, gồng không nổi nợ ngân hàng.

Nhưng thiệt hại nhất do dịch Covid-19 chính là các nhà hàng, quán nhậu ven biển. Ghi nhận của chúng tôi từ tháng 3 đến nay, hàng trăm hàng quán đóng cửa, im ắng chưa mở lại, dù chính quyền cho phép từ ngày 23/4.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 5.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 6.

Đà Nẵng: Khách du lịch không đến, không chỉ có khách sạn mà người bán vỉa hè, hàng rong đến nhà hàng, phương tiện vận tải cũng chật vật theo - Ảnh 7.

Nhà hàng, quán nhậu ven biển bị ảnh hưởng bởi dịch nên chưa kinh doanh lại. (Ảnh: Chu Lai).

Phòng Kế hoạch tổng hợp, Sở KH&ĐT TP Đà Nẵng cho biết, hiện phần lớn các khách sạn, homestay, nhà nghỉ trên địa bàn Đà Nẵng tạm thời đóng cửa, đặc biệt ngành lưu trú chỉ phục vụ lượng nhỏ khách không thể di chuyển hoặc về nước, vì buộc phải cách li để phòng dịch.

Đà Nẵng có 409 đơn vị kinh doanh lữ hành; 968 cơ sở lưu trú du lịch cùng  4.694 hướng dẫn viên. Do dịch nên hiện nay có nhiều doanh nghiệp du lịch đang tạm dừng hoạt động, trong đó 99 cơ sở lưu trú du lịch dừng hẳn hoạt động đón khách. Các khu, điểm tham quan du lịch trên địa bàn thành phố cũng ngừng hoạt động.

Hai thị trường khách lớn nhất của Đà Nẵng là Hàn Quốc và Trung Quốc tính đến tháng 3 đã giảm 90-100% lượng khách, do toàn bộ các đường bay trực tiếp thường kì và thuê chuyến đến Đà Nẵng đã dừng.

 Cục Thống kê TP Đà Nẵng cho biết số lượng lao động bị ảnh hưởng dịch Covid-19 khoảng 60.605 người, trong đó có 7.305 lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động. Có 19.195 lao động bị ngừng việc và 34.105 lao động bị ảnh hưởng khác (làm việc tại nhà, giảm ngày công làm việc, hưởng lương thấp hơn, bị doanh nghiệp cho nghỉ phép luân phiên…).


chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (20/7 - 26/7): Hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang, chính thức mở rộng TP Nam Định
Chính thức mở rộng TP Nam Định; thông tin mới về dự án khép kín đường Vành đai 3 Hà Nội qua huyện Đông Anh; hơn 11.500 tỷ đồng làm cao tốc Sơn La - cửa khẩu Tây Trang; duyệt điều chỉnh quy hoạch chung TP Cam Ranh... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.