Khoa học lý giải vì sao bú mẹ trực tiếp giúp bé phát triển tối ưu hàm và hộp sọ

Khoa học đã chứng minh rõ ràng lợi ích tuyệt vời này của sữa mẹ đối với không chỉ sự phát triển của hộp sọ mà còn cả xương hàm và khớp nhai ở trẻ sơ sinh, giúp bé có đầu to tròn, hàm rộng đẹp.

Bú mẹ hoàn toàn và trực tiếp: Hộp sọ lớn đúng chuẩn, đầu không bị méo

Đây là kết luận của một nghiên cứu khoa học đăng tải trên trang Researcher Gate năm 2005. Nhóm tác giả đã lựa chọn ngẫu nhiên 60 trẻ sơ sinh (29 ở Pháp và 31 ở Na Uy) ở giai đoạn vừa chào đời và khi 3 tháng tuổi. Một bác sĩ chuyên về thuật nắn xương sẽ nhận định tình trạng rối loạn chức năng của các khớp hộp sọ và khớp sụn ở trẻ sơ sinh nhưng không hề được thông báo về việc trẻ đó bú mẹ hoàn toàn hay uống sữa công thức. Cụ thể là 63,3% trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, 20% bú bình và 16,7% kết hợp cả 2 phương pháp.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Hành động bú mẹ trực tiếp liên quan tới hoạt động phức hợp của nhiều nhóm cơ. (Ảnh: Nguyễn Bảo Ngọc)

Theo lý giải của các nhà khoa học, hành động bú mẹ trực tiếp liên quan tới hoạt động phức hợp của nhiều nhóm cơ, bao gồm cơ lưỡi, môi, mặt phối hợp với cơ vòm mềm và cơ hầu. Trong đó, cơ thắt hầu trên là nhóm cơ chủ chốt, phối hợp với các nhóm cơ được kích hoạt trong quá trình bé mút và nuốt sữa. Cũng chính trong quá trình này, khoang miệng, cùng với các vòng cơ vòm mềm - hầu - mặt, đã kích thích độ dốc xuống của vòm miệng cứng và sự mở ra của hộp sọ. Khi vòm cứng có độ dốc (thấp) phù hợp, nó sẽ đóng vai trò thiết yếu cho sự hình thành và phát triển cung răng hình chữ U, từ đó giúp tạo nên một hàm răng đều đặn, đúng chỗ.

Và nghiên cứu trên cho thấy, nhóm trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn và trực tiếp xuất hiện khả năng phục hồi những rối loạn chức năng màng của khớp sụn. Các thương tổn về xương và màng trên 70% đường khớp nối của mặt các bé bú mẹ hoàn toàn có dấu hiệu giảm. So với nhóm uống sữa công thức, trẻ bú mẹ hoàn toàn phát triển xương gò má lớn hơn.

Như vậy, các nhà khoa học khẳng định, hoạt động cơ trong quá trình bú mẹ trực tiếp có tác động quan trọng về cơ đối với sự phát triển của hộp sọ trẻ sơ sinh. Hơn thế, bú mẹ hoàn toàn còn giúp cho sự phát triển này đạt được mức độ tối ưu.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Hoạt động cơ trong quá trình bú mẹ trực tiếp có tác động quan trọng về cơ đối với sự phát triển của hộp sọ trẻ sơ sinh. (Ảnh: Babycenter)

Bú mẹ hoàn toàn: Khuôn mặt nở nang, cơ hàm rộng đẹp

Như đã biết, bú mẹ đòi hỏi bé phải phối hợp cơ hàm - mặt để tạo nên một máy hút, cho phép sữa tiết ra từ bầu vú mẹ. Phần cuống lưỡi trước hết phải được kéo sát vào vòm miệng, như vậy lưỡi mới có thể định hình nên hàm trên và vận hành một thiết bị giãn vòm miệng tự nhiên (nới rộng hàm trên để tạo không gian tối ưu cho lưỡi).

Sau khi vú mẹ tiết sữa, phần đầu lưỡi đẩy vú sát vào phía trước vòm miệng. Việc này kích thích sự phát triển theo hướng nhô ra của phần trước hàm trên và phần giữa khuôn mặt.

Khi hàm dưỡi di chuyển qua lại, sự phát triển theo hướng nhô ra phía trước của hàm dưới cũng được thúc đẩy. Và cùng với sự phát triển theo hướng này của hàm, mặt, đường thở cũng sẽ vận hành tối ưu.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Bú mẹ hoàn toàn: Khuôn mặt nở nang, cơ hàm rộng đẹp. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Anh)

Trong khi đó, bú bình là một hoạt động mang tính thụ động hơn vì bé không cần phải tập trung năng lượng để làm cho sữa chảy ra. Các nhóm cơ cũng như chuyển động hàm, lưỡi khi bú bình cũng khác so với khi bú mẹ trực tiếp. Đây chính là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển khác nhau giữa hàm bé bú mẹ hoàn toàn và bé uống sữa công thức.

Cố Tiến sĩ Brian Palmer trước đây cũng là người ủng hộ nhiệt tình cho việc nuôi con sữa mẹ và dành cả sự nghiệp của mình để chứng minh mối liên hệ giữa bú mẹ trực tiếp với sức khoẻ răng miệng tốt hơn. Theo ông, sữa mẹ và hoạt động bú mẹ trực tiếp của trẻ sơ sinh thậm chí còn giúp giảm nguy cơ bị ngạt đường thở. Có bằng chứng cho thấy, trẻ sơ sinh bú mẹ có ít nguy cơ bị đột tử hơn và theo Palmer, nguyên nhân chính là nhờ một phần ở việc phát triển đường thở và vòm miệng cứng qua bú mẹ.

Cụ thể, trong một nghiên cứu được tiến hành trên 1.000 trẻ trong độ tuổi tiền tiểu học, các nhà khoa học phát hiện ra, trẻ được bú mẹ trực tiếp và hoàn toàn khi nhỏ gặp ít vấn đề về độ ngay ngắn của răng và tránh được tình trạng răng mọc chen chúc.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Trẻ bú mẹ hoàn toàn khi nhỏ có sự phát triển răng và hàm tốt hơn trước khi lên 5. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Anh)

Một nghiên cứu khác công bố kết quả vào tháng 1 năm 2014 cũng xác nhận, trẻ 8 tuổi có tiền sử gia đình bị bệnh hen suyễn nhưng được bú mẹ hoàn toàn khi còn nhỏ, ít có nguy cơ ngủ ngáy hoặc ngừng thở khi ngủ. Yếu tố cân nặng đã được kiểm soát trong nghiên cứu này, vì vậy, kết quả nghiên cứu không bị ảnh hưởng bởi cân nặng. Nhóm tác giả đã đưa ra lý giải như sau: hiện tượng ngưng thở khi ngủ xảy ra phổ biến hơn khi bạn có vòm miệng cao và cung răng hẹp - vốn là kết quả của việc bú bình cũng như các dạng ty giả khác, chứ không phải bú mẹ.

Ở Australia, một nghiên cứu được đăng tải năm 2015 trên tạp chí Nhi khoa (Paediatrics) với đối tượng gồm hơn 1.100 trẻ chỉ ra rằng, trẻ bú mẹ trực tiếp và hoàn toàn khi nhỏ có sự phát triển răng và hàm tốt hơn trước khi lên 5. Nguy cơ gặp phải những rắc rối nha khoa này thấp hơn tới 72% so với trẻ không được bú mẹ.

Ăn sai, thiếu nhai làm cho hộp sọ kém phát triển

Một nghiên cứu vô cùng thú vị do nhóm các nhà khoa học thuộc Đại học California tiến hành, được đăng tải trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences hồi tháng 8 vừa qua đã chứng minh cho nhận định này.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Ăn sai, thiếu nhai làm cho hộp sọ kém phát triển. (Ảnh: Nguyễn Bảo Ngọc)

Theo đó, sự xuất hiện của ngành nông nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm từ sữa đã có tác động tuy nhỏ nhưng vô cùng sâu sắc tới hình dáng hộp sọ con người. Nguyên do nằm trong nỗ lực ăn các loại thực phẩm là sản phẩm của quá trình nông nghiệp. Con người sống bằng săn bắn và tìm kiếm thức ăn hoang dã phải nỗ lực nhiều hơn khi nhai so với người theo chế độ ăn với thức ăn dạng mềm hơn như phô mai, ngũ cốc xay. Khi không có hoạt động rèn luyện gặm, nhai, nghiền nhỏ thức ăn hàng ngày, xương và cơ trở nên thoái hoá. Kết quả, con người hiện đại có đầu nhỏ hơn, mềm hơn và hàm yếu hơn do thường xuyên tiêu thụ thức ăn dạng mềm như phô mai và sữa.

Cụ thể, các nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 1.000 hộp sọ và hàm của người thuộc các nhóm tiền thời kỳ công nghiệp trên khắp thế giới. Họ sinh tồn bằng cách săn bắt, hái lượm hoặc trồng cấy. Kết quả cho thấy, các cộng đồng nơi người dân trồng cấy, một phần của một trong những nhóm cơ nhai chính, cơ thái dương, trở nên nhỏ hơn và thay đổi vị trí khi cộng đồng đó thay đổi chế độ ăn. Hậu quả là hàm trên cũng ngắn đi và hàm dưới thì nhỏ hơn.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Thói quen bú bình và cho trẻ ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu, khiến trẻ khó phát triển cơ nhai - tất cả đều dẫn tới hậu quả răng mọc xấu, cơ yếu, hàm lệch. (Ảnh: Babycenter)

Một điểm đáng chú ý khác là những thay đổi lớn nhất của hình thái hộp sọ xuất hiện ở các nhóm tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa. David Katz, nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Calgary, Alberta, cho biết: “Ít ra thì với những người nông dân thời kỳ đầu, sữa không hề giúp cho xương sọ của họ lớn hơn, khoẻ hơn”.

Một số nghiên cứu khác thực hiện với hộp sọ của người xưa cũng cho thấy, khoảng vài trăm năm trước, hàm răng mọc chen chúc, xô lệch tương đối hiếm. Nhờ sự phát triển tốt của hàm nên tình trạng không còn chỗ cho răng khôn mọc rất ít xảy ra. Điều này đồng nghĩa với việc, con người ngày nay phải chịu đau đớn vì răng khôn không có không gian thích hợp ở phía cuối hàm để mọc và nhổ răng khôn trở nên phổ biến hơn.

Hiện tượng răng mọc chen chúc, xô lệch ngày càng phổ biến được các chuyên gia tin rằng bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, khi cách thức cho trẻ bú/ăn thay đổi. Phụ nữ bắt đầu làm việc bên ngoài xã hội nhiều hơn. Theo các nghiên cứu về hoá thạch răng, trẻ từng được bú mẹ hoàn toàn tới 6 tháng tuổi và tiếp tục cho tới 3 tuổi. Nhưng cùng với Cách mạng Công nghiệp là sự ra đời của sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh, thói quen bú bình và cho trẻ ăn đồ nghiền nhuyễn quá lâu, khiến trẻ khó phát triển cơ nhai - tất cả đều dẫn tới hậu quả răng mọc xấu, cơ yếu, hàm lệch.

Vấn đề không chỉ là sữa mẹ, mà động tác bú phải đúng và bú mẹ đủ lâu

Như vậy, có thể thấy, sữa mẹ và bú mẹ rõ ràng sở hữu những lợi thế mà sữa công thức, bú bình khó lòng cạnh tranh, không chỉ về mặt dinh dưỡng mà còn về mặt phát triển cơ, xương hàm, mặt của trẻ. Không phải vô cớ mà tất cả các tổ chức y tế lớn đều khuyến nghị cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời, duy trì đến khi 2 tuổi và lâu hơn tuỳ ý. Một vấn đề quan trọng không kém khác là cho bé bú mẹ trực tiếp càng nhiều càng tốt, thay vì vắt sữa mẹ vào bình và cho bé bú.

khoa hoc ly giai vi sao bu me truc tiep giup be phat trien toi uu ham va hop so
Cho bé bú trưc tiếp càng nhiều càng tốt, càng lâu càng tốt. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Anh)

Việc bé ngậm vú đúng khớp, bú đúng cách cũng được các chuyên gia sữa mẹ nhấn mạnh. Chuyên gia vệ sinh răng miệng và trị liệu chức năng cơ trong nha khoa, Carol Vander Stoep, trong cuốn sách “Mouth Matters” của mình đã mô tả thật rõ ràng và chi tiết tác động của việc bú mẹ hoàn toàn, bú mẹ đúng cách tới sự sắp xếp của hàm răng: “Cần 1 lực có giá trị khoảng 14g/cm2 (đơn vị đo lường này hiện không còn được dùng nữa) để di chuyển răng hoặc thay đổi cấu trúc xương. Lưỡi cần tới lực tương đương 500g/cm2 và 2 má là 300g/cm2. Để có được sự hấp dẫn tối ưu và hoạt động lành mạnh suốt đời của những bộ phận này, các lực trên phải cân bằng lẫn nhau. Động tác bú, nuốt phù hợp trẻ học được qua quá trình bú mẹ giúp cân bằng các lực trên, nhờ đó, răng mọc đều quanh lưỡi để tạo nên một cung răng đẹp, đúng chức năng. Cung răng rộng giúp đường thở thông thoáng.

Trẻ bú mẹ hoàn toàn và có động tác ngậm đúng khớp, nuốt sữa thích hợp sẽ phát triển cấu trúc mặt chuẩn với xương gò má nhô cao hơn, xoang ít hẹp hơn, hốc mắt lớn hơn, cho phép mắt phát triển tới hình dạng đúng, nhờ đó, cải thiện thị lực. Trẻ bú mẹ cũng ít bị viêm tai hơn.

Trong khi đó, lưỡi của một em bé bú bình tạo ra lực hút mạnh đối chọi với vòm miệng và cuống lưỡi. Việc này có thể tạo nên vòm miệng rất cao, giảm độ rộng cung răng và thu hẹp xoang cũng như đường thở”.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.