Vì sao trẻ bú mẹ hoàn toàn không cần và không nên rơ lưỡi?

Các nhà khoa học đã chứng minh, sữa mẹ kết hợp với nước bọt trong miệng trẻ nhũ nhi có khả năng tạo ra chất tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
 

Phản ứng nước bọt - sữa mẹ kích thích vi khuẩn tốt tăng trưởng, ức chế vi khuẩn xấu

Vi khuẩn mang mầm bệnh ở trẻ sơ sinh có thể bị ngăn chặn nhờ một phản ứng hoá học độc đáo xảy ra giữa sữa mẹ và nước bọt của trẻ, theo kết quả nghiên cứu do nhóm khoa học gia Khoa Công nghệ Vi trùng học, Đại học Queensland (Australia), hợp tác với khoa Nhi sơ sinh Bệnh viện Mater Mothers tiến hành.

vi sao tre bu me hoan toan khong can va khong nen ro luoi
Vì sao trẻ bú mẹ hoàn toàn không nên và không cần rơ lưỡi? (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Anh)

Các nhà nghiên cứu, trong đó có chuyên gia về chăm sóc trẻ sơ sinh, trợ giảng Helen Liley, đã phát hiện thấy, vi khuẩn hình thành trong miệng và ruột trẻ sơ sinh có tác động suốt đời tới sức khoẻ của trẻ. Liley cho biết: “Chúng ta đã biết từ lâu rằng, sữa mẹ là tốt nhất, nhưng trước đây chưa lý giải được hết. Nghiên cứu này chứng minh sự tương tác chưa được biết đến giữa sữa và nước bọt mà kết quả là cung cấp một cơ chế độc đáo ở các loài động vật có vú giúp thúc đẩy miễn dịch từ sớm”.

Phản ứng nước bọt - sữa mẹ được cho là kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn tốt trong khi đồng thời ức chế vi khuẩn xấu.

Mức độ tập trung trung bình của hypoxanthine (27 micromet) và xanthine (19 micromet) trong nước bọt trẻ sơ sinh cao gấp 10 lần so với nước bọt người trưởng thành.

Ở động vật có vú, xanthine oxidase (XO) – 1 loại enzym được phân bổ chủ yếu trong gan và ruột non. Ngoài ra, XO còn hiện diện trong sữa, và khi phản ứng với hypoxanthine và xanthine trong nước bọt, giúp giải phóng hydrogen peroxide (công thức hoá học H2O2, hay được biết đến với tên gọi oxy già). Chính H2O2 đã ức chế sự phát triển của vi khuẩn mang mầm bệnh như Staphyococcus và Salmonella.

Số liệu cụ thể từ nghiê cứu trên chỉ rõ, sữa mẹ chứa 27,3 thêm bớt 12,2 micromet H2O2. Nhưng khi hoà sữa mẹ với nước bọt của bé, lượng H2O2 được tạo thêm lên tới hơn 40 micromet - đủ để ức chế sự tăng trưởng của mầm bệnh.

vi sao tre bu me hoan toan khong can va khong nen ro luoi
Phản ứng nước bọt - sữa mẹ kích thích vi khuẩn tốt tăng trưởng, ức chế vi khuẩn xấu. (Ảnh: Nguyễn Quỳnh Anh)

Không những thế, nước bọt trẻ sơ sinh còn có sự hiện diện của nucleobase và nucleoside, có vai trò thúc đẩy sự tăng trưởng của vi khuẩn tốt như Lactobacillus.

Một khía cạnh tích cực nữa khi cho con bú sữa mẹ là đồng thời kích thích sự phát triển của hệ tiêu hoá ở trẻ. Kết quả này do nhóm khoa học gia, đứng đầu là Giáo sư Nick Shaw đến từ Trường Dược, phát hiện, được đánh giá là có ý nghĩa quan trọng đối với các trẻ sinh non, nhẹ cân và ốm yếu.

“Trẻ sơ sinh được cho ăn qua ống luồn khí quản đã bỏ qua phản ứng sữa mẹ - nước bọt. Do đó, rất nên cân nhắc tới yếu tố này”, Giáo sư Shaw bày tỏ. “Thêm một lý do quan trọng nữa để duy trì ngân hàng sữa mẹ. Ở các bệnh viện, việc hiến tặng sữa mẹ ngày càng tăng và số sữa này được chuyển đến cho trẻ sơ sinh, thay vì dùng sữa công thức. Tuy nhiên, cần chú ý việc tiệt trùng sữa mẹ đã loại bỏ cơ chế có lợi cho phản ứng sữa - nước bọt”.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.