Không dùng các sản phẩm thay thế sữa mẹ là cách bảo vệ trẻ an toàn nhất

Bộ quy tắc quốc tế được soạn thảo vào năm 1981 cấm quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ là bước quan trọng để bảo vệ trẻ em.
khong dung cac san pham thay the sua me la cach bao ve tre an toan nhat Sữa mẹ trị ung thư: 20 năm nỗ lực nghiên cứu và vượt qua những hoài nghi
khong dung cac san pham thay the sua me la cach bao ve tre an toan nhat Bú sữa mẹ giai đoạn đầu đời giúp trẻ khỏe hơn khi trưởng thành
khong dung cac san pham thay the sua me la cach bao ve tre an toan nhat
Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo không gì có thể thay thể được với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. (Ảnh: Nguyễn Bảo Ngọc)

Các quy định về quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ là nền tảng quan trọng, ảnh hưởng lớn đến phong trào nuôi con sữa mẹ trên toàn thế giới. Bộ quy tắc quốc tế về quảng cáo sản phẩm thay sữa mẹ đã được soạn thảo vào năm 1981 thu hút sự quan tâm rộng rãi về quảng cáo sữa bột dành cho trẻ sơ sinh, đặc biệt ở những nơi các bà mẹ không được tiếp cận với nguồn nước sạch và thiết bị khử trùng cần thiết để pha sữa công thức một cách an toàn.

Theo đó, bộ quy tắc nghiêm cấm quảng cáo trực tiếp các sản phẩm thay thế sữa mẹ cho các bà mẹ, cấm các tuyên bố sữa công thức có thể đem lại các lợi ích về sức khoẻ, cấm tặng hoặc cung cấp miễn phí sữa công thức cho nhân viên và các cơ sở y tế.

Một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới, UNICEF và Mạng lưới Hành động Quốc tế về Thực phẩm cho trẻ đã tóm tắt tình trạng thực hiện bộ quy tắc này. Đáng mừng là có đến 135 trong số 194 quốc gia có cơ sở pháp lý kiểm soát việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Con số này trong năm 2011 chỉ là 103 quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có 39 quốc gia có bộ luật toàn diện bao gồm các khía cạnh được nêu trong Bộ Quy tắc quốc tế.

Đáng chú ý, các quốc gia có thu nhập cao (bao gồm Mỹ, Australia và nhiều nước Tây Âu) và các quốc gia có thu nhập trung bình như Trung Quốc lại có cơ sở pháp lý kém hơn trong lĩnh vực này. Thậm chí, một số nước có tỷ lệ bú mẹ thấp nhất, đặc biệt ở trẻ trên 6 tháng.

khong dung cac san pham thay the sua me la cach bao ve tre an toan nhat
Nên tiếp tục cho con bú mẹ lâu dài sau 2 tuổi, cho đến khi cai sữa tự nhiên. (Ảnh: Nguyễn Bảo Ngọc)

Trong khi đó, nhiều quốc gia nghèo hơn, thiếu nguồn lực để thực hiện, thi hành và giám sát hiệu quả các luật hiện hành. Việc thực hiện bộ quy tắc thường bị cản trở bởi yếu tố chính trị, sự phối hợp yếu kém giữa các bên liên quan, hoặc không đủ nguồn lực để theo dõi và thu thập dữ liệu.

Mặc dù đã có nhiều bài viết về tầm quan trọng của việc nuôi con bằng sữa mẹ, nhấn mạnh đến những lợi ích rõ ràng mà sữa mẹ đem lại cho sức khoẻ toàn cầu, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trẻ sơ sinh trên toàn thế giới không được nuôi bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của tổ chức WHO và nhiều người đã dùng sữa công thức. Điều đáng nói, theo nhiều báo cáo, một số quốc gia không hề yêu cầu các nhà sản xuất cung cấp thông tin về độ an toàn của các loại sữa công thức.

Từ thuốc lá, đường cho đến sữa công thức, con người dễ bị tổn thương nhất khi các lợi ích thương mại xung đột với lợi ích sức khoẻ cộng đồng. Quy định quảng cáo khắt khe, bao gồm cấm tất cả các sản phẩm sữa cho trẻ em đến 3 tuổi và cấm vận động thông qua truyền thông xã hội, là bước quan trọng để bảo vệ trẻ em.

Nói tóm lại, sau sữa mẹ (tối thiểu 2 năm) trẻ em không cần sữa công thức. Sữa hạt chỉ là những món phong phú thêm thực đơn tự nhiên cho trẻ đã hội nhập bữa ăn gia đình. Nên tiếp tục cho con bú mẹ lâu dài sau 2 tuổi, cho đến khi cai sữa tự nhiên để đảm bảo sự phát triển của não và hệ miễn dịch đến tận 5-6 tuổi mới hoàn thiện.

chọn
'Đất huyện ven trúng đấu giá gấp nhiều lần khởi điểm là đúng thực tế'
Thứ trưởng Tài nguyên & Môi trường cho rằng các địa phương đã kiểm soát chặt công tác đấu giá nhưng thời điểm giao thoa giữa luật cũ và mới phần nào khiến giá trúng tăng cao.