Làm gì để phòng tránh ngộ độc thực phẩm trong mùa hè?

Cái nắng oi bức của mùa hè khiến cho thực phẩm không bảo quản được lâu. Đây là thời điểm và điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn “tấn công”. Hãy áp dụng những nguyên tắc sau để tránh bị ngộ độc thực phẩm trong những ngày hè.
 
lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he Lựa chọn nấm an toàn và xử trí kịp thời khi bị ngộ độc nấm
lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he Gần 30 học sinh nghi ngờ ngộ độc trà sữa và bánh mì

Mùa hè, thức ăn có nguồn gốc động vật và các loại thực phẩm có nhiều đạm như: thịt, cá, hải sản, sữa, trứng... nếu không được chế biến kỹ, nấu xong không ăn ngay hoặc sau khi ăn bảo quản không cẩn thận thì nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Một thực tế đáng lo ngại nữa là nguy cơ gây ngộ độc chủ yếu từ những nhà hàng, quán ăn sử dụng nguyên liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là những người trực tiếp chế biến thức ăn nhưng lại thiếu kiến thức và thiếu trách nhiệm trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thêm vào đó, thức ăn đường phố nếu không có tủ kính che đậy thức ăn cẩn thận thì khả năng nhiễm bụi, khí thải, côn trùng truyền bệnh là điều khó tránh khỏi và nguy cơ xảy ra ngộ độc sẽ rất cao.

lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he
Nguy cơ ngộ độc thực phẩm gia tăng vào mùa hè. (Ảnh: Trung Kiên/TTXVN)

Năm 2017, cả nước ghi nhận 139 vụ ngộ độc thực phẩm với 3.869 người mắc giảm 27 vụ và 438 người mắc so với năm 2016. Số người tử vong do ngộ độc thực phẩm là 24 người, tăng 12 người so với năm 2016.

Tính riêng quý I năm 2018, số vụ ngộ độc thực phẩm có chiều hướng tăng cao so với năm 2017. Cả nước đã xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm làm 233 người mắc, 216 người đi viện, 3 người tử vong. Đỉnh điểm là tháng 3/2018 đã xảy ra 12 vụ ngộ độc thực phẩm khiến 216 người phải nhập viện, 3 người tử vong.

Một số biện pháp chế biến và bảo quản thực phẩm để phòng tránh ngộ độc:

Chọn lựa thực phẩm an toàn

Bạn nên mua những thực phẩm còn tươi (rau, thịt, cá tươi...), thực phẩm có nhãn mác ở những cửa hàng cố định, đặc biệt lưu ý hạn sử dụng của sản phẩm.

Không để quá nhiều thực phẩm trong tủ lạnh

Đối với việc bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh phải chú ý cả hai mặt “lợi – hại” của chiếc tủ lạnh. Tủ lạnh chỉ có tác dụng làm chậm sự biến chất của thực phẩm; hạn chế sự sinh sôi và phát triển của vi sinh vật do cơ chế giảm nhiệt độ và độ ẩm.

Nếu đưa quá nhiều thực phẩm vào tủ lạnh, không khí lạnh không lưu thông được; nhiệt độ ngăn mát, ngăn đá không đảm bảo; thực phẩm không vệ sinh, sơ chế trước khi bảo quản trong tủ lạnh; thực phẩm sống để lẫn thức ăn chín… sẽ làm gia tăng ô nhiễm thực phẩm, làm cho thực phẩm nhanh hỏng.

lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he
Nên đồ thực phẩm với lượng vừa phải vào trong tủ lạnh. (Ảnh: Univision)

Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín

Thực phẩm nấu chín sẽ nguội dần khi để ở nhiệt độ thường, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển. Thời gian để càng lâu, nguy cơ nhiễm khuẩn càng cao. An toàn nhất, chúng ta nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín.

Đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn

Đây là nguyên tắc tốt nhất để tránh cho vi khuẩn phát triển trong quá trình bảo quản thực phẩm (bảo quản đúng cách có thể giảm bớt sự phát triển của các vi khuẩn nhưng không diệt được các sinh vật). Một lần nữa, đun kĩ nghĩa là thực phẩm phải được đun với nhiệt độ ít nhất là 70 độ C.

Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín

Nếu bạn muốn chế biến trước thực phẩm hoặc muốn giữ lại các thức ăn thừa, phải được bảo quản các thực phẩm đó ở điều kiện nhiệt độ nóng (gần hoặc trên 60 độ C), hoặc lạnh (gần hoặc dưới 10 độ C). Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn muốn bảo quản thực phẩm qua 4 hoặc 5 tiếng. Tất cả loại thực phẩm cho trẻ em không nên bảo quản.

Không để lẫn thực phẩm sống và chín

Thực phẩm nấu chín có thể ô nhiễm qua tiếp xúc với thực phẩm sống. Ví dụ, không nên chế biến thịt sống và sau đó lại dùng chung thớt và dao để thái thịt đã nấu chín. Làm như vậy sẽ tái sản sinh các sinh vật gây bệnh truyền qua đường thực phẩm.

Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ

Thực phẩm rất dễ bị ô nhiễm, bất kì bề mặt nào sử dụng để tiếp xúc thực phẩm phải được giữ sạch sẽ. Chỉ cần một mẩu nhỏ thực phẩm cũng sẽ là nguyên nhân tiềm ẩn của các mầm bệnh. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải được thay và đem luộc thường xuyên trước khi tái sử dụng. Khăn lau sàn nhà bếp cũng phải được giặt sạch sẽ.

lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he
(Ảnh: Bếp hạnh phúc)

Luôn giữ vệ sinh

Giữ vệ sinh là một nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sức khỏe, và việc này đặc biệt quan trọng trong mùa hè. Rửa tay kĩ trước khi chế biến thực phẩm và sau khi có những công việc khác làm gián đoạn quá trình chế biến như sau khi tiếp xúc với các nguồn dễ gây ô nhiễm khác. Sau khi chế biến thịt phẩm sống, chẳng hạn như cá, thịt, hoặc thịt gia cầm, bạn nhớ nên rửa lại tay thật sạch trước khi bạn chế biến các thực phẩm khác. Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh ăn uống.

Tránh ăn uống ngoài đường

Thời tiết nóng nực ngày hè và vệ sinh không đảm bảo ở nhiều quán ăn là điều kiện lý tưởng để các mầm bệnh sinh sôi. Vì vậy, bạn hãy tránh ăn uống bên ngoài, nếu cần hãy lựa chọn quán ăn đảm bảo vệ sinh.

Cách xử lý khi ngộ độc thực phẩm

- Khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn đó lại (kể cả chất nôn, phân, nước tiểu…) để xác minh, báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất đến xử trí kịp thời hoặc đưa người bị ngộ độc đi bệnh viện.

- Vệ sinh, tẩy uế khu vực có chất nôn, phân, nước tiểu của người bị ngộ độc thực phẩm và thực hiện chế độ cách ly nghiêm ngặt đề phòng sự lây lan của dịch bệnh.

- Thực hiện các biện pháp diệt ruồi, nhặng, gián, chuột… và các hướng dẫn vệ sinh phòng chống dịch bệnh theo chỉ đạo của ngành y tế.

lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he Hòa Bình: 21 học sinh nghi ngộ độc do ăn sáng tại quán ăn ven đường
lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he Gặp 'đại họa' sau khi ăn củ ấu tàu chỉ 3 phút
lam gi de phong tranh ngo doc thuc pham trong mua he Sau vụ 73 trẻ ngộ độc, Đồng Nai tạm dừng đề án sữa học đường
chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.