Làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng, ngân hàng sẽ phải bồi thường?

Nếu tổ chức tín dụng, ngân hàng làm lộ thông tin khách hàng sai quy định của pháp luật sẽ phải bồi thường thiệt hại.

Tôi đang gặp phải một vấn mong nhận được sự tư vấn. Tôi bị lộ thông tin cá nhân tại 1 ngân hàng cổ phần (chứng minh nhân dân, ảnh, địa chỉ, số điện thoại). Tôi có cả ảnh chụp thông tin trên phần mềm.

Vậy xin hỏi ngân hàng phải chịu trách nhiệm như thế nào?

Trịnh Anh

Làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng, ngân hàng sẽ phải bồi thường? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Trong thời đại hiện nay, thông tin riêng như tên, địa chỉ nhà, email, số điện thoại… cũng trở nên có giá trị hơn bao giờ hết. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhiều người.

Ngân hàng không được để lộ thông tin khách hàng

Nghị định 117/2018 về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ 1/11/2018.

Theo đó, về nguyên tắc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng, Nghị định nêu rõ: Thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải được giữ bí mật và chỉ được cung cấp theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, sửa đổi, bổ sung năm 2017, Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin xác thực khách hàng khi truy cập các dịch vụ ngân hàng bao gồm mã khóa bí mật, dữ liệu sinh trắc học, mật khẩu truy cập của khách hàng, thông tin xác thực khách hàng khác cho bất kỳ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào, trừ trường hợp được sự chấp thuận của khách hàng đó bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng đó.

Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân chỉ được yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng theo đúng mục đích, nội dung, phạm vi, thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc khi được sự chấp thuận của khách hàng và phải chịu trách nhiệm về việc yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng.

Cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân phải giữ bí mật thông tin khách hàng, sử dụng thông tin khách hàng đúng mục đích khi yêu cầu cung cấp thông tin và không được cung cấp cho bên thứ ba mà không có sự chấp thuận của khách hàng, trừ trường hợp cung cấp theo quy định của pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải lưu trữ, bảo quản theo quy định của pháp luật về lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu đối với thông tin khách hàng, hồ sơ yêu cầu cung cấp thông tin khách hàng, việc giao nhận thông tin khách hàng.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định các trường hợp cung cấp thông tin khách hàng.

Cụ thể, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được cung cấp thông tin khách hàng cho tổ chức khác, cá nhân thuộc một trong các trường hợp sau đây: Tổ chức khác, cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp thông tin khách hàng được quy định cụ thể tại bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội; có chấp thuận của khách hàng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận với khách hàng.

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm cung cấp thông tin khách hàng cho chính khách hàng hoặc người đại diện hợp pháp của khách hàng đó.

Làm lộ thông tin khách hàng, ngân hàng sẽ phải bồi thường

Trên cơ sở đó, khách hàng có quyền khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật trong trường hợp cơ quan nhà nước, tổ chức khác, cá nhân hoặc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cung cấp, sử dụng thông tin khách hàng không đúng quy định của pháp luật.

Về chế tài, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà người làm lộ thông tin bí mật của hành khách có thể bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Về xử phạt hành chính, theo điều 65 nghị định 185/2013/NĐ-CP thì hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin của người tiêu dùng sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng và buộc tiêu hủy dữ liệu chứa thông tin của người tiêu dùng.

Nếu thông tin liên quan đến bí mật cá nhân người tiêu dùng thì người vi phạm bị phạt tiền gấp hai lần mức phạt trên, hoặc có thể xử lý hình sự về tội sử dụng trái phép thông tin trên mạng và trong máy tính theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Ngoài ra, hành vi "làm lộ" thông tin khách hàng còn có thể vi phạm Điều 8 Luật An ninh mạng quy định về các hành vi bị nghiêm cấm.

Khi bị lộ thông tin, người dùng cần làm gì?

Khi xảy ra sự cố, người dùng cần nhanh chóng vô hiệu hóa các thông tin này để giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến bản thân mình và những người khác có liên quan.

Các thông tin cá nhân mang tính chất định danh, định vị như địa chỉ gia đình, số điện thoại, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp… có thể được sử dụng để xác nhận người dùng khi sử dụng dịch vụ ngân hàng, thư điện tử hoặc đặt lại mật khẩu của một dịch vụ trực tuyến nào đó. Thông tin của người dùng có thể bị sử dụng để mạo danh nộp đơn xin vay tiền hoặc thẻ tín dụng.

Thực tế, rất khó khắc phục khi những thông tin bị lộ. Người dùng nên hạn chế tối đa việc đặt mật khẩu hoặc thiết lập các bước xác thực có liên quan đến các thông tin này. Đồng thời, cũng nên lưu giữ nhật ký hoạt động tín dụng của mình cẩn thận đề phòng trường hợp bị mạo danh vay tiền hoặc làm thẻ tín dụng.

Đối với các thông tin ngân hàng, bao gồm thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ và các thông tin liên quan khác, có thể bị khai thác để thực hiện các giao dịch trực tuyến dựa trên thông tin có trong thẻ.

Khi gặp sự cố lộ thông tin ngân hàng, người dùng nên cập nhật thông tin để biết các thông tin gì đã bị tiết lộ ra ngoài để, ngay lập tức, yêu cầu ngân hàng hỗ trợ, tránh bị kẻ xấu lợi dụng thực hiện giao dịch gây thiệt hại. Người dùng cũng nên đổi mật khẩu truy nhập vào các dịch vụ trực tuyến liên quan để đảm bảo an toàn.

Từ vụ tạt axít Việt kiều ngày Tết, hành vi tạt axít sẽ bị xử lý như thế nào?Từ vụ tạt axít Việt kiều ngày Tết, hành vi tạt axít sẽ bị xử lý như thế nào? Sử dụng ma túy khi lái xe bị xử lý như thế nào?Sử dụng ma túy khi lái xe bị xử lý như thế nào? Người thầy bói trong vụ án giết bạn thân để thế mạng ở Bắc Giang sẽ bị xử lý như thế nào?Người thầy bói trong vụ án giết bạn thân để thế mạng ở Bắc Giang sẽ bị xử lý như thế nào?

Trên đây là ý kiến tư vấn về câu hỏi của độc giả. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do độc giả cung cấp.

Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời chỉ có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/và có sự vướng mắc, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả gửi tới: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.