Lạng Sơn: Mùa mưa lũ, người dân qua cầu phao tạm bằng tre nứa

Gần chục năm nay, cây cầu tre nứa thô sơ là con đường duy nhất để ra bên ngoài của 20 hộ dân Nà Sáng, huyện Văn Quan, Lạng Sơn. Nhưng cây cầu này luôn rập rình những mối nguy hiểm mỗi khi mùa mưa lũ về.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaThôn Nà Sáng, thị trấn Văn Quan, huyện Văn Quan nằm cô lập bên bờ sông Bản Quyền. Toàn bộ chợ, trường học, bệnh viện... đều nằm ở trung tâm huyện phía bờ bên kia con sông. Trước đây, người dân trong thôn muốn ra ngoài đều phải chèo mảng qua sông.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nua Khoảng 10 năm nay, người dân kết nối những chiếc mảng thành cây cầu nối 2 bờ khiến việc đi lại tiện lợi hơn. Tuy nhiên chiếc cầu nổi bập bềnh trên mặt sông luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, không ít vụ người qua cầu rơi xuống sông đã xảy ra.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaMùa lũ, nước chảy xiết người dân thôn Nà Sáng không ai dám qua sông, có khi bị cô lập cả tuần.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaChị Quỳnh Trang (một người dân sinh sống bên bờ sông) chia sẻ: "Mỗi khi trẻ em trong thôn mà cần qua cầu thì phải luôn có người lớn đi kèm để đưa đón. Mỗi khi trời mưa, nước dâng lên cao,cầu làm bằng tre nên trơn trượt rất nguy hiểm. Trước đây, khi chưa có cầu, người dân thường mua những chiếc thùng phuy lớn cắt dọc một nửa để làm thuyền chèo qua sông nhưng cũng rất nguy hiểm".
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaMặc dù nằm giữa trung tâm thị trấn Văn Quan nhưng hàng chục năm nay, lương thực thực phẩm, vật dụng gia đình, nhu yếu phẩm đều phải vận chuyển bằng sức người qua cây cầu mỏng manh.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaAnh Lê Văn Uyên (Thôn Tân Sơn, Thị trấn Văn Quan) cho biết, cây cầu được làm theo cách chia cầu thành hai mảnh, mỗi mảnh chỉ cố định ở 1 bờ, mỗi lần di chuyển qua lại thì người dân phải kéo mảng cầu bè kia lại, cố định 2 đầu rồi mới đi qua được.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaAnh Uyên cho biết, mục đích của việc này là để đảm bảo tính cơ động của cầu. "Mỗi mùa nước lũ lên là cầu phải tháo đầu buộc dây nối ở giữa để thả trôi theo dòng lũ. Những lần như vậy là 22 hộ dân sinh sống tại đây gần như bị cô lập cả tuần. Mỗi chiếc cầu cũng chỉ sử dụng một năm rồi lại phải thay một chiếc cầu phao tre mới".
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nua Chị Hà Thị Khuyên thì cho biết, tất cả các cư dân sinh sống bên bờ sông đều phải gửi phương tiện ở bên này bờ do không thể di chuyển qua sông được.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaNgười dân ở vẫn thường sử dụng thêm những chiếc thuyền nhỏ làm từ tôn sắt để di chuyển.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nua
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaĐược biết, trước đây, cũng đã có chủ trương xây cầu treo hoặc cầu cứng vượt sông nhưng vẫn chưa thực hiện được.
lang son mua mua lu nguoi dan qua cau phao tam bang tre nuaNgay lúc này đây, mong muốn lớn nhất của người dân Nà Sáng là sớm được có cây cầu kiên cố để đảm bảo cuộc sống cho người dân.
chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.