Luật sư bào chữa cho các bị cáo Văn Bùi Hồng Thi, Trần Thị Hồng Nga, Đỗ Thị Hồng Nhung, Trần Điền Ngọc Hân,... đưa ra các luận chứng, luận cứ và cho rằng các bị cáo này có vai trò hạn chế trong vụ án. Theo đó, các luật sư mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt và cho các bị cáo này được hưởng án treo.
Tiếp tục phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Thị Huyền Trang, Đường Bửu Nhìn cho rằng, mặc dù các bị cáo thừa nhận hành vi của mình như trong cáo trạng trình bày, nhưng xét về mức độ phạm tội của các bị cáo này chưa đủ để nhận trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ CQĐT làm rõ vụ án, thân nhân tốt, làm theo chỉ đạo,... Từ đó, LS đề nghị HĐXX xem xét và miễn hình phạt cho các bị cáo.
Tham gia phần tự bào chữa cho mình, tất cả các bị cáo trên đều tỏ ra ăn năn hối cải, đã nhận thức được hành vi của mình là sai trái và mong HĐXX xem xét, khoan hồng để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Cũng tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết lại cho rằng, cáo trạng và KLĐT chưa thể hiện toàn diện, khách quan những hành vi liên quan đến bị cáo Tuyết.
Theo LS, bị cáo Tuyết đã có đơn khiếu nại những vấn đề này. LS cho rằng, những chứng từ, giấy nộp tiền mà bị cáo Bích đã lập là những chứng từ hợp pháp. Hành vi của bị cáo Tuyết là tiếp nhận chứng từ từ KH và lập phiếu thu là đúng theo nghiệp vụ kế toán.
Về thiệt hại, theo cáo trạng, bị cáo Tuyết đã giúp bà Phấn thu hơn 295 tỷ đồng nhưng LS cho rằng, hành vi này không gây thiệt hại cho NH.
LS trình bày, nếu bị cáo Tuyết có hành vi vi phạm trong vụ án thì cũng không có vai trò đáng kể và mức độ sai phạm thấp nhất trong các bị cáo.
Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 25/5: 'Bị cáo không có chuyên môn nghiệp vụ nên chỉ làm theo những nhân viên khác'
Sáng nay (25/5), các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân ... |
HĐXX cho biết luật sư Thảo đã trình bày xong phần bào chữa của bị cáo Loan. Ngày mai 26/5, tòa sẽ tiếp tục lúc 8h sáng.
Luật sư Thảo trình bày thêm từ khoản vay từ 37 đến 82 về 46 khoản vay mà CQĐT đã chia trong các đợt 7, 29 và 46.
Sau khi trình bày 46 khoản vay, luật sư Thảo đề nghị căn cứ vào KLĐT cần phải đánh giá, phải so sánh với nhật ký thu chi tiền mặt, các chứng từ,... cũng như lời khai của các cá nhân cần điều tra làm rõ.
Số nợ bà Phấn cho ông Luận vay nếu chưa trả hết thì cần tách ra 1 vụ án khác. Cần làm rõ mối quan hệ các bên để làm rõ vụ án.
Liệu rằng 3.900 tỷ đồng mà Phương Trang nói thực nhận trên 82 khoản vay có chính xác không? Phương Trang sẽ trả cho CB như thế nào?
Vai trò của bị cáo Loan chỉ là người làm công ăn lương thì cần xem lại tính chất hành vi để không oan người vô tội và không bỏ lọt người vi phạm.
Về 7 khoản vay đầu tiên, luật sư không hiểu lý do vì sao CQĐT lại tách ra thành đợt 7, đợt 29 và đợt 46.
Khoản vay số 7- khoản vay 300 tỷ của công ty SG Phú Gia, giải ngân 3 lần. Lần thứ 2 xác nhận lại dư nợ của lần thứ nhất, giải ngân lần thứ 3 xác nhận cho dư nợ lần 1 và 2.
Nếu không giải ngân đầy đủ thì đại diện Phú Gia có dám đặt bút ký việc xác nhận dư nợ không? Luật sư cho rằng, các việc giải ngân này chưa được CQĐT làm rõ và bản chất thật cũng chưa được xác định và làm sáng tỏ.
Tại sao 7 khoản vay này đến thời hạn đáo hạn hợp đồng đều được tất toán nhưng lại không có lãi, có có nguồn gốc từ các khoản vay 29 và 46.
Lời khai của Phương Trang và thống kê của CQĐT về việc bày là chưa chính xác, còn nhiều vấn đề cần làm rõ.
HĐXX: đề nghị luật sư đi vào cái chung, không đi quá chi tiết vào cái riêng. CQĐT dùng phương pháp truy ngược dòng tiền, còn luật sư dùng theo cách truy xuôi dòng tiền. Tại tòa các bị cáo cũng đã khai liên quan đến dòng tiền đi ngược. Chỉ khi hợp đồng nào có những tình tiết trái ngược thì nêu. HĐXX cũng cho biết tại phiên tòa này chưa khi nào không tạo điều kiện để các luật sư bào chữa cho thân chủ của mình.
Luật sư Thảo cho biết, những vấn đề này đều cần thiết nên phải được trình bày rõ.
29 khoản vay được tính từ khoản số 8 đến 36. Bắt đầu từ khoản vay của công ty Quang Thuận là 80 tỷ đồng. Theo đó, luật sư trình bày từng khoản vay để thể hiện rõ quan điểm của mình.
Theo luật sư, các khoản vay này, Phương Trang đều lấy tiền ra sử dụng nhưng trong KLĐT thể hiện Phương Trang chỉ lấy 2.900 tỷ đồng. Vậy Phương Trang đã được sử dụng để tất toán gốc và lãi của 7 khoản vay hay chưa?. Luật sư đề nghị HĐXX cần làm rõ những khoản vay này.
Luật sư làm rõ 7 khoản vay đầu tiên
Vũ 'nhôm' liên quan gì tới vụ án tại Ngân hàng Đại Tín?
Một công ty con của Công ty CP Đầu tư Phương Trang sau khi nhận tiền vay của TrustBank đã chuyển trả 30 tỉ đồng ... |
Công ty Thành Đăng 110 tỷ đồng, Địa Ốc Kỷ Nguyên (300 tỷ đồng), Phạm Đăng Quan (50 tỷ đồng), Nguyễn Văn Thường 50 tỷ đồng, Nguyễn Như Mai 50 tỷ đồng, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh 50 tỷ đồng, Sài Gòn Phú Gia 300 tỷ đồng… Tổng dự nợ vay là 810 tỷ đồng.
Đối với Công ty Thành Đăng 110 tỷ đồng, sau khi giải ngân ông Luận rút 80 tỷ đồng chuyển cho ông Quan 30 tỷ đồng, Công ty Thành Hiếu 50 tỷ đồng mở tại Vietbank.
Luật sư đặt ra vấn đề, từ việc đường đi của khoản vay này, liệu rằng các nhân viên Ngân hàng Đại Tín có đủ quyền hành làm khống để Vietbank hạch toán không? Nếu không giải ngân đủ, lại tiếp tục vay khoản vay số 16 với số tiền vay 177 tỷ đồng. Ngoài ra, việc trả lãi trước như thế nào cũng chưa được điều tra làm rõ. Vay 120 tỷ đồng để trả 110 tỷ đồng như vây thì 18,9 tỳ đồng là gì?
Đối với khoản vay 300 tỷ đồng tại Địa ốc Kỷ Nguyên, tại nhật ký thu chi tiền mặt nhóm Phương Trang ghi nhận rất rõ: 1/6 chi trả tiền lãi 1 năm 35 tỷ đồng từ vay mượn bà Phấn. LS đề nghị HĐXX quan tâm lần giải ngân số 2.150 tỷ đồng, công ty đã chuyển khoản để thanh toán thi công với công ty khác hệ thống ngân hàng nên có thu phí. Việc tất toán, giải ngân, đều được ghi nhận sổ nhật ký thu chi tiền mặt nhưng không đươc cơ quan điều tra xem xét kỹ.
Đối với khoản vay 4 cá nhân đều được ghi nhận đầy đủ, được trả bằng khoản vay của ông Nguyễn Văn Thường. Cũng theo lời khai ông Thường xác nhận đã được tất toán theo đúng hạn.
'Nếu Phương Trang nói không nhận bất kỳ khoản tiền nào vậy tại sao trong các công văn thừa nhận có nhận số tiền 132,8 tỷ đồng?'
Luật sư Thảo nêu ra 1 số biên bản làm viêc giữ Phương Trang và NH Đại Tín, trong đó có 1 biên bản giữa bà Phấn, ông Luận và ông Quan ký thể hiện có sự thỏa thuận chứ không có sự ép buộc giống như công ty Trường Vỹ hay nhóm Phương Trang đã trình bày tại tòa.
Ngoài ra, có biên bản ghi nhân Công ty Trường Vỹ có thực nhận số tiền 132,8 tỷ và công ty Trường Vỹ phải chịu gốc và lãi của khoản tiền này. Sau đó, lần lượt các công văn, biên bản khác do công ty Phương Trang phát hành, vậy thì không ai ép buộc.
Trên các biên bản xác nhận về khoản tiền nhận 132,8 tỷ và số tiền lãi. Đồng thời, đề nghị NH Đại Tín trả lại số tiền lãi chênh lệch đã trả cho 2.000 trái phiếu của nhóm Phương Trang.
Theo luật sư, nếu Phương Trang nói không nhận bất kỳ khoản tiền nào vậy tại sao trong các công văn thừa nhận có nhận số tiền 132,8 tỷ đồng?
Nếu chỉ nhận 132,8 tỷ đồng vậy tại sao lại đòi số tiền lãi chênh lệch trong 488 tỷ đồng đã trả tiền lãi của 2.000 tỷ đồng.
Liên quan đến dự án Bình Điền, dự án này ban đầu bà Phấn hợp tác với 1 đối tác bên nước ngoài thì có 1 đối tác bên Lottlemart đầu tư vào BĐS. Lúc đó, ông Luận, ông Quan, ông Cao thường xuyên có mối quan hệ mật thiết với bà Phấn thì mới biết dự án này nên mới đề nghị bà Phấn bán lại dự án.
Trước khi phát hành 2000 tỷ đồng trái phiếu, bà Phấn có mượn tiền để tăng vốn điều lệ nên ông Luận đã thanh toán dự án Bình Điền cho bà Phấn để bà tăng vốn và trả trước 400 tỷ đồng lãi 2000 tỷ đồng trái phiếu.
Sau khi nhận dự án Bình Điền, ông Luận đã trao đổi với Lottlemart nhưng không được như mong muốn nên ông Luận hoàn trả lại dự án cho bà Phấn, việc chuyển nhượng công ty bản chất là mua bán mảnh đất.
Khi nhận 2.000 tỷ đồng trái phiếu, các công ty Trường Vỹ, Sài Gòn Phú Gia, công ty Đầu Tư Phương Trang đã dùng séc không chuyển nhượng để rút tiền. Luật sư khẳng định việc rút tiền không cần ủy quyền nên bất kỳ ai có thể rút được.
Căn cứ vào dòng tiền, báo cáo tài chính, séc, ủy nhiệm chi, sổ nhật ký thì khoản trái phiếu cần phải điều tra, tại sao lại liên quan đến dự án Bình Điền. Tại sao dự án vẫn chưa được đổi tên. Luật sư cho rằng điều này cần được làm rõ.
Nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang
Sau giờ nghỉ giải lao, luật sư Thảo tiếp tục phần bào chữa của mình.
Theo luật sư Thảo, nội dung KLĐT không thể hiện rõ bố cục, nội dung và logic. Tôi thấy cần thiết phải làm rõ việc đối chiếu giữa KLĐT và các tài liệu khác.
Chứng cứ quan trọng không thể bỏ qua là nhật ký thu chi tiền mặt của Công ty Phương Trang, các công văn trao đổi qua lại của các cá nhân công ty Phương Trang, chứng từ thỏa thuận khoản vay giữ Đại Tín và Phương Trang.
Luật sư Thảo trình bày các nguyên tắc lập báo cáo tài chính bao gồm: thận trọng, chung thực, khách quan, nhất quán.
Theo đó, các báo cáo tài chính trong vụ án này đã nộp tại cơ quan thuế. Theo lời khai của ông Nguyễn Hữu Luận, để theo dõi tình hình tài chính chung của nhóm Phương Trang thì ông Luận có chỉ đạo thành lập sổ thu chi để nắm rõ các hoạt động của công ty PT.
Theo đó, luật sư cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa bà Phấn với Phương Trang, với ông Luận để làm rõ nhiều vấn đề mà cáo trạng chưa thể hiện được.
Đối với việc giải ngân 2.000 trái phiếu của Trường Vỹ, việc giải ngân được thực hiện 4 lần.
Xác nhận lời khai tại công ty Trường Vỹ thì cho rằng không nhận được khoản tiền nào. Nhưng tại báo cáo tài chính của công ty Trường Vỹ lại thể hiện về những khoảng thời gian phát hành trái phiếu và các khoản tiền góp vốn đầu tư của các công ty khác bằng số tiền phát hành trái phiếu của Trường Vỹ.
Trong giấy đăng ký mở tài khoản thì các công ty đều đăng ký nhận sổ phụ để nộp cơ quan thuế. Theo luật sư đã có phần gốc thì phải có phần lãi.
Nếu công ty Phương Trang cho rằng không nhận thì lấy số liệu ở đâu mà báo cáo cơ quan thuế. Nếu nhầm lẫn một lần chứ không thể nhầm lẫn nhiều lần và ở tất cả các công ty như vậy.
Nếu công ty Phương Trang sử dụng những con số này để báo cáo tài chính và làm cơ sở tính thuế doanh nghiệp, luật sư đặt ra vấn đề công ty Phương Trang và các công ty thuộc nhóm Phương Trang có trốn thuế hay không?
Trong kết luận điều tra vẫn chưa rõ cơ sở phân định 82 khoản vay
Về tội cố ý làm trái, luật sư có quan điểm phản đối quan điểm của các bị cáo khi cho rằng chị Loan là người chỉ đạo.
Bộ phận kế toán thực hiện theo quy trình có thể không gặp khách hàng nhưng người đứng đầu chi nhánh phải biết khách hàng là ai.
"Nếu nói chị Loan chỉ đạo thì các bị cáo có lấy lương của chị Loan không trong khi quy trình ngân hàng chặt chẽ liệu rằng các bị cáo lấy gì để tin bị cáo?", luật sư chất vấn.
Luật sư trình bày phân biệt khái niệm giải ngân và thanh toán, khống và cấn trừ. Khống không phải là cấn trừ bởi có đâu mà cấn trừ. Kết luận cáo trạng có công ty An Hòa, Công Ty cổ phàn Độ Thị An Hòa, 22 cá nhận tại cáo trạng có sự lặp lại là cùng tên Trần Bá Triều...
Bản thân công ty Phương Trang không thể đại diện cho 22 công ty. Trong kết luận điều tra vẫn chưa rõ cơ sở phân định 82 khoản vay.
Luật sư cho biết 2 khoản vay Công ty Sài Gòn Phú Gia, Điạ Ốc Kỷ Nguyên chứng minh rõ nhất không giải ngân bằng tiền mặt mà chuyển khoản nhưng không được đưa vào hồ sơ. 2 khoản vay có thu phí khi mà giải ngân không thu phí.
Luật sư cho rằng đây không phải giải ngân khống, nếu khống thì tiền đâu chuyển cho ông Vũ Nhôm 30 tỷ đồng ở Đà Nẵng.
Tiếp đến là việc sai nhầm số liệu, trong kết luận nhóm Phương Trang nhận 3.900 đồng thì nhóm này nhận đợt nào, đợt 7, 9 hay 46. Số tiền sẽ phân bổ như thế nào? Trong khi 82 khoản này theo như giải trình có các khoản vay cá nhân nhận đủ. Điều này có mâu thuẫn khi Phương Trang cho rằng nhận tất cả cho tất cả các đợt.
Việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch 'là trường hợp thuận mua thuận bán'
Đối với việc mua căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch, luật sư đặt nghi vấn con số chiếm đoạt 1.105 tỷ đồng tiền đâu mà có. Nếu như căn cứ vào cáo trạng, tại thời điểm xảy ra chiếm đoạt thì khách thể chưa tồn tại thì lấy đâu ra hành vi chiếm đoạt.
Tại thời điểm 5/2017 thì khách thể mới xuất hiện đó là Ngân hàng CB thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Lý do gì mà Ngân hàng CB không yêu cầu bồi thường mà đòi hoàn trả bởi ngân hàng CB thực chất không có thiệt hại.
Trong các phiên tòa trước đây, luật sư yêu cầu cung cấp hồ sơ biến động của căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch nhưng không được chấp nhận do đó luật sư cho rằng không có hành vi chiếm đoạt tài sản. Đây là hành vi khách quan, là trường hợp thuận mua thuận bán.
'Không cơ sở đâu cho rằng chị Loan cùng chồng tẩu tán tài sản đứng tên giúp bà Phấn tại số 5 Đoàn Kết'
Luật sư Nguyễn Thị Thanh Thảo bào chữa cho bị cáo Bùi Thị Kim Loan
Trình bày tại tòa, luật sư hoàn toàn đồng thuận với ý kiến của các luật sư Trương Vĩnh Thủy, Lưu Văn Tám, Trương Thị Minh Thơ và luật sư Nguyễn Đình Viến trong hành vi chiếm đoạt 1.105 tỷ đồng.
Theo luật sư Thảo, nhận định của KLDT và cáo trạng, luận tội của VKS là không chính xác khi xác định bị cáo Loan có vai trò đồng phạm giúp sức tích cực với bị cáo Phấn thực hiện 2 hành vi phạm tội. Quá trình điều tra không khai báo thành khẩn mà trả lời quanh co, không hợp tác với CQĐT, còn cùng chồng là Nguyễn Kim Thanh tẩu tán bất tài sản đứng tên giúp bà Phấn nhà số 5 Đoàn Kết, Thủ Đức với giá 34,5 tỷ đồng.
Luật sư cho biết, căn nhà số 5 Đoàn Kết đứng tên chủ tài sản chung giữa bị cáo Thanh và 1 người khác để làm tài sản bảo đảm cho khoản vay tại Agribank CN Mạc Thị Bưởi đối với bà Sương và vợ chồng chị Loan là bên thế chấp.
Việc thế chấp tại NH quy định rất rõ, NH Agribank CN Mạc Thị Bưởi được toàn quyền xử lý căn nhà số 5 Đoàn Kết để thu hồi nợ trong trường hợp nợ đến hạn. Do khoản vay quá hạn nên CN Mạc Thị Bưởi đã tiến hành xử lý tài sản để đảm bảo thu hồi nợ.
Tại phiên tòa, đại diện Agribank và người mua đất số 5 Đoàn Kết đã trình bày rằng, việc mua bán số 5 Đoàn Kết là việc mua bán có điều kiện và do CN Mặc Thị Bưởi là bên chủ động thu xếp. Theo đó, số tiền mua bán căn nhà này được người mua chuyển thẳng vào NH Agribank để NH thu hồi nợ.
Toàn bộ số tiền bán nhà số 5 Đoàn Kết đều do Agribank chuyển khoản trả nợ, chị Loan và chồng không thừa hưởng số tiến này.
Luật sư cho biết tại thời điểm chị Loan nhận KLĐT vào chiều 24/3/2017 so với ngày đề trên quyết định là ngày 22/3/2017 thì chị Loan được tống đạt quyết định khởi tố sau 2 ngày và tại thời điểm này việc mua bán đã diễn ra hoàn tất.
Tuy nhiên, nội dung KLĐT và cáo trạng lại cho rằng, chị Loan cùng chồng ký bán BĐS tẩu tán tài sản căn nhà đứng tên giúp bà Phấn vào ngày 29/3/2017, tức sau thời gian khởi tố 7 ngày. Điều này chứng tỏ việc điều tra toàn diện, khách quan, trung thực ngay từ đầu đã không thực hiện đúng.
Theo đó, luật sư cho biết có 3 vấn đề cần được làm rõ.
Thứ nhất, việc ban hành và tống đạt KLĐT là việc bảo mặt nên bị cáo Loan không thể biết nên không thể nào ký giấy tờ bán đất trước khi bị khởi tố. Vậy cơ sở đâu cho rằng chị Loan cùng chồng tẩu tán tài sản đứng tên giúp bà Phấn tại số 5 Đoàn Kết.
Vấn đề thứ 2, việc tìm khách hàng để bán lại căn nhà số 5 Đoàn Kết là do phía NH Agribank chủ động xử lý, vì đây là quyền của NH theo hợp đồng thỏa thuận thế chấp.
Việc bán nhà số 5 Đoàn Kết là do NH Agribank nhận chuyển khoản trực tiếp từ bên mua để xử lý nợ cho bên vay, chị Loan và chồng không thừa hưởng số tiến này.
Thời gian bị bắt, chị Loan đang mang thai 8 tuần tuổi và giai đoạn ốm nghén. VKS cho rằng, quá trình điều tra, Loan không thể hiện ăn năn hối cải, không hợp tác, khai báo quanh co nhằm mục đích che giấu hành vi phạm tội và bế con nhỏ vào tòa để tạo áp lực cho các cơ quan tố tụng. Luật sư Thảo không đồng tình với quan điểm này.
Ngày 12/2/2018, chị Loan được thay đổi phương pháp tạm giam thành phương pháp bảo lãnh. Thời gian về, chị Loan được người nhà gấp rút đưa nhập viện cấp cứu vì tình trạng sức khỏe quá yếu.
Ngoài chứng bệnh cũ đang mang trong người là tim hở van, huyết áp, viêm xoan,... thì các bác sĩ còn phát hiện thêm chị Loan bị 1 số bệnh khác như đáo tháo đường thai kỳ, riêng thai nhi thì bị suy dinh dưỡng nặng. Đến ngày 17/4/2018 chị Loan đã sinh non.
Sau đó, chúng tôi đã nộp hồ sơ khám thai và ngày dự sinh cho tòa án thì vài ngày sau đó, chúng tôi cũng nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử vào ngày 8/5/2018.
Ngay từ đầu, đã thể hiện mong muốn không cho chị Loan tham dự phiên tòa. Luật sư Thảo cho biết, chủ tọa phiên tòa đã gọi điện cho luật sư và yêu cầu thuyết phục chị Loan làm đơn xin xét xử vắng mặt, nếu không sẽ có biện pháp.
Trong khi đó về nguyên tắc của luật tố tụng hình sự thì tòa án phải biết xác điinhj những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của vụ án, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền nghĩa vụ liên quan,.. để xem xét.
Ngày 17/4/2018, chị Loan sinh non. Đến ngày khai mạc phiên tòa, chị Loan vẫn đang còn ở giai đoạn ở cũa, sức khỏe ngày càng suy yếu, tâm sinh lý sau sinh cũng chưa ổn định, tinh thần lo âu khi biết chồng bị bênh tâm thần chưa thuyên giảm.
Lý do vụ án còn nhiều khuất tất, chưa phản ánh đúng sự thật và có dấu hiệu sai lệch. Toàn bộ nội dung KLĐT, cáo trạng, hồ sơ đều quy buộc toàn bộ trách nhiệm cho bà Phấn và chị Loan với vai trò là đồng phạm, giúp sức tích cực nhưng bà Phấn không thể tham gia phiên tòa do sức khỏe. Nếu chị Loan vắng mặt thì việc trực tiếp tiếp nhận những diễn biến tại tòa sẽ không được đầy đủ, chính xác và không thực hiện được quyền bào chữa của mình 1 cách hiệu quả và đúng nghĩa.
Chồng chị Loan là Nguyễn Kim Thanh bị mắc bệnh tâm thần với bệnh lý rối loạn lo âu lan tỏ, rối lạo hình ảnh nên chị Loan còn phải chăm sóc cho gia đình trong thời gian được tại ngoại.
Hiện nay, các bác sĩ đã chuẩn đoán bị cáo Thanh bị rối loạn loạn tâm thần cấp và nhất thời khác. Cùng lúc, cả 2 cợ chồng đều là bị cáo trong vụ án này.
Hoàn cảnh hết sức khó khăn, đơn chiếc nên chị Loan phải bế con ra tòa, buộc lòng chị Loan phải làm điều mình không muốn.
Chị Loan và chồng đều là người làm công ăn lương, không bà con thân thuộc với bà Phấn. Năm 2009 thì được nhận vào công ty Phú Mỹ làm với trách nhiệm là kế toán. Nếu suy xét cho cùng thì chị Loan bị buộc tội như ngày hôm nay chỉ vì là 1 nhân viên. Bất kể ai là lãnh đạo công ty đều có thể sai bảo được.
Nếu nói về mối quan hệ thì con cháu bà Phấn sẽ được bà Phấn yêu quý và ưu đãi hơn, điều này chứng minh là vợ chồng chị Loan chỉ làm để có tiền nuôi con. Trong các chuyến du lịch, tiệc tùng đều không có vợ chồng chị Loan. Từ đó cho thấy chị Loan không phải là người thân cận với bà Phấn như cáo trạng quy kết.
Vấn đề thứ 3, các cơ quan tố tụng đã chưa xem xét khiếu nại kiến nghị của chị Loan cũng như người bào chữa cho chị Loan.
Ngày 17/1/2018, khi nhận và đọc nội dung KLĐT, chị Loan đã có đơn xin phép gặp cán bộ VKSND Tối cao quận 3 nhưng nguyện vọng này không được xem xét.
Luật sư cũng nhận ra nhiều nội dung trong KLĐT chưa chính xác đã làm văn bản khiếu nại và kiến nghị VKS, CQĐT và các văn phòng Chính Phủ nhưng cũng không được xem xét. Và toàn bộ tài liệu này cũng không được đưa vào hồ sơ vụ án.
Vấn đề thứ 4, trong cáo trạng thể hiện chi Loan là thư ký của bà Phấn nhưng trong họp đồng lao động đều thể hiện chị Loan chỉ là nhân viên kế toán. Vậy căn cứ vào chứng cứ nào mà các CQTT cho rằng, chị Loan là thư ký của bà Phấn.
Nếu cho rằng chị Loan là thư ký thì trước hết phải có xác nhận của bà Phấn. Vì vậy không thể sử dụng lời khai 1 chiều để quy buộc cho bị cáo.
Vấn đề thứ 5, trong quá trình lấy lời khai của bị cáo Loan đã vi phạm thủ tục tố tụng. Luật sư đưa ra những chứng cứ như điều tra viên đã làm sai biểu mẫu về điều tra, có những biên bản lấy cung giống nhau đổ lỗi cho bị cáo. Theo luật sư, các biểu mẫu lời khai quy định phải viết tay.
Biên bản lấy cung của bị cáo không có luật sư tham gia, luật sư cho rằng với thể rạng sức khỏe yếu, mệt mỏi do ốm nghén nhưng tại biên bản lại phản ánh bị cáo có sức khỏe tốt, minh mẫn.
Luật sư tiếp tục trình bày một số chứng cứ để cho rằng, cơ sở nào cho rằng việc lấy lời khai của CQĐT là chính xác.
Vấn đề thứ 6, về thành viên HĐXX. Luật sư trình bày, quyết định khởi tố vụ án từ ngày 9/9/2016 được HĐXX sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 1 quyết định. Trong thành phần HĐXX sơ thẩm vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 1 có 3/5 vị.
Tại phiên tòa này, HĐXX xác định cụ thể hành vi, họ tên của 1 số bị cáo bị đưa ra xét xử trong phiên tòa này lại tham gia 3/5 thành phần HĐXX như trên. Chúng tôi cho rằng, việc xét xử không vô tư, không khách quan thì quyết định theo nguyên tắc đa số.
Phiên toà bắt đầu làm việc
Luật sư bào chữa cho các bị cáo Văn Bùi Hồng Thi, Trần Thị Hồng Nga, Đỗ Thị Hồng Nhung, Trần Điền Ngọc Hân,... đưa ra các luận chứng, luận cứ và cho rằng các bị cáo này có vai trò hạn chế trong vụ án. Theo đó, các luật sư mong HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt và cho các bị cáo này được hưởng án treo.
Tiếp tục phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Trịnh Thị Huyền Trang, Đường Bửu Nhìn cho rằng, mặc dù các bị cáo thừa nhận hành vi của mình như trong cáo trạng trình bày, nhưng xét về mức độ phạm tội của các bị cáo này chưa đủ để nhận trách nhiệm hình sự.
Ngoài ra, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, tích cực giúp đỡ CQĐT làm rõ vụ án, thân nhân tốt, làm theo chỉ đạo,... Từ đó, luật sư đề nghị HĐXX xem xét và miễn hình phạt cho các bị cáo.
Tham gia phần tự bào chữa cho mình, tất cả các bị cáo trên đều tỏ ra ăn năn hối cải, đã nhận thức được hành vi của mình là sai trái và mong HĐXX xem xét, khoan hồng để có cơ hội làm lại cuộc đời.
Cũng tại phiên tòa, luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Thị Ngọc Tuyết lại cho rằng, cáo trạng và KLĐT chưa thể hiện toàn diện, khách quan những hành vi liên quan đến bị cáo Tuyết.
Trình bày tại tòa, luật sư đưa ra những luận cứ chứng minh hành vi của bị cáo Bích là không trái quy định của Nhà nước.
Về những chứng từ, giấy nộp tiền mà bị cáo Bích đã lập là những chứng từ hợp pháp. Hành vi của bị cáo Tuyết là tiếp nhận chứng từ từ khách hàng và lập phiếu thu là đúng theo nghiệp vụ kế toán.
Liên quan đến các khoản vay của Phương Trang tại NH Đại Tín, luật sư cho rằng khoản vay 150 tỷ đồng, Phương Trang đã nhận đầy đủ thông qua sổ quỹ, phiếu nộp tiền.
Về phiếu thu 250 tỷ đồng, luật sư cho rằng phiếu thu này là đúng quy định và không gây thiệt hại cho NH Đại Tín nên đề nghị HĐXX xem xét lại.
Về số tiền mà Phương Trang thực nhận cần phải làm rõ về các số liệu đối chiếu công nợ.
VKS đề nghị 2-3 năm tù đối với bị cáo Loan là không phù hợp, bới trong cáo trạng đã thể hiện hành vi của bị Phấn đã cấu thành tội “Cố ý gây...”, đồng thời còn nhiều bị cáo khác được xđ là đồng phạm với bị cáo Phấn, trong khi đó bị cáo Tuyết chỉ giúp sức hạn chế.
Trong hồ sơ vụ án không có tài liệu khách quan nào cho biết bị cáo Tuyết đã giúp sức cho bị cáo Phấn. Ngoài ra, bị cáo Tuyết không phải người kiểm tra các chứng từ tại NH.
Luật sư trình bày, nếu bị cáo Tuyết có hành vi vi phạm trong vụ án thì cũng không có vai trò đáng kể và mức độ sai phạm thấp nhất trong các bị cáo.
Về thiệt hại, theo cáo trạng, bị cáo Tuyết đã giúp bà Phấn thu hơn 295 tỷ đồng nhưng luật sư cho rằng, hành vi này không gây thiệt hại cho NH.
Bị cáo đã thừa nhận hành vi lập phiếu nhưng đồng ý với việc cáo buộc của VKS.
Bản thân bị cáo Tuyết chấp hành đúng với pháp luật, gia đình bị cáo có nhiều đóng góp cho xã hội. Theo bị cáo, bị cáo không làm sai, không giúp sức bị cáo Phấn, bị cáo không đồng ý với hành vi truy tố của bản cáo trạng.
Đề nghị HĐXX xem xét tất cả những nội dung này.
Xét xử vụ án tại Ngân hàng Đại Tín sáng 25/5: 'Bị cáo không có chuyên môn nghiệp vụ nên chỉ làm theo những nhân viên khác'
Sáng nay (25/5), các luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi cho các bị cáo trong vụ án xảy ra tại Ngân ... |
Pháp luật 11:21 | 01/10/2018
Pháp luật 03:18 | 29/05/2018
Pháp luật 14:32 | 28/05/2018
Pháp luật 10:41 | 28/05/2018
Pháp luật 10:08 | 28/05/2018
Pháp luật 07:07 | 28/05/2018
Pháp luật 00:47 | 28/05/2018
Pháp luật 06:58 | 26/05/2018