Mặc kệ người ta nói - đi đẻ là phải trang điểm thật xinh

3 lần lên bàn đẻ là 3 lần chị Trương Tuyết Anh (24 tuổi) đều có ý tưởng táo bạo: “đi đẻ là phải trang điểm trước khi chào đón thiên thần nhí”.
mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh Bộ ảnh mẹ bầu cho con gái bú giữa thiên nhiên lay động hàng triệu trái tim người mẹ
mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh Càng bầu thì càng phải nuông chiều bản thân

2 lần sinh đầu, chị Trương Tuyết Anh đều sinh tại Mỹ. Đến lần sinh hạ thứ 3, chị Tuyết Anh quyết định sinh tại bệnh viện Hạnh Phúc (TPHCM). Cùng lắng nghe những chia sẻ của bà mẹ trẻ về trải nghiệm sinh đẻ ở hai quốc gia khác nhau.

mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh
Chị Trương Tuyết Anh. (Ảnh lần sinh thứ 3 tại Việt Nam và lần sinh thứ 2 tại Mỹ.)

- Chào chị, 2 lần đầu tiên chị đã lựa chọn sinh tại Mỹ, nơi có nền y học tiên tiến bậc nhất thế giới. Vậy điều gì khiến chị quyết định lựa chọn lần thứ 3 sinh tại Việt Nam?

Mình về Việt Nam chơi khi mang thai 12 tuần. Đến tuần thứ 29, khi chuẩn bị quay về Mỹ, mình bị động thai nên bác sĩ không thể kí giấy chứng nhận an toàn bay. Do đó mình buộc phải ăn tết ở Việt Nam và sinh con tại quê hương mình.

- Trải qua 2 lần sinh tại Mỹ và 1 lần sinh tại Việt Nam, chị cảm thấy sự khác nhau như thế nào về chế độ chăm sóc trước và sau sinh tại 2 nước?

Bản thân mình thấy, sinh tại Mỹ thì mọi thứ diễn ra như một chuyến đi chơi. Sinh xong, các mẹ không phải kiêng cữ, mọi thứ vẫn diễn ra như ngày thường. Mẹ vẫn có thể bế con 3 ngày tuổi đi sắm quần áo, đi dạo phố…

mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh 'Vượt cạn' ở Pháp: Vợ chuyển dạ tại nhà, chồng gọi lính cứu hỏa
mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh Kỷ niệm đi sinh: Hú hồn 'gà con' không đạp, mẹ nhập viện mổ cấp cứu

Trong khi đó, sinh ở Việt Nam, một lần sinh nở là một điều diễn ra vô cùng thiêng liêng quan trọng. Tất cả người thân trong gia đình đều quan tâm, đến thăm, biếu quà. Khi sinh xong, mẹ phải kiêng cữ rất nhiều thứ, phải ăn uống tẩm bổ.

Các mẹ Việt sinh xong đa phần đều ở yên trong phòng suốt một tháng. Dân gian thường gọi là “nằm ổ”. Đúng là có kiêng có lành, nhưng theo mình, nếu “nằm ổ” như vậy, các mẹ rất dễ rơi vào trạng thái trầm cảm sau sinh. Vì tự thu mình một chỗ khiến không ít mẹ sinh ra suy nghĩ tiêu cực.

Còn các mẹ Mỹ quay trở lại cuộc sống nhanh hơn. Các mẹ ấy dành khoảng thời gian thai sản làm những điều mình thích màvẫn chăm con tốt.

mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh
Tại Mỹ, chị Tuyết Anh được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc rất tốt.

- Trong một bài viết gần đây trên trang cá nhân, chị có chia sẻ về chi tiết khá đặc biệt, đó là cả 3 lần khi đi sinh, chị đều trang điểm thật đẹp. Lý do nào khiến chị có quyết định táo bạo “đi đẻ là phải trang điểm, đi đẻ là phải xinh đẹp”? Liệu có phải ở bên Mỹ, người ta khuyến khích các mẹ bầu đẹp khi sinh con?

Vấn đề trang điểm có lẽ gặp phải sự chỉ trích nhiều nhất. Có lần mình đi khám thai tại bệnh viện công, các bác sĩ, hộ lý la và bảo rằng không được trang điểm vì sẽ không nhìn được sắc môi, sắc mặt của mẹ. Một số người ở Việt Nam còn bảo nếu trang điểm, em bé sẽ mất duyên. Nhưng vấn đề này mình hoàn toàn không gặp phải khi khám ở bệnh viện quốc tế mà đến nơi đây còn thấy rất nhiều mẹ có quan điểm giống mình.

Thực tế, khi mang thai cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Nếu mẹ không dưỡng da thì da mẹ sẽ nổi mụn và bị nám cùng rất nhiều vấn đề tiêu cực khác xảy ra. Điều quan trọng nhất các mẹ phải cung cấp độ ẩm đủ cho da. Các mẹ nên tìm sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên để dưỡng da mình trước.

Nếu muốn trang điểm thì cũng nên hạn chế, chỉ trang điểm khi cảm thấy cần, về nhà thì tẩy trang dưỡng da ngay. Dù mẹ có trang điểm đậm hay nhạt cũng không thành vấn đề.

Lúc đi sinh bên Mỹ mình vẫn trang điểm nhẹ, dán mi giả vì mình không muốn hình ảnh nhợt nhạt xuất hiện trước mặt chồng con. Ít nhất cũng phải luôn tươi tắn. Mình đã hỏi bác sĩ và y tá, họ hoàn toàn đồng ý với việc mình sẽ trang điểm đi sinh bé. Bên Mỹ, nhiều mẹ trang điểm lộng lẫy như đi tiệc nữa. Y tá còn hỏi mình có hài lòng chưa và nếu chưa hài lòng sẽ có một số bạn y tá đến trang điểm giúp. Các y tá ở Mỹ cũng trang điểm rất kỹ lưỡng khuôn mặt mình – điều mà mình ít thấy ở Việt Nam.

Điều quan trọng nhất là sự ủng hộ của chồng mình. Anh ấy tôn trọng quyết định của mình nên sinh bé thứ 3 tại Việt Nam, mình vẫn trang điểm lúc lên bàn sinh. Trang điểm khi đi đẻ mang lại rất nhiều lợi ích. Vì sợ trôi mất lớp trang điểm nên mình chịu đựng cơn đau rất giỏi, kìm nén không được để rơi giọt nước mắt nào. Mình cố gắng tập trung rặn nên chỉ 7 hơi là em bé đã chào đời rồi.

mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh
Cả 3 lần đi sinh, chị Tuyết Anh đều cẩn thận trang điểm.

- Cả 3 lần sinh, chồng chị đều có mặt để cùng vợ vượt cạn không? Cảm giác của chị lúc sinh thế nào khi có chồng bên cạnh cổ vũ?

Cả 3 lần sinh, mình đều may mắn có chồng bên cạnh. Lần sinh đầu còn có cả mẹ chồng ở bên cạnh. Khi về Việt Nam sinh, anh ấy nhất quyết phải chọn được bệnh viện nào giống bên Mỹ và đồng ý cho chồng vào đồng hành cùng vợ. Anh muốn tiếp sức cho mình, muốn tự tay bế con cắt dây rốn cho con. Quan trọng hơn nữa, anh ấy muốn bảo vệ mình vì từng đọc nhiều tin về sản phụ ra đi mãi mãi trên bàn sinh nên anh ấy sợ và nhất quyết phải vào cùng mới yên tâm.

Có chồng bên cạnh mình đỡ sợ hơn là nằm một mình. Khi mình có cơn đau chuyển dạ, có người cho mình nhõng nhẽo mình cũng thấy an ủi. Khi mình hết hơi rặn, anh ấy sẽ động viện, đỡ đầu giúp mình. Hơn hết là anh ấy thấy được cái đau mà mình phải chịu, thấy được những gì mà mình phải đánh đổi để con chào đời. Như vậy, anh ấy sẽ yêu thương vợ hơn. Lúc đi sinh về, anh ất sẽ chăm sóc vợ chu đáo vì biết vợ mình vẫn còn đau và phải vất vả thế nào.

mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh
Chồng chị Tuyết Anh cùng em bé Jacob, sinh tại Việt Nam.

- Nếu có lần sinh sau, chị sẽ chọn sinh tại đâu, Việt Nam hay Mỹ?

Nếu có cơ hội sinh thêm bé nữa thì mình vẫn ưu tiên chọn nước Mỹ. Nếu gặp phải những vấn đề không thể sinh con trên nước Mỹ, mình sẽ về Việt Nam. Vì nơi đây có gia đình và mình thích những gì mà một bệnh viện Việt Nam mang đến.

- Chị có lời khuyên nào dành cho các bà mẹ đang chuẩn bị chào đón “thiên thần nhí” không?

Mình thấy không ít các mẹ bầu Việt Nam ít quan tâm đến bản thân. Muốn sinh con khỏe mạnh, nuôi dạy con tốt thì chính mẹ bầu phải yêu thương bản thân mình trước. Hãy làm đẹp bằng những sản phẩm dành cho bà bầu. Hãy suy nghĩ tích cực, tập thể dục đều đặn để luôn là mẹ bầu khỏe mạnh đi lại thoải mái. Đừng biến mình thành mẹ sề đi lại lê lết với sắc mặt tối sầm. Với hình ảnh ấy đến mình nhìn còn không nỗi thì làm sao chồng bạn nhìn nổi.

Ảnh: NVCC

mac ke nguoi ta noi di de la phai trang diem that xinh Đi đẻ như đi nghỉ dưỡng, mẹ 9X lại muốn về Việt Nam sinh

Với mong muốn đi đẻ phải thật xinh, chị Trương Tuyết Anh (24 tuổi, định cư tại Mỹ) đã cố gắng tập trung đẻ thật ...

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.