Masan nắm 83,74% cổ phần công ty sở hữu chuỗi Vinmart

Masan nhận khoảng 540 triệu cổ phần của VCM - doanh nghiệp do Vingroup thành lập vào tháng 9 năm ngoái, để quản lí mảng bán lẻ.

Tập đoàn Masan vừa thông qua việc hoán đổi cổ phần cho thương vụ nhận sáp nhận mảng bán lẻ và nông nghiệp của Tập đoàn Vingroup.

Theo đó, Masan nhận 83,74% cổ phần phổ thông của Công ty cổ phần Phát triển thương mại và dịch vụ VCM. Doanh nghiệp này cũng phát hành quyền chọn được nhận cổ phần của một công ty thành viên, với điều kiện công ty này vừa sở hữu vốn góp vừa vận hành VCM và Công ty TNHH Masan ConsumerHoldings.

VCM mới được thành lập đầu tháng 8/2019, hoạt động chính trong lĩnh vực tư vấn quản lí. Vốn điều lệ ban đầu của doanh nghiệp này là 1 tỉ đồng, trong đó Vingroup sở hữu 64,3% vốn và Phó Tổng giám đốc Vingroup - bà Mai Hương Nội, giữ chức Chủ tịch HĐQT. Giữa tháng 9, VCM nâng vốn điều lệ lên 6.436 tỉ đồng. Doanh nghiệp này là công ty mẹ, nắm 100% vốn của VinCommerce.

Với tỉ lệ mới công bố, Masan sở hữu khoảng 540 triệu cổ phần tại VCM. Masan uỷ quyền cho Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang hoặc ông Danny Le, Trưởng bộ phận Chiến lược và phát triển quyết định các điều khoản cụ thể, liên quan đến thoả thuận, hợp đồng và chuyển giao tài liệu liên quan đến thương vụ này.

Thoả thuận việc sáp nhập được Masan và Vingroup công bố lần đầu vào đầu tháng 12/2019. Ban lãnh đạo Vingroup cho biết thương vụ này nhằm tối ưu hóa thế mạnh hoạt động của mỗi bên, đồng thời tạo nên một tập đoàn hàng tiêu dùng - bán lẻ mới có sức cạnh tranh vượt trội và quy mô hàng đầu Việt Nam. Việc rút khỏi mảng bán lẻ và nông nghiệp nằm trong chiến lược tập trung nguồn lực cho công nghiệp và công nghệ của tập đoàn.

Sau khi tiếp quản, Masan giữ nguyên hệ thống quản trị hiện tại của VinCommerce cũng như các chính sách với nhà cung cấp, khách hàng. Nhân viên của chuỗi bán lẻ này được kế thừa các quyền lợi có sẵn từ Vingroup, và hưởng thêm các chế độ đãi ngộ của Masan.


chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.