Một ngày của các phi công, tiếp viên hàng không trong dịch Covid-19

Bị hoãn lương, làm việc không công, đối mặt với người có nguy cơ nhiễm virus là những khó khăn mà các phi công, tiếp viên hàng không thế giới phải đối mặt thời điểm này.

Theo CNN, khi dịch Covid-19 lan rộng và trở thành mối đe dọa đối với ngành hàng không toàn cầu, các nhân viên hàng không như “ngồi trên đống lửa”, bởi công ăn việc làm của họ bị ảnh hưởng, nhiều hãng bay đối mặt với khó khăn chưa từng thấy.

Một số hãng hàng không phải cắt giảm nhân sự, cho nhân viên nghỉ phép không lương để tiết kiệm chi phí. Các sân bay trống rỗng, nhiều chuyến bay “ma” - không có khách - vẫn cất cánh.

"Là một phi công, tôi thường xuyên phải đi xa. Trong 2 tháng qua, khi mọi người ở nhà thì tôi vẫn bay trên bầu trời Singapore, Malaysia, Việt Nam và Ấn Độ. Nơi làm việc của tôi cách các bạn 10.000m”. Đó là câu chuyện của Tarana Saxena, một phi công của hãng hàng không Ấn Độ IndiGo.

Một ngày của các phi công, tiếp viên hàng không trong dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Tiếp viên hàng không là đối tượng đối mặt với nguy cơ nhiễm bệnh cao. (Ảnh: NYT).

Môi trường làm việc nhiều rủi ro

Chia sẻ với CNN, Saxena cho biết: “Công việc của tôi đòi hỏi nhiều quy định như đeo khẩu trang, vệ sinh tay và giữ khoảng cách an toàn. Trong buồng lái, nhân viên liên tục vệ sinh dụng cụ, ghế ngồi, thắt lưng sau mỗi chuyến bay”.

“Tôi cũng không ăn đồ ăn trên máy bay hay tương tác với đồng nghiệp quá nhiều. Lâu nay, tôi thường mang đồ ăn thức uống ở nhà đi. Ngày trước, tôi thích khám phá những địa danh mới. Còn bây giờ, việc tôi làm là ở yên trong khách sạn”, cô chia sẻ.

“Ở Ấn Độ, tình hình đang trở nên tồi tệ hơn. Ngay cả ở Mumbai và Delhi - trung tâm kinh tế của cả nước - cũng tạm dừng hoạt động. Nhiều trường học, điểm du lịch, trung tâm thương mại đồng loạt đóng cửa”.

“Ngành hàng không đang hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất do dịch bệnh. Các chuyến bay gần như trống rỗng. Mới đây, chuyến bay đến Kolkata của tôi chỉ có 36 hành khách trên tổng số 180 ghế ngồi”, Saxena phàn nàn.

Một ngày của các phi công, tiếp viên hàng không trong dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Tarana Saxena là phi công của hãng hàng không Ấn Độ IndiGo. (Ảnh: Courtesy Tarana Saxena).

Đề cập đến đặc thù công việc, nữ phi công cho biết: “Tôi đang rất khó khăn. Phi công không thể làm việc tại nhà như những công việc khác. Gia đình rất lo lắng cho tôi, họ muốn tôi về nhà. Tôi đã đấu tranh tinh thần khá nhiều, và nói với họ rằng tôi vẫn ổn, tôi không thể bỏ việc”.

Trong khi đó, một nữ tiếp viên hàng không giấu tên kể với CNN: "Tôi là một tiếp viên hàng không đến từ Hong Kong. Gần đây nhất, tôi đã bay tới Seattle, mọi người gần như đều đeo khẩu trang khi ra đường”.

Khối lượng công việc sụt giảm mạnh

“Trong công việc, tôi phải tuân thủ mọi quy tắc như đeo khẩu trang, găng tay nhựa, kính bảo hộ. Hành khách đều đeo khẩu trang, thậm chí đội mũ, đeo kính bảo hộ toàn mặt. Nhiều người không sử dụng đồ ăn trên máy bay và mang theo cả chăn của riêng họ”, cô nói thêm.

Nói về khó khăn trong công việc, nữ tiếp viên chia sẻ: “Nếu chẳng may chuyến bay của tôi gặp vấn đề, tôi sẽ không phải lo lắng về việc bị mắc kẹt hay cách li. Công ty sẽ sắp xếp mọi thứ cho chúng tôi. Nếu phi hành đoàn trở về từ Mỹ hoặc châu Âu, họ sẽ phải thực hiện lệnh cách li theo quy định”.

Theo CNN, hãng hàng không này đã dừng tất cả các chuyến bay đến Trung Quốc và khuyến khích nhân viên nghỉ phép không lương.

“Do nhiều chuyến bay bị hủy, lượng công việc của tôi cũng giảm xuống. Tôi đã từng bay 5-6 chuyến bay mỗi tháng, nhưng gần đây chỉ bay 2 lần một tháng. Có lúc, tôi nhận được thông báo hủy chuyến chỉ vài phút trước khi cất cánh”.

Một ngày của các phi công, tiếp viên hàng không trong dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Nhiều tiếp viên hàng không châu Á bị kỳ thị tại các sân bay ở Mỹ, châu Âu. (Ảnh: Shutterstock).

“Là nhân viên chính thức nên tôi vẫn được nhận lương, song số tiền ấy cũng bị giảm do sự khó khăn của toàn ngành. Gần đây, các sân bay gần như trống rỗng”, nữ tiếp viên than thở.

Cô kể nhiều đồng nghiệp kể rằng họ phải chịu sự phân biệt chủng tộc khi đến các nước khác. Nhiều người Mỹ da trắng khi nhìn thấy các thành viên phi hành đoàn châu Á ở sân bay, họ đã hét lên, thậm chí xua đuổi.

"Họ cho rằng chúng tôi mang virus đến đất nước của họ. Nhiều địa điểm đã hạn chế du khách Hong Kong”, cô cho biết thêm.


chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.