Bức tranh hàng không Mỹ giữa đại dịch Covid-19 qua lời kể của tiếp viên hàng không

Virus corona đã khiến các phi hành đoàn cảm thấy sợ hãi, tuy nhiên một số vẫn đang tiếp tục bay.

Molly Choma, một tiếp viên hàng không của Alaska Airlines, đã miệt mài làm việc gần như mỗi ngày kể từ giữa tháng 3, ngay cả khi đại dịch đã và đang tàn phá ngành công nghiệp của cô. Nhưng vào chủ nhật tuần trước, khi tỉnh dậy trong căn phòng của một khách sạn vắng vẻ, cô đã tự hỏi, liệu đã đến lúc dừng lại?

Khi chuẩn bị cho chuyến bay từ Washington đến khu vực Vịnh San Francisco, cô gái 33 tuổi này đã mở tin tức và nhắn cho các đồng nghiệp của mình. Họ có kế hoạch tiếp tục bay không? Cô có nên bay hay không?

Bức tranh ảm đạm của ngành hàng không nước Mỹ qua lời kể của tiếp viên và phi công - Ảnh 1.

Molly Choma, một tiếp viên hàng không của Alaska Airlines, đã đặt câu hỏi rằng liệu cô ấy có nên tiếp tục làm việc trong thời điểm đại dịch đang xảy ra hay không. (Ảnh: Anastasiia Sapon/NYtimes).

"Tôi đang nghĩ về gia đình mình, nghĩ về bạn bè, nghĩ về những gì sẽ xảy ra từ giờ cho đến cuối tháng này", cô nói. "Tôi không biết điều này sẽ định hình cuộc sống của tôi hoặc hay thậm chí là cả thế giới, ngành hàng không và lịch sử của nhiều thứ như thế nào nữa".

Các hãng hàng không đã hủy một số lượng chuyến bay khổng lồ, nhưng hàng ngàn chuyến vẫn cất cánh mỗi ngày. Điều này khiến nhân viên trong ngành phải đặt ra câu hỏi, liệu họ có nên tiếp tục làm việc, và làm thế nào để giữ an toàn nếu như họ làm.

Một số nhân viên hàng không đã tiếp tục làm việc một cách miễn cưỡng, vì họ cần tiền hoặc sợ mất việc một khi khủng hoảng xảy ra. Nhiều người đã từng dựa vào thu nhập thêm từ những lịch bay quá giờ, thì giờ đây chỉ có thể hài lòng với số lượng chuyến bay có thể. Hàng chục ngàn người đã nghỉ phép không lương, ở nhà, vì bắt buộc hoặc tự nguyện, hoặc muốn nhường vị trí cho các đồng nghiệp cần thu nhập hơn.

Theo các công đoàn lao động đại diện cho họ, hàng trăm tiếp viên và phi công đã mắc Covid-19 và ít nhất 5 người đã tử vong. Và mặc dù ngành công nghiệp đã đảm bảo được 25 tỉ đô la từ chính phủ liên bang Mỹ để trả lương nhân viên cho đến tháng 9, thì tương lai trước mắt vẫn thật ảm đạm.

Sau cuộc khủng hoảng, nhiều hãng hàng không có thể đối mặt với việc cắt giảm nhân viên, và việc phục hồi hoàn toàn sẽ không thể trong một sớm một chiều.

Sự tàn phá đã đột ngột tới vào cuối tháng 2, khi lượng đặt vé mới bắt đầu giảm mạnh trong khi lượng hủy vé tăng mạnh. Chưa đầy hai tháng sau, vận chuyển hàng không đã giảm xuống mức thấp mới.

Lần đầu tiên, Tổ chức Quản lí An ninh Vận chuyển Hoa Kỳ (TSA) chỉ phải kiểm tra an ninh khoảng 100.000 du khách, phi công, tiếp viên và nhân viên sân bay, nhân viên hàng không tại các trạm kiểm soát. Trong khi cùng ngày này năm ngoái, có tới hai triệu người qua lại trạm kiểm soát.

Các hãng hàng không đã cắt giảm đáng kể dịch vụ của mình, nhưng vẫn vận hành hàng ngàn chuyến bay mỗi ngày. Ví dụ, vào ngày 7/4, có gần 8.000 chuyến bay ở Mỹ, ít hơn 4 lần so với 35.000 chuyến của năm ngoái (theo số liệu của nhà cung cấp dữ liệu hàng không OAG).

Bức tranh ảm đạm của ngành hàng không nước Mỹ qua lời kể của tiếp viên và phi công - Ảnh 2.

Sân bay quốc tế San Francisco vắng vẻ vào tuần trước. (Ảnh: Anastasiia Sapon/NYtimes)

Bức tranh ảm đạm của ngành hàng không nước Mỹ qua lời kể của tiếp viên và phi công - Ảnh 3.

Cú sốc về cuộc khủng hoảng hiện tại khiến ngành hàng không trở nên tồi tệ hơn, so với hậu quả vụ tấn công khủng bố năm 2001 mang lại. (Ảnh: Anastasiia Sapon/NYtimes)

Ngành công nghiệp này đang cắt giảm nhiều hơn, nhưng phải duy trì dịch vụ tối thiểu cho nhiều điểm đến, dựa trên các điều kiện mà Quốc hội áp đặt cho các khoản tài trợ dành cho nhân viên hàng không.

Tiếp viên hàng không tại các hãng hàng không lớn thường được đảm bảo một lượng công việc tối thiếu, sau đó họ có thể tự trao đổi lịch bay với nhau để kiếm thêm hoặc để có thêm thời gian nghỉ ngơi. 

Năm 2018, hơn 119.000 tiếp viên đang làm việc tại Mỹ, có mức lương trung bình hàng năm là 56.000 USD (tương đương 1,3 tỉ đồng), 124.000 phi công có mức lương trung bình hơn 115.000 USD (tương đương 2,7 tỉ đồng).

Ngoài làm tiếp viên, Choma còn có một studio chụp ảnh, tuy nhiên công việc kinh doanh đang bị gián đoạn bởi đại dịch. Cô cho biết việc tiếp tục bay mang lại cho cô nhận thức về mục đích trong thời gian bất ổn này, và giúp cô duy trì thu nhập ổn định khi làm thay những tiếp viên không thể, hoặc không muốn bay.

Điều này không có nghĩa là cô không lo lắng về việc nhiễm bệnh, nhưng cô có sức trẻ, sức khỏe và hơn nữa là chưa có con. Có một người mẹ là tiếp viên hàng không trong gần hai thập kỉ, Choma cũng đã phải đối mặt với những rủi ro của nghề từ lâu.

"Nghe có vẻ rất tối tăm, nhưng trong đầu tôi luôn lo lắng rằng, sẽ có điều gì đó tồi tệ có thể xảy ra trong công việc. Nó thậm chí còn trầm trọng hơn vào thời điểm này. Nhưng tôi nghĩ, tự an ủi bản thân vượt qua những nỗi sợ hãi đó, đã là một kĩ năng mà tôi phát triển được", cô nói.

Mặc dù Choma nói rằng ông chủ của cô làm rất tốt trong việc cung cấp găng tay và khẩu trang cho các thành viên phi hành đoàn, thế nhưng nhiều tiếp viên và phi công tại một số hãng hàng không lớn cho biết, họ phải tự trang bị những đồ bảo hộ đó cho mình. Ngay cả khi các hãng hàng không đã cam kết cung cấp thiết bị bảo hộ, nhiều hãng cũng gặp phải các vấn đề về nguồn cung. Tình trạng này tương tự với các bệnh viện trên cả nước Mỹ.

Chủ tịch Hiệp hội Tiếp viên hàng không Mỹ cho biết đã có sự mâu thuẫn giữa các cấp bậc trong việc muốn làm việc, và muốn làm những gì cần thiết cho quốc gia. Họ đặt ra câu hỏi: "Bạn đang làm gì để đảm bảo rằng chúng tôi sẽ thực sự an toàn trong công việc và rằng nguy cơ tiếp xúc được giảm thiểu?".

Bức tranh ảm đạm của ngành hàng không nước Mỹ qua lời kể của tiếp viên và phi công - Ảnh 4.

Vận chuyển hàng không đã giảm nhiều đến nỗi, chỉ có chưa đầy 100.000 người đi qua các trạm kiểm soát an ninh sân bay trên toàn nước Mỹ, trong một ngày. (Ảnh: Anastasiia Sapon/NYtimes).

Một liên minh đại diện cho nhân viên tại Alaska Airlines, United Airlines và hơn một chục công ty khác, đã kêu gọi chính quyền và hãng hàng không cấm tất cả các chuyến bay với mục đích du lịch. Hiệp hội Phi công Hàng không, đại diện cho hơn 63.000 phi công của nhiều hãng bay, đã yêu cầu Cục quản lí Hàng không Liên bang ra chỉ thị vệ sinh buồn lái thường xuyên. Tiếp đó, yêu cầu các hãng hàng không nhanh chóng thông báo cho các nhân viên tiếp xúc với các cá nhân đang hoặc có thể bị nhiễm bệnh. 

Lauren Metz, một phi công của Delte Airlines và phát ngôn viên của Hội đồng Điều hành Delta Master, nói rằng: "Những thành viên phi hành đoàn cần phải biết rằng họ có nằm trong nguy cơ nhiễm bệnh hay không, để họ có thể bảo vệ sức khỏe của chính họ, sức khỏe của gia đình họ và không truyền bệnh cho hành khách, hoặc các thành viên phi hành đoàn và nhân viên khác".

Không thể giữ an toàn từ sớm trong cuộc khủng hoảng, vì các máy bay thường xuyên kín ghế và tình trạng căng thẳng tăng cao. Nhưng chỉ có một số ít hành khách có ý thức cảnh giác trong việc tiếp xúc với người khác. Phi công Metz gần đây đã chở gần 75 hành khách, nhiều người trong số họ đã bị mắc kẹt trên một tàu du lịch bị cách li. 

Đối với phi hành đoàn, đại dịch đã thay đổi cuộc sống của họ theo những cách khác. Với các sân bay và các điểm đến gần như ngừng hoạt động, việc lên kế hoạch cho các chuyến đi khó khăn hơn. 

Vào một buổi sáng gần đây, cô Choma đã dành 45 phút trên giường để nghiên cứu về thời tiết và tin tức tại điểm đến của mình. Cô đã chuẩn bị một ít thực phẩm và đồ ăn nhẹ để đề phòng.

"Nếu tôi bị mắc kẹt ở đâu đó, nếu có việc gì đó thực sự tồi tệ xảy ra và mọi cửa hàng bị đóng cửa, thì tôi sẽ ổn nhờ những thứ mang theo này", Choma nói. 

Vào thứ Năm tuần trước, Choma đi làm tại Nhà ga số 2, Sân bay Quốc tế San Francisco. Sự yên tĩnh của sân bay càng khuếch đại âm thanh của giày cao gót và tiếng bánh xe  vali mà cô đang kéo. Mà những âm thanh này, trước kia luôn bị tiếng ồn của đám đông nhấn chìm. 

"Thật giống như bạn đang chờ một chiếc búa rơi xuống nền đất. Điều này sẽ đi được bao xa? Đi được đến đâu? Các hãng hàng không sẽ như thế nào trong tương lai?", cô nói. 

Chuyến bay lần này của cô, thông thường máy bay có thể chứa hơn 150 hành khách, nhưng giờ chỉ có 12 người cùng với 6 thành viên phi hành đoàn. 

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.