Những người chuyển giới tại Việt Nam hiện do còn gặp nhiều những rảo cản như tâm lí, sức khỏe, sự kì thị, sự phản đối từ gia đình, chi phí giải phẫu khiến họ còn e ngại trong việc sống thật với chính mình. Họ đối phó với những rào cản đó bằng cách che giấu, lé tránh, sống gượng ép, suy nghĩ tiêu cực…
Theo nghiên cứu của viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường iSEE công bố năm 2015: 62% người chuyển giới nữ, 80% người chuyển giới nam bị chửi mắng, lăng mạ. 61 % người chuyển giới bị ép thay đổi ngoại hình, thậm chí 14% bị bạo lực, giam giữ, dánh đập đuổi khỏi nhà, hay dọa tự tử để làm sức ép khiến người chuyển giới phải sống theo mong muốn của gia đình. |
Hiện nay, nhiều người chuyển giới gặp khó khăn trong tình yêu, hôn nhân, môi trường làm việc, học tập và điều kiện chăm sóc sức khỏe y tế. Không chỉ vậy, việc thay đổi tên và xác định lại giới tính còn có nhiều khó khăn với người chuyển giới khi dự thảo Luật chuyển đổi giới tính đang còn đang được cơ quan chức năng pháp lý soạn thảo.
Để góp phần ủng hộ tiến trình ban hành Luật chuyển đổi giới tính trong thời gian tới tại Việt Nam, cộng đồng chuyển giới tại Hà Nội đã thực hiện triển lãm ảnh tôn vinh sự đa dạng trong hình ảnh của người chuyển giới.
Chia sẻ về sự kiện triển lãm ảnh này, Vũ Hoàng Mai Châu - Trưởng mạng lưới chuyển giới tại Việt Nam cho biết: "Triển lãm bộ ảnh này nhằm hưởng ứng sự kêu gọi về bình đẳng cho người chuyển giới được đưa ra trong dự thảo luật chuyển đổi giới tính tại Việt Nam.
Bộ ảnh này được thực hiện cũng đúng thời điểm khi trên thế giới đang kêu gọi về quyền bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái khỏi bạo hành trước các vấn đề khác trong xã hội. Và người chuyển giới cũng là một trong những đối tượng chịu sự bạo hành cả về thể chất lẫn tinh thần.
Bộ ảnh này do chính mình thực hiện. Mình đã chọn nhân vật tham gia chụp ảnh đều là người chuyển giới. Mỗi người có thể hiện khác nhau. Có người thích trang điểm nhưng có người thì không. Có người để tóc ngắn, có người để tóc dài hoặc có những người không có nhu cầu phải thực hiện phẫu thuật.
Mình muốn cho mọi người thấy được sự đa dạng trong cộng đồng của người chuyển giới".
Qua sự kiện này, Mai Châu chia sẻ cô muốn gửi thông điệp tới mọi người rằng: "Bất kể ai, dù là người trong cộng đồng LGBTQ hay người dị tính thì đều có quyền sống và bình đẳng. Chúng ta khổng thể vì lí do người này là ai, họ là nhóm người nào... để bạo hành và đối xử ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân".
Buổi triển lãm được kết hợp với việc tuyên truyền về kiến thức về sức khỏe cho người trong cộng đồng LGBT tại Hà Nội. Ngoài ra, sự kiện cũng có các tiết mục văn nghệ, trò trơi, trình diễn thời trang của những thành viên trong cộng đồng LGBTQ tại Hà Nội. Sự kiện ước tính khoảng gần 200 người tham dự.
Đối với cộng đồng LGBTQ thì đây là những dấu mốc tuyệt vời nhất trong năm 2018
Đây là những dấu mốc tuyệt vời nhất trong năm 2018 của cộng đồng LGBTQ trên thế giới. |
Cần bổ sung quy định về thanh niên chuyển giới, đồng tính
Ngày 25/12, tại TP HCM, Bộ Nội vụ phối hợp với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của ... |
Đây là 4 điều giúp người LGBTQ 'come out' với ba mẹ dễ dàng và hiệu quả
Dưới đây là 4 điều gợi ý giúp người LGBTQ có thêm kinh nghiệm để có thể "come out" với ba mẹ hiểu quả và ... |
Đẹp như Hoa hậu chuyển giới Yoshi Rinrada nhưng cô vẫn đứng sau loạt mỹ nhân này
Xinh đẹp, ngọt ngào và quyến rũ, 10 mỹ nhân chuyển giới nổi tiếng nhất Thái Lan này khiến không ít người lầm tưởng họ ... |
LGBT 07:23 | 14/06/2019
LGBT 17:33 | 11/06/2019
LGBT 07:42 | 11/06/2019
LGBT 18:23 | 10/06/2019
LGBT 18:00 | 06/06/2019
LGBT 16:01 | 05/06/2019
LGBT 14:31 | 05/06/2019
LGBT 16:28 | 04/06/2019