Người dân Đà Nẵng trả tiền nước sạch nhưng phải dùng nước mặn

Người dân Đà Nẵng đang thiếu nước sinh hoạt hằng ngày, trong khi công ty CP Cấp nước mong khách hàng thông cảm.

Điệp khúc thiếu nước sạch ở TP Đà Nẵng

Từ đầu tháng 4 đến nay, nhiều khu vực trên địa bàn Đà Nẵng thiếu nước sinh hoạt. Cụ thể, việc thiếu nước thường xảy ra tại đường Trần Cao Vân, Hà Huy Tập (quận Thanh Khê); Hải Phòng, Đống Đa, Lê Duẩn (quận Hải Châu) và trên địa bàn quận Liên Chiểu.

Người dân Đà Nẵng trả tiền nước sạch nhưng phải dùng nước mặn - Ảnh 1.

Người dân dậy sớm hứng nước dùng vẫn không có. (Ảnh: Văn Luận).

Anh Muộn, người dân sống đường Trần Cao Vân, cho biết, việc thiếu nước, dùng nước nhiễm mặn diễn ra từ đầu tháng 4 đến nay mà công ty CP Cấp nước Đà Nẵng vẫn không xử lí xong khiến mọi sinh hoạt gia đình anh bị đảo lộn.

"Đi làm về mệt nhọc chỉ muốn tắm rửa thoải mái, nghỉ ngơi mà nước chảy mấy giọt, không đủ rửa tay. Mình người lớn còn chịu được, mấy đứa nhỏ sao sao lo được cho yên tâm.

Nhiều lần tôi dậy sớm lúc 4-5h, có lúc khuya 23h để hứng nước dự trữ nhưng đâu phải lúc nào cũng có nước chảy. Mua nước bình dùng thì tiền nào chịu.

Tôi có nhận tin nhắn mong thông cảm từ công ty cấp nước, lí do thì búa xua, thay đường ống mới, vỡ đường ống, nhiễm mặn. Thử hỏi, chúng tôi hằng tháng đóng tiền nước sạch đúng quy định nhưng không có nước dùng, nước nhiễm mặn thì có đúng không?", ông Muộn bức xúc.

Người dân Đà Nẵng trả tiền nước sạch nhưng phải dùng nước mặn - Ảnh 2.

Người dân Đà Nẵng trả tiền nước sạch nhưng phải dùng nước mặn - Ảnh 3.

Những tin nhắn của công ty nước gửi khách hàng mong thông cảm. (Ảnh: Người dân cung cấp).

Không chỉ hàng trăm người dân la trời vì không có nước dùng sinh hoạt, nhiều cửa hàng, quán kinh doanh cũng bị thiếu nước cho khách dùng.

Bằng chứng là các cửa hàng dán giấy mong khách hàng hãy dùng nước tiết kiệm, không được đi vệ sinh do nước yếu. Mong khách hàng thông cảm.

Người dân Đà Nẵng trả tiền nước sạch nhưng phải dùng nước mặn - Ảnh 4.

Cửa hàng kinh doanh cũng mong khách thông cảm nước mặn, thiếu nước. (Ảnh: Văn Luận).

Đây không phải lần đầu việc thiếu nước sinh hoạt xảy ra liên tục trên địa bàn TP. Từ giữa năm 2018, việc thiếu nước ở Đà Nẵng kéo dài từ tháng 3 cho đến Tết Nguyên đán Kỷ Hợi mới cơ bản ổn.

Công ty CP Cấp nước thừa nhận thiếu nước sinh hoạt, mong thông cảm

Trả lời chúng tôi, công ty CP Cấp nước Đà Nẵng cho biết, hiện nay, lượng nước thượng nguồn về suy giảm dẫn đến độ mặn tại sông Cầu Đỏ tăng cao, độ mặn thường xuyên dao động vượt ngưỡng 1000mg/l. và cao nhất là 2.112 mg/l.

Hiện nay, tổng công suất cấp nước cho TP Đà Nẵng cao nhất 283.544 m3/ngày, trong đó tổng công suất Nhà máy nước Cầu Đỏ và Sân Bay là 268.220 m3/ngày. Trong thời gian tới, nếu độ mặn tiếp tục duy trì ở mức ngưỡng 1.000 mg/1 thì việc thiếu nước sẽ thường xuyên và lượng nước thiếu hụt sẽ gia tăng theo độ nhiễm mặn tại sông Cầu Đỏ.

Công ty CP Cấp nước đã đề nghị Sở Xây dựng, TN&MT, NN&PTNT tham mưu cho UBND TP Đà Nẵng gửi văn bản các Thủy điện để có chế độ vận hành hồ hợp lí nhằm giảm mặn cho sông Cầu Đỏ trong thời gian tới.

Người dân Đà Nẵng trả tiền nước sạch nhưng phải dùng nước mặn - Ảnh 5.

Nhà máy nước Cầu Đỏ đang bị nhiễm mặn. (Ảnh: Văn Luận).

"Độ mặn tăng cao đã khiến các nhà máy phải giảm công suất, dẫn đến không đủ áp lực và lưu lượng cho một số khu vực cuối nguồn vào giờ cao điểm. Kính mong quý khách hàng thông cảm và chia sẻ tình hình khó khăn", công ty này trả lời.

Trước đó, UBND TP Đà Nẵng có văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp, thống nhất đề xuất Bộ TN&MT điều chỉnh việc vận hành của các thủy điện, nhằm giảm thiểu tình trạng nhiễm mặn đang diễn ra hết sức gay gắt.

Theo đó, nếu có thay đổi hình thái thời tiết, khí tượng, thủy văn hoặc do hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng hoặc có yêu cầu bất thường về sử dụng nước ở hạ du, UBND TP Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam (hoặc ủy quyền cho các sở, ngành của địa phương) báo cáo Bộ và làm việc trực tiếp với các thủy điện để thống nhất chỉ đạo, đề nghị các hồ thủy điện trên xả nước, điều tiết nước khẩn cấp cho hạ du.



chọn
Vinaconex: Bán một phần Cát Bà Amatina nếu giá tốt, lãi thêm 275 tỷ từ dự án 93 Láng Hạ
Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, ban lãnh đạo Vinaconex đã cập nhật tiến độ, tình hình kinh doanh tại một số dự án bất động sản như Cát Bà Amatina, KCN Đông Anh và Green Diamond.