Nhìn lại đại án 9.000 tỷ tại ngân hàng VNCB trước ngày phúc thẩm

Theo dự kiến ngày 27/12, TAND cấp cao tại TP HCM sẽ đưa vụ án Phạm Công Danh (52 tuổi, nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng Xây dựng VNCB) và đồng phạm ra xét xử phúc thẩm.

Chi hàng nghìn tỷ đồng để... 'chăm sóc khách hàng'

nhin lai dai an 9000 ty xay ra tai ngan hang vncb truoc ngay phuc tham
Gây thất thoát hơn 9.000 tỷ Phạm Công Danh bị tòa tuyên phạt 30 năm tù.

Theo cáo trạng, VNCB được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tái cơ cấu ngày 6/9/2012. Sau đợt tái cơ cấu này, Phạm Công Danh đã nắm quyền kiểm soát, chi phối VNBC.

Sau đó, bị cáo Danh đã chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát VNCB, cấp dưới thuộc tập đoàn Thiên Thanh (do chính Danh làm Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc) và VNCB lập các hồ sơ khống để rút tiền, vay tiền của VNCB nhằm trả các khoản nợ của mình và tập đoàn Thiên Thanh, trả lãi ngoài và chi tiêu cá nhân. Tổng cộng trong vụ án này, Phạm Công Danh với vai trò chủ mưu cùng đồng bọn đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.

Thời điểm bị cáo Phạm Công Danh tiếp nhận ngân hàng, VNCB có vốn chủ sở hữu là âm gần 2.855 tỷ đồng. Chỉ sau 2 năm VNCB được điều hành dưới tay Danh, đến thời điểm khởi tố vụ án (26/7/2014), vốn chủ sở hữu của VNCB bị âm đến 18.469 tỷ đồng, tổng nợ phải trả là gần 38.256 tỷ đồng. Việc “đi xuống” của VNCB, theo cáo trạng của VKSND tối cao, là do hàng loạt vi phạm của Phạm Công Danh và đồng phạm. Vào tháng 5/2013, Tập đoàn Thiên Thanh cùng một số cổ đông tham gia góp vốn và tái cấu trúc ngân hàng Đại Tín (Trust Bank) và đổi tên thành VNCB.

Tại phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Phạm Công Danh thừa nhận số liệu được HĐXX nêu lên ở trên là đúng. Bị cáo Danh nhận hoàn toàn trách nhiệm. “Xuyên suốt thời gian ngân hàng hoạt động luôn đặt trong tình trạng kiểm soát đặc biệt. 95% nợ không thu hồi được, không những tôi mà lãnh đạo Ngân hàng nhà nước (NHNN) cũng không lấy được. Đến giờ tôi cũng không biết NHNN đã thu hồi được chưa”, bị cáo Danh khai.

HĐXX đặt câu hỏi: Tại sao, số tiền lớn như vậy đi đâu? Dùng vào việc gì? Bị cáo Danh khai đã dùng hàng nghìn tỷ đồng để “chăm sóc khách hàng” và trả lãi.

Gần 50 đơn kháng cáo

nhin lai dai an 9000 ty xay ra tai ngan hang vncb truoc ngay phuc tham
Phan Thành Mai là cánh tay đắc lực giúp đỡ Phạm Công Danh.

Sau gần 2 tháng xét ngày 9/9, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND TP HCM tuyên mức án 30 năm tù đối với bị cáo Phạm Công Danh với 2 tội: vi phạm quy định về cho vay của các tổ chức tín dụng và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo Phan Thành Mai (22 năm tù); Mai Hữu Khương (20 năm tù); Hoàng Đình Quyết (19 năm tù) cho cả 2 tội danh nêu trên.

Ngoài mức án trên, HĐXX cũng tuyên buộc Phạm Công Danh phải hoàn trả tổng cộng hơn 6.000 tỉ đồng gốc và lãi mà Danh thực hiện các hành vi vi phạm rút hoặc vay từ VNCB. Đồng thời, HĐXX tuyên tiếp tục kê biên những tài sản của Phạm Công Danh, tài sản của Tập đoàn Thiên Thanh để đảm bảo thi hành án.

Ông Trần Qúi Thanh là người được bản án xác định có quan hệ vay mượn với Phạm Công Danh thông qua bà Trần Ngọc Bích và Phạm Thị Trang (Trang phố núi). Theo đó, HĐXX tuyên thu hồi 5.190 tỉ đồng đã được Phạm Công Danh chuyển vào tài khoản của ông Thanh, bởi HĐXX xác định khoản tiền này là tiền do hành vi cố ý làm trái của các bị cáo mà có.

Sau bản án sơ thẩm, bị cáo Danh kháng cáo toàn bộ nội dung bản án sơ thẩm; đề nghị cấp phúc thẩm thu hồi hơn 3.600 tỉ đồng của bà Hứa Thị Phấn (đại diện nhóm cổ đông Phú Mỹ) mà bị cáo đã trả bà Phấn để mua cổ phần và tài sản của nhóm Phú Mỹ nhưng đến nay Danh vẫn chưa nhận được tài sản; xin giảm nhẹ hình sự, xem xét lại tội danh vi phạm quy định cho vay vì thực tế không có hậu quả và bị cáo không chỉ đạo để đồng phạm thực hiện hành vi phạm tội; định giá lại tài sản trong tố tụng hình sự về Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng)...

Các bị cáo Phan Thành Mai (tổng giám đốc VCNB), Mai Hữu Khương (nguyên giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn), Hoàng Đình Quyết (nguyên phó giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) và 20 bị cáo khác có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Ngoài các bị cáo thì nguyên đơn dân sự và người có quyền lợi và nghĩa vụ cũng có đơn kháng cáo.

Kiến nghị khởi tố hàng loạt cá nhân "giúp sức" cho Phạm Công Danh

nhin lai dai an 9000 ty xay ra tai ngan hang vncb truoc ngay phuc tham
Ngày 27/12, TAND cấp cao tại TP HCM sẽ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.

Tại phiên tòa sơ thẩm sau khi tuyên án chủ tọa thẩm phán Phạm Lương Toản đã đọc quyết định khởi tố hàng loạt vụ án liên quan tới Phạm Công Danh và đồng phạm.

Căn cứ vào hồ sơ vụ án, HĐXX nhận thấy Phạm Thùy Trang là người tích cực giúp sức cho Phạm Công Danh rút tiền ra khỏi ngân hàng VNCB. Phạm Thùy Trang là người giới thiệu Danh với bà Trần Ngọc Bích. Tại tòa, bà Bích cũng khai nhận chỉ thực hiện giao dịch với Phạm Thùy Trang. Có đầy đủ căn cứ để khởi tố Phạm Thùy Trang về tội cố ý làm trái.

Ông Hoàng Văn Toàn và nhóm tín dụng đã cho các công ty Đại Hoàng Phương và Thịnh Quốc vay vốn trái quy định có dấu hiệu vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, vì thế HĐXX quyết định khởi tố vụ án. Kiến nghị tiếp tục điều tra làm rõ hành vi của Nguyễn Việt Hà và quỹ Lộc Việt trong hành vi nhận ủy thác đầu tư trái phiếu.

HĐXX nhận thấy ông Hà và những người liên quan có cơ sở để biết việc đầu tư trái phiếu để rút tiền nhưng vẫn nhận ủy thác. Đề nghị cơ quan điều tra tiếp tục làm rõ. Việc bị cáo Danh và bị cáo Mai chưa đủ điều kiện để lãnh đạo ngân hàng nhưng vẫn được bổ nhiệm, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm những người liên quan tại cơ quan thanh tra Ngân hàng Nhà nước trong việc này.

Bị cáo Danh cho rằng đã chuyển cho Hà Văn Thắm 500 tỷ để mua ngân hàng VNCB, HĐXX kiến nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của Hà Văn Thắm. HĐXX đề nghị cơ quan điều tra làm rõ trách nhiệm của Lưu Trung Kiên, Trần Hiệp.

HĐXX nhận thấy ông Lê Anh Tuấn là Chủ tịch IDICO cũng là người ký các giấy ủy quyền, ký giấy vay vốn gây sai phạm, có dấu hiệu đồng phạm với Phạm Công Danh, đề nghị cơ quan điều tra làm rõ.

Tiếp tục kiến nghị điều tra làm rõ các hành vi đã khởi tố trong giai đoạn 2 sớm có kết quả đưa ra xét xử. Kiến nghị Ngân hàng nhà nước chấn chỉnh các hoạt hoạt trong lĩnh vực tài chính, xử lý hành chính đối với các nhân viên ngân hàng sai phạm mà chưa bị xử lý hình sự.

chọn
Hai thách thức lớn của Long Hậu
Đánh giá về 2024, Long Hậu cho rằng các chính sách pháp luật có nhiều thay đổi, là một trong những rủi ro ảnh hưởng đối với các nhà phát triển khu công nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp ngoài ngành bắt đầu chuyển hướng đầu tư sang BĐS công nghiệp cũng làm gia tăng sự cạnh tranh trong lĩnh vực này.