Nhờ trợ tử, nhà khoa học 104 tuổi 'ra đi' trong tiếng nhạc Beethoven

Goodall đã ăn món cá, khoai tây chiên và bánh pho mát cũng như lắng nghe bản Giao hưởng số 9 của Beethoven vào những giây phút cuối đời ngày 10/4.

nho tro tu nha khoa hoc 104 tuoi ra di trong tieng nhac beethoven Nhà khoa học 104 tuổi vô cùng hối hận vì sống đến tuổi này
nho tro tu nha khoa hoc 104 tuoi ra di trong tieng nhac beethoven
Con gái ông bày tỏ niềm tự hào về sự lựa chọn của cha mình.

Nhà khoa học già nhất Australia, David Goodall, đã kết thúc cuộc sống của mình ở 1 phòng khám tại Thụy Sĩ, với người thân và bản giao hưởng của Beethoven.

Giáo sư người Anh 104 tuổi này đã có hành trình từ quê nhà ở miền Tây Australia đến Thụy Sĩ, nơi luật hỗ trợ cho phép ông tự chấm dứt cuộc sống, bởi Úc vẫn đang cấm hình thức này.

Trong những phút cuối đời, Goodall hào hứng với bữa ăn tối yên thích gồm cá, khoai tây và bánh phô mai. Trong những phút cuối cùng, ông nghe bản Giao hưởng số 9 của Beethoven và theo báo cáo, ông đã qua đời ngay khi bản nhạc kết thúc.

Người thân đã ở bên Goodall khi ông qua đời.

Trước đó, nhà khoa học 104 tuổi tỏ ra khá bực bội khi thực hiện các thủ tục giấy tờ cuối cùng với các câu hỏi chứng tỏ mình hoàn toàn minh mẫn như: “Bạn là ai? Bạn ở đâu? Bạn muốn làm gì?” tại TT của tổ chức Life Circle của TS Philip Nitschke, sáng lập tổ chức Exit International.

Goodall đã “ra đi” nhờ dịch truyền vào máu qua ống truyền trên cánh tay. Và những lời cuối cùng của vị giáo sư này là: “Đây là một khoảng thời gian dài khủng khiếp!”.

Nhà khoa học cũng hiến tặng cơ thể mình cho khoa học và nếu không thể, ông đề xuất rắc tro mình ở đâu đó của Thụy Sĩ. Ông cũng đề nghị không tổ chức tang lễ, tưởng niệm vì “không có niềm tin vào thế giới bên kia”.

Để có hành trình này, ông đã kêu gọi hỗ trợ và nhận được 20.000 đô la quyên góp từ mọi người.

Trợ tử được xem là hợp pháp ở Canada, Hà Lan, Luxembourg, Thụy Sĩ và một số bang của Mỹ.

Goodall không bị bệnh nan y hay mãn tính. Thị lực và vận động của ông giảm đi nhanh chóng trong những năm gần đây và ông cho rằng cuộc sống không còn thú vị như cách đây 5-10 năm nữa. Ông phải dùng xe lăn và khung đi bộ để di chuyển.

Goodall cho biết ông đã muốn chết khi bị thu hồi bằng lái xe năm 1998 và rằng việc mất đi sự độc lập ở tuổi 84 là một cú sốc lớn trong cuộc đời của ông.

“Ở tuổi tôi, mọi việc chỉ là thức dậy ăn sáng, ngồi chờ đến ăn trưa và rồi lại chỉ ngồi. Những điều này có ý nghĩa gì nhỉ?", ông nói trong khi mặc chiếc áo có dòng chữ "Lão hóa đáng xấu hổ".

Trước đó, đầu năm 2018, người giúp việc phát hiện ông bị ngã trong căn hộ riêng suốt 2 ngày không ai biết. Sau biến cố này, bác sĩ không cho phép ông tự tham gia giao thông. Kể từ đó, ông đã tự tử 3 lần không thành.

Sinh năm 1914 tại Luân Đôn, Goodall chuyển đến Úc vào năm 1948, nơi ông là giảng viên tại Đại học Melbourne. Là một chuyên gia trong các vườn cây, ông cũng đã từng làm việc tại Anh và tập hợp các bài viết học thuật tại các trường đại học Mỹ.

nho tro tu nha khoa hoc 104 tuoi ra di trong tieng nhac beethoven Chơi gì hôm nay: Buổi hòa nhạc Beethoven và chương trình múa rối nước dân gian

Ngày hôm nay (22/3) tại Hà Nội diễn ra buổi hòa nhạc Beethoven của nhạc trưởng người Đức Jonas Alber. Ở TP. Hồ Chí Minh đặc ...

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 8.120 tỷ đang mời đầu tư ở Kim Chung và Đại Mạch, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G3 tại các xã Kim Chung và Đại Mạch, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện hơn 8.120 tỷ đồng.