Những bí ẩn trong các vụ tập kích căn cứ quân sự Nga ở Syria

Sự chuyên nghiệp và trang bị hiện đại của nhóm phiến quân tại Syria làm dấy lên nhiều giả thuyết về hành tung thực sự của những kẻ tấn công.

Một loạt vụ tấn công đầy bí ẩn nhắm vào các căn cứ quân sự chiến lược của Nga ở Syria, trong đó mới nhất là cuộc không kích bất thành bằng máy bay không người lái (UAV) gắn lựu đạn, đã bộc lộ nguy cơ dễ bị tổn thương của Nga ở quốc gia Trung Đông này, đồng thời làm dấy lên nhiều giả thuyết về thủ phạm gây ra các cuộc tập kích, theo Washington Post.

nhung bi an trong cac vu tap kich can cu quan su nga o syria

Binh sĩ và khí tài Nga tại căn cứ không quân Hmeymim. Ảnh: Sputnik.

Căn cứ không quân Hmeymim đêm giao thừa 31/12 bất ngờ bị tập kích bằng đạn cối, khiến hai lính Nga thiệt mạng, một số máy bay Nga đóng tại đây có thể đã bị hư hại. Đây là lần đầu tiên căn cứ này bị tấn công bằng hỏa lực trực tiếp, bất chấp việc nó được bảo vệ bằng nhiều lớp phòng thủ được mệnh danh là "lá chắn thép" của Nga.

Chỉ một tuần sau, ngày 6/1, một đàn UAV 13 chiếc mang theo lựu đạn xuất phát từ địa điểm bí mật đồng loạt áp sát căn cứ Hmeymim và cơ sở hậu cần hải quân Tartus của Nga.

Quân đội Nga dường như đã có sự chuẩn bị tốt sau vụ tập kích bằng đạn cối nên đã kịp thời phát hiện và vô hiệu hóa toàn bộ số UAV này trước khi chúng kịp thả lựu đạn.

Bình luận viên Liz Sly cho rằng các vụ tập kích bằng UAV và đạn cối này là sự thách thức trực diện nhất đối với quân đội Nga kể từ khi họ bắt đầu chiến dịch quân sự ở Syria từ tháng 9/2015.

Truyền thông Nga cho biết chỉ trong hai tuần qua, một số tiền đồn của Nga ở tỉnh Homs và Latakia cũng bị tấn công bằng UAV nhưng với quy mô nhỏ hơn.

Theo Maxim Suchkov, chuyên gia tại Hội đồng Các vấn đề Quốc tế Nga, thủ phạm gây ra các vụ tấn công này phải là những kẻ được huấn luyện, đào tạo rất kỹ lưỡng về khả năng tác chiến trong hậu phương địch, đồng thời được trang bị những công nghệ, khí tài hiện đại nhất để có thể qua mặt lực lượng bảo vệ cùng những hệ thống phòng thủ tiên tiến của quân đội Nga và Syria.

"Họ nghĩ rằng căn cứ Hmeymim được an toàn, nhưng giờ đây nó dường như lại rất dễ tổn thương", Suchkov nói.

Theo ông, câu hỏi đặt ra hiện nay là quân đội Nga liệu có đủ sức bảo vệ căn cứ của mình hay không, và phải chăng họ đã không phát hiện ra rằng đối phương đã được trang bị những công nghệ mới nhất.

Loạt vụ tấn công này cũng làm dấy lên những câu hỏi về tính bền vững của vị thế Nga ở Syria, theo Jennifer Cafarella thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh tại Washington.

"Những sự kiện đó cho thấy nhóm tấn công vẫn có thể xuyên thủng vùng kiểm soát của quân đội Syria và giáng đòn vào người Nga", Cafarella nói. "Thành quả mà quân đội Syria giành được trong việc kiểm soát lãnh thổ là chưa vững chắc, thậm chí có nguy cơ không giữ được lâu dài".

nhung bi an trong cac vu tap kich can cu quan su nga o syria

Căn cứ Hmeymim và Tartus nằm sâu trong lãnh thổ do quân đội Syria kiểm soát. Đồ họa: Newsweek.

Tuy nhiên câu hỏi lớn nhất mà giới phân tích và cả Moscow đang đặt ra lúc này là ai đã thực hiện loạt vụ tấn công vào căn cứ Nga ở Syria.

Cụm từ được nhắc nhiều nhất trên truyền thông là "phiến quân Syria", nhưng đến nay chưa có bất cứ nhóm Hồi giáo cực đoan nào đứng ra nhận trách nhiệm về các vụ việc.

Theo các chuyên gia, việc thực hiện những vụ tấn công như vậy là cơ hội rất tốt để các nhóm phiến quân như Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, các nhóm thân al-Qaeda hay phe nổi dậy phô trương thanh thế.

Nhưng đến nay, các nhóm này đều không đề cập đến các vụ tập kích căn cứ Nga trên mạng xã hội.

Nhóm tấn công bí ẩn

Bộ Quốc phòng Nga hồi đầu tuần khẳng định các UAV được phiến quân sử dụng trong vụ tấn công căn cứ Hmeymim và Tartus đều được trang bị công nghệ định vị, dẫn đường và ngòi nổ hiện đại mà chỉ một vài quốc gia phương Tây sở hữu.

Tuy không nói đích danh nước nào đã hỗ trợ công nghệ này cho phiến quân, Nga hôm qua tiếp tục tố cáo một máy bay tuần thám P-8A Poseidon Mỹ hoạt động gần căn cứ của Moscow ở Syria khi các vụ tấn công xảy ra.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc Eric Pahon bác bỏ mọi lời cáo buộc về sự dính líu của Mỹ trong các vụ tấn công, đồng thời chỉ ra rằng phiến quân IS cũng thường sử dụng UAV vũ trang "bán rộng rãi trên thị trường" tấn công các lực lượng thân Mỹ ở miền đông Syria và Iraq.

Tuy nhiên, Sly chỉ ra rằng vị trí phiến quân IS gần căn cứ Hmeymim nhất cũng cách hàng trăm km, ngoài tầm bắn trực tiếp của các loại hỏa lực như pháo cối.

Các UAV vũ trang mà IS sử dụng để tấn công đồng minh của Mỹ cũng chỉ có tầm hoạt động 1-2 km, theo phân tích của tổ chức tư vấn quốc phòng HIS Markit.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết các UAV tấn công căn cứ Hmeymim và Tartus xuất phát từ vị trí cách đó 50-100 km, cho thấy công nghệ và năng lực của chúng vượt trội so với UAV thông thường của IS, biến nhóm này thành đối tượng ít bị nghi ngờ nhất trong các vụ tấn công.

Theo Suchkov, các nhóm nổi dậy chống chính phủ Syria cũng khó có thể là thủ phạm thực hiện vụ tấn công, bởi địa bàn hoạt động của họ chủ yếu ở tỉnh Idlib, cách xa hai căn cứ Nga.

Các nhóm này cũng thường nhanh chóng nhận trách nhiệm với những vụ tấn công của mình. "Nếu là phe đối lập, họ thường đăng mọi thứ lên mạng và khoe khoang về chúng", chuyên gia này cho biết.

Một giả thuyết khác được đưa ra là một nhóm đối lập trong cộng đồng người Alawite của Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã thực hiện các vụ tấn công để thể hiện sự bất đồng với chính quyền được Nga hậu thuẫn.

Ngay sau khi các vụ tấn công xảy ra, một nhóm bí ẩn có tên gọi Phong trào Alawite Tự do đã đăng trên mạng thông điệp gửi tới những người Alawite ủng hộ Damascus rằng các vụ tập kích cho thấy quyền lực của ông Assad không vững chắc.

Nhưng nhiều thành viên đối lập người Alawite cho rằng nhóm này không hề có thật và được các cơ quan tình báo nước ngoài dựng lên để tạo ấn tượng rằng đang có sự chia rẽ sâu sắc trong cộng đồng người Alawite.

nhung bi an trong cac vu tap kich can cu quan su nga o syria

Các quả đạn gắn trên UAV tấn công căn cứ không quân Hmeymim. Ảnh: Tass.

Trên các diễn đàn mạng xã hội, một số người còn nhận định rằng rất có thể một nhóm đặc nhiệm nước ngoài đã thâm nhập vào vùng kiểm soát của quân đội Syria, sử dụng các công nghệ hiện đại để qua mặt hệ thống cảnh giới, trinh sát của Nga và thực hiện các vụ tấn công táo bạo vào căn cứ Hmeymim, Tartus nhằm phá hoại quá trình xây dựng căn cứ lâu dài của Nga ở quốc gia Trung Đông này.

Quân đội nhiều nước phương Tây như Mỹ, Anh đều triển khai lực lượng đặc nhiệm tới chiến trường Syria để tham gia cuộc chiến chống IS. Các nhóm đặc nhiệm này đều được huấn luyện rất tốt, có khả năng thực hiện những trận tập kích táo bạo sâu trong lãnh thổ đối phương.

Nhóm tấn công vào căn cứ Nga ở Syria hoạt động chuyên nghiệp đến mức gần như không để lại bất cứ dấu vết nào, dù đạn cối của họ khai hỏa vào sân bay Hmeymim ở khoảng cách chỉ vài km.

Tuy nhiên, tất cả nhận định về hành tung của nhóm này đến nay mới chỉ là phỏng đoán. "Có rất nhiều giả thuyết, nhưng đến giờ đó vẫn là một bí ẩn", Suchkov nói.

nhung bi an trong cac vu tap kich can cu quan su nga o syria Trung Quốc khởi tố ông Phòng Phong Huy vì tình nghi nhận hối lộ

Ngày 9/1, Tân Hoa xã đưa tin cựu Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc Phòng Phong Huy sẽ bị khởi tố vì tình ...

chọn
[Photostory] Một doanh nghiệp sắp làm dự án nhà ở trên khu đất 2,7 ha cạnh Vinhomes Smart City
Dự kiến từ tháng 5/2024, Confitech sẽ bắt đầu GPMB để triển khai xây dựng Khu nhà ở Tây Mỗ tại quận Nam Từ Liêm để hoàn thành vào tháng 12 năm nay. Khu đất dự án này có quy mô 2,7 ha, nằm tiếp giáp khu liền kề của Vinhomes Smart City