Ăn gì, uống gì để nhanh khỏi cảm cúm? | |
12 giải pháp tự nhiên giảm cúm không cần thuốc | |
5 loại thực phẩm giúp giảm triệu chứng cảm lạnh |
Bệnh cúm do các chủng virus cúm gây ra gây tổn thương đường hô hấp trên, có thể gây viêm phế quản cấp thậm chí viêm phổi nặng, đe dọa tính mạng bệnh nhân.
- Triệu chứng bệnh thường dồn dập và đột ngột, tăng nặng nhanh. Kèm theo sốt là đau đầu, đau nhức cơ thể, sổ mũi (nếu nhiễm các virus cúm liên quan đến nguồn gốc gia cầm còn bị nôn ói, tiêu chảy nhiều, đau đầu dữ dội… và có thể dẫn đến tử vong nếu điều trị sai cách).
- Cảm cúm rất dễ dàng lây lan, không có thuốc đặc trị nên bác sĩ hay chỉ định các loại thuốc nhằm điều trị triệu chứng.
Cảm cúm thông thường sẽ thường tự khỏi sau khoảng 5 – 7 ngày.
Dưới đây là những thực phẩm cần hạn chế khi có dấu hiệu cảm cúm:
Ảnh minh họa. |
Thực phẩm chứa nhiều muối
Các nghiên cứu cho thấy, khi bị cảm cúm nên ăn ít các loại thức ăn có chứa nhiều muối sẽ nâng cao lượng Lysozyme trong nước bọt giúp bảo vệ họng. Từ đó, họng sẽ tiết ra nhiều chất Globulin miễn dịch A và Interferons để chống lại cảm cúm.
Cà phê
Caffein có nhiều trong cà phê và nước soda. Trong thời gian bị cảm cúm, những người có thói quen uống cà phê và soda cần phải được loại bỏ. Vì trong soda chứa nhiều đường, có thể gây sốc glucose. Chưa kể caffeine khiến tỉnh táo trong một thời gian ngắn, cơ thể không được nghỉ ngơi, sẽ càng thêm mệt mỏi và cảm cúm không được trị dứt điểm.
Thực phẩm giàu protein
Khi bị cảm cúm, việc tăng cường sức đề kháng, cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể là điều rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu nạp nhiều thực phẩm giàu năng lượng như protein như: thịt đỏ, trứng, tôm, cua, cá… sẽ tác động tiêu cực đến việc hạ sốt và phục hồi sức khỏe.
Sữa
Sữa rất tốt để bồi bổ cơ thể nhưng khi bị cảm cúm nếu uống nhiều sữa sẽ làm gia tăng sự sản sinh dịch nhầy trong phổi. Vì vậy, bạn nên tránh uống sữa khi đang bị nhiễm vi-rút cúm để tránh tắc nghẽn ngực và nghẹt mũi, gây khó thở.
Những thực phẩm nên bổ sung vào thực đơn
Súp gà
Ảnh minh họa. |
Với tác dụng nuôi dưỡng tế bào và hydrat hóa, súp gà có thể giúp chữa bệnh và chống viêm nhẹ. Súp gà nóng có thể cải thiện khả năng của lông mi, lông mũi để bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn và virut.
Tía tô
Theo Đông Y lá tía tô có tác dụng là cho ra mồ hôi, chữa ho, hỗ trợ tiêu hoá, giảm đau, giải độc, chữa cảm mạo. Cháo tía tô giải cảm đã là món ăn kinh điển đối với người bệnh cảm cúm.
Nước ấm + chanh + mật ong
Nước ấm có tác dụng làm dịu họng. Chanh chứa nhiều vitamin C có tác dụng tăng cường sức đề kháng. Còn mật ong là thực phẩm kháng virus tự nhiên giúp diệt virus gây bệnh, đồng thời cũng có công dụng giảm ho.
Thức uống này đặc biệt hiệu quả hơn nhiều loại thuốc, có khả năng làm giảm triệu chứng và chóng lành bệnh.
Nước ép rau quả
Tự làm nước ép hoa quả hay ăn một vài loại hoa quả sẽ giúp bạn hồi phục sức khỏe nhanh nhất. Uống 1 ly nước trái cây, rau quả sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy chất chống oxy hóa và tăng cường nước cho cơ thể chống lại cúm.
Tỏi
Tỏi từ lâu đã được biết đến với tác dụng tăng cường sức để kháng, diệt khuẩn và phòng chống cảm cúm. Tỏi có đặc tính kháng khuẩn và chứa vitamin C, selenium cùng các khoáng chất khác có tác dụng đặc trị cảm cúm. Tỏi cũng có tác dụng long đờm, giúp tống đờm ra khỏi đường hô hấp.
Gừng
Gừng là siêu thực phẩm dành cho những người bị ho, cảm cúm. Gừng có khả năng giảm ho và chống tắc nghẽn đường hô hấp tốt. Gừng còn có công dụng kháng virus giúp diệt virus gây bệnh.
Rau lá xanh đậm
Các loại rau lá xanh đậm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ cơ thể chống nhiễm trùng. Rau lá xanh đậm còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và giúp người bệnh chóng lành.
Lối sống 06:20 | 28/04/2019
Lối sống 15:01 | 13/04/2019
Lối sống 11:42 | 10/04/2019
Lối sống 15:13 | 05/04/2019
Lối sống 06:05 | 03/04/2019
Lối sống 05:55 | 02/04/2019
Lối sống 07:19 | 21/03/2019
Lối sống 19:22 | 20/03/2019