Ô tô ế ẩm, cả Ford, GM, Tesla cùng chuyển sang sản xuất máy thở để bán trong thời Covid - 19

Đến nay, ít nhất đã có 3 hãng xe lên kế hoạch chế tạo máy thở để hỗ trợ người dân chống dịch Covid - 19, bao gồm: Ford, GM và Tesla.

Các hãng xe Mỹ sẵn sàng trợ giúp chính quyền chống dịch Covid - 19

Trong một động thái khiến người ta nhớ về thời Thế chiến thứ 2, khi các nhà máy ô tô của Mỹ chuyển sang sản xuất xe tăng, máy bay ném bom và động cơ, thì ngày nay, một số hãng xe đang tìm cách chế tạo máy thở và các thiết bị y tế, phục vụ công cuộc chống lại đại dịch Covid - 19.

Tình trạng thiếu máy thở đã trở thành mối lo ngại ngày càng gia tăng, khi số ca nhiễm Covid - 19 đang gia tăng nhanh chóng tại Mỹ. Trong những trường hợp nghiêm trọng nhất, bệnh nhân nhiễm Covid - 19 không thể tự thở được, và cần sự trợ giúp của những chiếc máy oxy.

“Là nhà sản xuất xe hàng đầu đất nước và sở hữu hàng nghìn kĩ sư, Ford sẵn sàng giúp chính quyền bằng mọi cách có thể, bao gồm cả khả năng sản xuất máy thở và các thiết bị y tế khác”, Ford viết trong một tuyên bố. “Chúng tôi đã có các cuộc thảo luận sơ bộ với chính phủ Mỹ, và đang xem xét phương án khả thi”.

Ô tô ế ẩm, các hãng xe chuyển sang sản xuất máy thở để bán trong thời Covid - 19 - Ảnh 1.

Tình trạng thiếu máy thở đã trở thành mối lo ngại ngày càng gia tăng, khi số ca nhiễm Covid - 19 đang gia tăng nhanh chóng tại Hoa Kỳ. (Ảnh: CNN).

GM cũng cho biết họ đang nghiên cứu xem liệu có thể sản xuất thiết bị y tế hay không, bao gồm cả máy thở. Người phát ngôn của GM, Jeannine Ginivan cho hay CEO của hãng đã liên lạc với Nhà Trắng để trình bày ý tưởng này. 

“Chúng tôi đã đề nghị giúp đỡ chính quyền trong khoảng thời gian này, đồng thời cũng đang tìm giải pháp để tháo gỡ khó khăn cho tất cả mọi người”, Jeannine Ginivan nói.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Tesla Elon Musk cũng đang cân nhắc hành động tương tự. Ông chủ của Tesla trước đó còn tỏ ra ngoài nghi về mức độ nghiêm trọng của bệnh dịch, đã lên tiếng trên Twitter rằng: “Chúng tôi sẽ sản xuất máy thở, nếu thiếu”.

Thị trưởng Thành phố New York Bill DiBlasio đã tweet lại rằng, thành phố có thể nhận sự trợ giúp của Tesla để có được nhiều thiết bị hơn. Musk trả lời, công ty của ông sẽ kết nối với nhóm nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu tiềm năng.

Trước đó, cả Ford và GM đã ngừng sản xuất ô tô tại các nhà máy ở Bắc Mỹ, do lo ngại về sự lây lan virus Covid - 19. Nhu cầu mua xe của người dùng sụt giảm nghiêm trọng cũng là một trong những lí do khiến hai hãng này đóng cửa nhà máy.

Trong khi Tesla vẫn cố gắng duy trì nhà máy của mình ở Fremont, California hoạt động, bất chấp những hoảng loạn của cư dân tại đó, về tình hình dịch bệnh đang có chiều hướng xấu đi.

Tổng cộng đã có 83 nhà máy của cả Ford và GM trên toàn cầu đã phải ngừng hoạt động trước đại dịch Covid - 19.

“Ngoài việc dừng lắp ráp, chế tạo ô tô, các nhà sản xuất ô tô khổng lồ này còn có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến các công ty cung ứng sản xuất, cung cấp các bộ phận nhựa, kim loại và linh kiện điện tử khác”, ông Kristin Dziczek, nhà phân tích tại Trung tâm nghiên cứu ô tô ở Michigan cho biết.

Đến nay, tại hai thị trường ô tô lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc, doanh số bán xe đã sụt giảm nghiêm trong trong tháng 2/2020. Cụ thể, tại Mỹ, lượng xe bán ra giảm 20%, trong khi tại Trung Quốc mức sụt giảm lên tới 80% so với cùng kì năm ngoái. 

Tại châu Âu, một thị trường quan trọng không kém của ngành ô tô, cũng đang rơi vào tình trạng đóng băng vì dịch bệnh. Điều này khiến nhiều nhà kinh tế nhận định doanh số xe tại các nước có tốc độ lây nhiễm COVID-19 mạnh sẽ giảm tới 50% trong tháng 3 này, trong đó doanh số của Italia có thể giảm sâu tới 80 – 90%.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.