Phạm Công Danh khai đã đưa riêng cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng

Liên quan đến Ngân hàng Đại Tín, Phạm Công Danh khai đưa riêng cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng để nhượng lại ngân hàng này.

Số tiền 500 tỷ đồng, bị án Danh đưa cho cá nhân cho Hà Văn Thắm chứ không liên quan đến khoảng tiền vay của Công ty Trung Dung. Đây là tiền là để Hà Văn Thắm nhượng quyền mua lại ngân hàng Đại Tín.

pham cong danh da dua rieng cho ha van tham 500 ty dong
Lực lượng cảnh sát đưa bị cáo Hà Văn Thắm vào phiên tòa sơ thẩm sáng ngày 28/2.

Chiều ngày 28/2, sau khi kết thúc phần đọc cáo trạng, HĐXX chuyển sang phần xét hỏi bị cáo Hà Văn Thắm và chất vấn Phạm Công Danh. Chủ tọa yêu cầu cách ly các bị cáo Nguyễn Xuân Sơn, bị cáo Nguyễn Minh Thu và bị cáo Nguyễn Văn Hoàn.

Cựu Chủ tịch Oceanbank Hà Văn Thắm mở đầu phần xét hỏi

Theo bị cáo, quá trình điều tra đã khai báo thành khẩn nhưng vẫn xin được trình bày thêm.

Hà Văn Thắm cho biết, bản thân về nắm Oceanbank từ năm 2003. Lúc đó ngân hàng đang mang tên TMCP nông thôn Hải Hưng với tổng số vốn điều lệ hơn 5 tỷ đồng. Lúc đó, NH này yếu kém và có nguy cơ bị NHNN giải tán. Bị cáo đã góp vốn để vực dậy Ngân hàng và được phép chuyển đổi từ mô hình kinh doanh nông thôn sang đô thị.

Năm 2014, Hà Văn Thắm ngồi ghế Chủ tịch Ngân hàng và chiếm giữ vốn điều lệ hơn 62%. Toàn bộ số cổ phần góp vào Ngân hàng đều là thật vì số vốn điều lệ này đã được NHNN phong tỏa. Thời điểm cuối cùng huy động vốn điều lệ NH có tổng số vốn là khoảng 4.000 tỷ đồng.

Về mối quan hệ với bà Hứa Thị Phấn, bị cáo khai từ thời điểm trước năm 2009. Theo Thắm, bà Phấn không có chức danh tại Ngân hàng Đại Tín nhưng là chủ của ngân hàng này vì gia đình bà Phấn nắm giữ cổ phần tại ngân hàng này. Bị cáo có ký thỏa thuận với bà Phấn về việc tiếp quản ngân hàng Đại Tín nhưng Thắm cho rằng chỉ là thỏa thuận mang tính dân sự. Bị cáo cho hay sau khi ký thì đã đưa người vào “kiểm tra” Ngân hàng.

Việc ký kết này, Thắm chỉ trả cho bà Phấn 5 tỷ đồng tiền mặt và tiếp quản nghĩa vụ trả nợ của bà Phấn.

Một chi tiết bị cáo cho rằng Phạm Công Danh đã lừa đảo mình là điều kiện giải ngân số tiền 500 tỷ đồng cho công ty Trung Dung là phải phong tỏa tài khoản của Công ty Trung Dung tại Ngân hàng Đại Tín. Một năm sau khoản vay, Thắm cho người kiểm tra tài khoản thì vẫn tồn tại số tiền này trên hệ thống NH Đại Tín nhưng thực tế thì không còn. Phạm Công Danh đã lừa đảo chiếm đoạt tiền của Oceanbank.

Đối chất lời khai của Hà Văn Thắm, HĐXX chất vấn Phạm Công Danh

Theo lời khai, bị án Phạm Công Danh cho rằng, bị án và Hà Văn Thắm đã có mối quan hệ với nhau rất nhiều năm trong nhiều lĩnh vực làm ăn, vay mượn. Bị án cho rằng mình có nguyện vọng xây dựng một ngân hàng trong lĩnh vực xây dựng nhưng không được phép xây dựng NH mới. Hà Văn Thắm đã đề nghị với bị án về việc một ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, đó là ngân hàng Đại Tín – một trong những ngân hàng yếu kém nhất.

pham cong danh da dua rieng cho ha van tham 500 ty dong
Bị án Phạm Công Danh tại phiên tòa ngày 28/2. (Ảnh chụp màn hình tại tòa)

Nhìn hồ sơ, bị án Danh cho rằng, bị án có thể làm được và Thắm đặt ra một khoản tiền gọi là chi phí khách hàng khoảng 800 tỷ đồng. Ông thỏa thuận trực tiếp với Hà Văn Thắm. Sau khi tìm hiểu, thì bị án Danh đưa cho Hà Văn Thắm 500 tỷ đồng và số tiền này có đầy đủ chứng từ. Số tiền này là đưa cho cá nhân Hà Văn Thắm chứ không liên quan đến khoảng tiền vay của Công ty Trung Dung. Số tiền đó đưa trước khoản vay của Công ty Trung Dung. Số tiền 500 tỷ đồng là để Thắm nhượng quyền mua lại ngân hàng Đại Tín.

Về số tiền vay của Công ty Trung Dung, bị án Danh khẳng định là trách nhiệm của mình.

Sau đó, HĐXX mời đại diện NHNN, bà Đỗ Thị Nhàn trả lời thẩm vấn liên quan đến các vấn đề của Oceabank nhưng những câu hỏi quan trọng của HĐXX, đại diện này xin khất, ngày mai trả lời.

Quay lại diễn biến khoản vay 500 tỷ đồng của công ty Trung Dung tại Oceanbank, bị án Phạm Công Danh cho hay, do khó huy động vốn, cân đối thanh khoản của NH Đại Tín nên dẫn tới việc vay tiền của Oceanbank.

Số tiền này bị án chuyển vào tài khoản của bà Hứa Thị Phấn tại Đại Tín để mua lại khoản nợ của người phụ nữ này theo thỏa thuận trước đó với Hà Văn Thắm. Vì sao số tiền 500 tỷ đồng vay của Oceanbank đi lòng vòng qua một số tài khoản sau đó mới đến đích cuối cùng là tài khoản của bà Hứa Thị Phấn tại NH Đại Tín? Câu hỏi này của chủ tọa Phạm Công Danh không trả lời được.

Bị án Phạm Công Danh cũng cho biết, bà Phấn cũng không được sử dụng số tiền này. Số tiền này đang ở NH Đại Tín sau này đổi tên là VNCB và bây giờ là CB.

Về trách nhiệm số tiền này, Phạm Công Danh cho rằng mình chỉ phải chịu một phần trách nhiệm.

Trước đó trong đầu phiên xét xử, HĐXX tiếp tục đọc cáo trạng. Diễn biến cáo trạng cho biết, đối với tội Cố ý làm trái, theo truy tố Hà Văn Thắm là người đưa ra chủ trương chi lãi ngoài huy động vốn trên toàn hệ thống Oceanbank.

Bị cáo Lê Thị Thu Thủy – cựu Phó TGĐ, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn giữ vai trò đồng phạm giúp sức. Bị cáo Nguyễn Minh Thu – cựu TGĐ giữ vai trò giúp sức. Bị cáo Vũ Thị Thùy Dương – cựu phó ban kế toán giữ vai trò đồng phạm giúp sức trong hành vi này.

Ở tội Cố ý làm trái, cơ quan tố tụng xác định ngoài lãnh đạo ở hội sở của ngân hàng, còn có 34 giám đốc, lãnh đạo ở các chi nhánh và phòng giao dịch của Ngân hàng Oceanbank trên toàn hệ thống.

Theo cơ quan tố tụng, hành vi của 34 giám đốc, lãnh đạo phòng giao dịch đã giúp sức cho các bị cáo thuộc Hội sở Ngân hàng Đại Dương.

chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.