Trước đó, trong phiên tòa chiều 15/1, HĐXX đã tiến hành thẩm vấn một số bị cáo liên quan đến hành vi này.
Trả lời trước HĐXX, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB) thừa nhận mọi hành vi của bị cáo tại khoản vay TPbank là đúng, Tuy nhiên, bị cáo khai chỉ chỉ đạo chứ không lựa chọn các công ty vay vốn. Bị cáo Mai thừa nhận đã ký các hợp đồng tiền gửi với TPBank với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng để bảo lãnh cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng.
"Bị cáo thừa nhận việc này là lách luật, nhưng việc sử dụng khoản tiền vay này là do anh Danh", Mai trình bày.
Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB) cho biết, việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt. Bị cáo cung cấp các thông tin về VNCB để làm hợp đồng tiền gửi hoặc chứng thư bảo lãnh tại TPBank, cung cấp thông tin về Công ty Trung Dung và Thiên Thanh) để làm hồ sơ phát hành trái phiếu và các hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh, Công ty Trung Dung.
Tại tòa, bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên PGĐ phục trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, bị cáo Quyết khai rằng, bị cáo chỉ thực hiện 4 hồ sơ bảo lãnh, kí tên trên 4 biên bản họp tín dụng đầu tư. Còn về 7 hồ sơ cầm cố như các ngân hàng thì bị cáo không thực hiện. Sau khi trình bày, bị cáo Quyết mong HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.
Các bị cáo từng là nhân viên, cán bộ tại TPBank cùng bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Kiểm soát viên định giá công ty Thịnh Phát) đều thừa nhận hành vi sai phạm của mình và mong HĐXX xem xét.
Về hành vi nhận ủy thác đầu tư, bị cáo Nguyễn Việt Hà (TGĐ công ty Qũy Lộc Việt) thừa nhận, về nguyên tắc phát hành trái phiếu thì trải qua nhiều thủ tục, bị cáo chủ quan nên trước khi quyết định đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh và Trung Dung thì bị cáo không tìm tính pháp lý của việc này.
Cáo trạng xác định, tháng 5/2013, với lý do để có tiền cho việc chăm sóc khách hàng, tăng vốn đầu tư của VNCB và trả nợ các khoản vay, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm cách rút tiền ra khỏi VNCB, chuyển về để Danh sử dụng. Mai đề xuất với Danh ủy thác qua Qũy Lộc Việt để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh thì tiền sẽ quay trở lại thì được Danh đồng ý.
Sau đó, Danh mượn pháp nhân các công ty của Nguyễn Việt Hà (Tổng Giám đốc công ty Quỹ Lộc Việt) để vay hơn 1.666 tỷ đồng, của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Để thực hiện kế hoạch, Hà gặp gỡ và trao đổi nhiều lần với Đặng Thị Bích Thủy (PGĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) và Đinh Việt Cường (GĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) cùng tìm các doanh nghiệp đứng ra vay vốn TPBank để đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.
Theo như thỏa thuận, VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay của 11 Công ty trên tại TPBank nên từ khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2013, VNCB đã gửi trên 9 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền là hơn 1.706 tỷ đồng để đảm bảo cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng tại TPBank trong thời hạn 1 năm. Sau đó, TPBank đã ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn và giải ngân cho 11 Công ty vay vốn với tổng số tiền cho vay hơn 1.666 tỷ đồng.
Cùng ngày, 11 Công ty có Ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng vào tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển 600 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Trung Dung. Sau đó, các số tiền này điều được Phạm Công Danh rút ra và sử dụng. Đến tháng 4/2014, 7/11 công ty mà Danh mượn pháp nhân để vay vốn tại TPBank không xuất trình được những hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện như trong hợp đồng, tiềm ẩn rủi ro về thanh toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn và khả năng trả nợ cho TPBank, nên TPBank đã công bố thu hồi tiền vay của 11 công ty.
Đến 7/4/2014, TPBank đã tự trích tiền gửi của VNCB tại TPBank để thu hồi nợ vay với số tiền hơn 1.740 tỷ đồng.
Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 15/1: Ông Danh nhận hành vi của mình là sai
Chiều 15/1. Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử ... |
Phiên tòa buổi sáng kết thúc
Bị cáo Hà Văn Bình nói hoàn toàn không quen biết Phạm công danh
VKS xét hỏi: Tại Cơ quan điều tra, bị cáo có khai là có gặp ông Danh tại 1 khách sạn ở Hà Nội và đồng ý cho Phạm Công Danh mượn pháp nhân công ty vay tiền, bị cáo nói sao về lời khai này?
Bị cáo Bình: Đó là lời khai ban đầu của bị cáo, sau khi bị bắt tạm giam bị cáo đã khai lại cho đúng bản chất sự việc.
VKS: Lý do gì lúc đó bị cáo khai không đúng sự thật?
Năm 2014, trước khi bị cáo bị cảnh sát điều tra gọi lên thì anh Hà có gặp bị cáo và nhờ bị cáo nói như thế. Khi không được đối chất bị cáo đã làm đơn gửi CQĐT, tuy không được đối chất nhưng bị cáo được cơ quan điều tra ghi nhận là đúng.
Đại diện VKS hỏi Phạm Công Danh
Bị cáo có giới thiệu Công ty Đại Phát, 1 trong 11 công vay của TPBank, bị cáo thấy đúng sai thế nào?
Thời gian lâu quá rồi tôi không nhớ.
Bị cáo có quen ông Hà Văn Bình không?
Không nhớ.
HĐXX đã thẩm vấn xong các bị cáo liên quan đến gói tín dung tại TPbank, Viện kiểm sát mời ông Phạm Công Danh.
Ông Quân khai mình không liên hệ, không biết VNCB làm sao có thể cố ý làm thiệt hại cho VNCB. Trong hồ sơ mà ông ký không có nêu VNCB, ông cũng không biết VNCB bão lãnh, cũng không tìm hiểu Tập đoàn Thiên Thanh. Do đó, ông đề nghị HĐXX xem xét làm rõ vấn đề này.
Ông Quân cho biết ông Hà có nói lên TPBank gặp nhân viên ngân hàng để ký các giấy tờ liên quan đến việc vay vốn. Ông chỉ ký hồ sơ, mọi thủ tục về sau là do anh Hà thực hiện như thế nào ông không biết.
HĐXX mời bị cáo Lê Duy Thọ - GĐ Công ty Kỳ Nam
Bị cáo khai theo chỉ đạo của ông Quân, ông sử dụng pháp nhân Công ty Kỳ Nam vay 141,8 tỷ đồng tại TPBank để mua 138 trái phiếu của Công ty Trung Dung. Do tin tưởng ông Quân chỗ bàn bè nên bị cáo đã ký. Bị cáo nhận sai do sơ suất, chủ quan, kính mong HĐXX xem xét.
Phiên tòa tiếp tục làm việc
Phiên tòa nghỉ giải lao
Đỗ Việt Bun (Nguyên trưởng nhóm KHDN trung tâm kinh doanh hội sở TPBank, GĐ Công ty CP Thương mại Khôi Nguyên Phát).
Bị cáo làm tại TPbank từ năm 2009, sau đó mới thành lập công ty, công ty có 3 cổ đông, lĩnh vực hoạt động về thương mại thực phẩm. Giao nhiệm vụ tiếp nhận và đề xuất cấp tín dụng cho 4 công ty: An Phát, Đức Long, Khánh Chi, Kỳ Nam số tiền 561,8 tỷ đồng. Bị cáo chỉ gặp công ty An Phát. Bị cáo đã không tìm hiểu kỹ về tập đoàn Thiên Thanh, đầu tư trái phiếu, vô tình đầu tư vào Thiên Thanh. Mong HĐXX xem xét
Bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn (GĐ Công ty CP đầu tư phát triển và dịch vụ An Phát)
Sau khi giải ngân thì chuyển về tập đoàn Thiên Thanh. Bị cáo sơ xuất không tìm hiểu tính pháp lý của Thiên Thanh. Kính mong HĐXX xem xét cho bị cáo.
Bị cáo Nguyễn Thế Linh (TGĐ Công ty TNHH phát triển đầu tư Thuận Phát)
Thông qua quen biết với chị Thủy thì giới thiệu với bị cáo là có chương trình đầu tư trái phiếu nên bị cáo quyết định tham gia đầu tư vào đây. Bị cáo chỉ ký hồ sơ vay 178 tỷ đồng của TPBank. Sau đó chuyển 60 tỷ đồng vào công ty Thạch Hà để đặt cọc. Bị cáo mong HĐXX xem xét.
HĐXX mời bị cáo Hà Văn Bình - Chủ tịch HĐQT Công ty Đại Phát Việt Nam
Bị cáo Bình cho biết không quen với ông Phạm Công Danh như nêu trong cáo trạng. Ông ủy quyền cho anh Đỗ Phương Nam- Phó Giám đốc Công ty thực hiện đi cầm cố vay tiền tại Ngân hàng TPBank, dùng tài sản đảm bảo là trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh.
Ông Nam khai đã ký hồ sơ thủ tục để Công ty CP Đại Phát Việt Nam vay 170 tỷ đồng tại TPBank, đảm bảo bằng tiền gửi của VNCB tại TPBank và ký họp đồng mua trái phiếu của Công ty Thiên Thanh; ký ủy nhiệm chi chuyển 170 tỷ đồng cho Công ty Thiên Thanh. Ông là lái xe cho anh Hà và không nhận được tiền từ việc ký hồ sơ.
Ông Ong Khắc Chung - GĐ Công ty CP đầu tư và thương mại Khánh Chi cho biết công ty này có 3 cổ đông, vốn điều lệ là 2 tỷ, giấy phép hoạt động là sữ chữa ô tô, vận tải, không có lĩnh vực trái phiếu. Việc vay tiền mua trái phiếu cho tròn hồ sơ, ông không hề biết động cơ, mục đích là gì chỉ do tin tưởng nên ký.
Ông Đỗ Minh Thủy - GĐ Công ty CP Đầu tư và Phát triển Thương mại Đức Long: Theo chỉ đạo của anh Hà, bị cáo đã ký hồ sơ vay 135 tỷ đồng tại TPBank để mua trái phiếu Công ty Trung Dung.
Ông Bình khai được ông Danh chỉ đạo làm Tổng giám đốc. Bị cáo thừa nhận nhân viên Tập đoàn Thiên Thanh đưa gì thì ký đấy, không nhận thức đươc hành vi của mình là phạm tội.
Bị cáo Thanh khai vào tháng 5/2013, anh Hà Tổng giám đốc Quỹ Lộc Việt nói với Thanh là Công ty Thạch Hà sẽ vay vốn tại TPBank để đầu tư trái phiếu của Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo đồng ý. Sau đó có anh Hải, anh Thanh nhân viên của Khối KHDN ở TPBank gọi điện thoại cho Thanh để lấy hồ sơ pháp lý của Công ty Thạch Hà.
Hồ sơ được gửi qua mail cho Thanh xem trước. Sau đó Thanh trực tiếp đến TPBank, gặp anh Thanh và anh Hải để ký các giấy tờ trên do TPBank đã chuẩn bị sẵn. Trong đó Hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh của Công ty Thạch Hà đã có chữ ký đóng dấu trước của Tập đoàn Thiên Thanh, bị cáo Thanh không có gặp gỡ, thảo thuận gì với ai ở Thiên Thanh. Còn Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án kinh doanh cũng do anh Thanh chuẩn bị sẵn đưa cho Thanh ký, nhung thời gian sau đó khoảng 1 tuần, khoảng cuối tháng 5 đầu tháng 6/2013
Thai cho rằng có một số trong cáo trạng không đúng đó là số tiền 3 tỷ đồng từ nguồn vay khoản tiền 150 tỷ đồng của Công ty Thạch Hà thì bị cáo có chuyển 3 tỷ đồng cho Quỹ Lộc Việt, nhưng do thủ tục ủy thác đầu tư không đúng nên Quỹ Lộc Việt đã trả lại và Thanh đã mở sổ tiết kiệm tại TPBank. Sau đó đã cầm cố để vay khoản tiền 3 tỷ đồng nhưng không nhớ chi tiết.
Bị cáo Thanh thừa nhận không có rõ về nghiệp vụ trái phiếu và mặt pháp lý.
Về khoản tiền 63.8 tỷ đồng, trong đó Công ty Thuận Phát 60 tỷ đồng và Công ty Kỳ Nam 3,8 tỷ đồng là do anh Nguyễn Việt Hà chỉ đạo bị cáo thực hiện. Mục đích là dùng số tiền này để Quỹ Lộc Việt tính phí ủy thác với VNCB.
Bị cáo đầu tư Quỹ Lộc Việt với lãi suất kỳ vọng 12%, 2 năm lợi nhuận 72 tỷ đồng.
Sau khi nhận 63,8 tỷ đồng, Thanh khai đã chuyển 3,2 tỷ đồng trả tiền cho Công ty CP giải pháp Việt Nam về tư vấn và đánh giá thị trường do Công ty Thạch Hà thuê để đánh giá bất động sản và trái phiếu. Chuyển 3 tỷ đồng để mua cổ phần của Công ty CP giải pháp Việt Nam, còn lại chuyển về quỹ Lộc Việt.
Bị cáo Thanh thừa nhận không có rõ về nghiệp vụ trái phiếu và mặt pháp lý. Thời điểm đó bị cáo không nhận ra mình vi phạm pháp luật.
Phiên tòa sáng nay bắt đầu
Trước khi thẩm vấn tiếp tục thì sáng nay người đại diện của Trần Bà Hà đã nộp hồ sơ chứng minh ông hà đang điều trị bệnh tại Singapore
Đường đi của 4.700 tỷ từ ông Trần Bắc Hà qua Phạm Công Danh
Theo cáo trạng, bị cáo Phạm Công Danh đến Ngân hàng BIDV giới thiệu 12 công ty "ma" vay vốn mua vật liệu xây dựng. ... |
Tại phiên tòa ngày 15/1, bị cáo Hoàng Đình Quyết, nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, kiêm Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang khai đã làm hồ sơ bảo lãnh cho 4 Công ty Thịnh Phát, Thạch Hà, Long Khánh và Đại Phát Việt Nam. Tổng số tiền vay khoảng 603 tỷ đồng, chứ không phải 900 tỷ đồng như cáo trạng. Toàn bộ công việc do bị cáo Mai Hữu Khương chỉ đạo, bị cáo không biết nguồn tiền được sử dụng như thế nào.
Bị cáo Quyết bày tỏ mong muốn được khắc phục sai phạm, mong HĐXX xem xét thu hồi toàn bộ số tiền thiệt hại. Riêng với 603 tỷ đồng trong hành vi của bị cáo, bị cáo Quyết nói có đường đi rõ ràng, trong đó có chuyển trả cho bà Hứa Thị Phấn. Số tiền chuyển trả cho bà Phấn lên tới 3.600 tỷ đồng chứ không chỉ có ở thời điểm này.
Phạm Công Danh sau khi phiên tòa kết thúc. Ảnh: Ngọc Hoa |
Trước đó, trong phiên tòa chiều 15/1, HĐXX đã tiến hành thẩm vấn một số bị cáo liên quan đến hành vi này.
Trả lời trước HĐXX, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên TGĐ VNCB) thừa nhận mọi hành vi của bị cáo tại khoản vay TPbank là đúng, Tuy nhiên, bị cáo khai chỉ chỉ đạo chứ không lựa chọn các công ty vay vốn. Bị cáo Mai thừa nhận đã ký các hợp đồng tiền gửi với TPBank với tổng số tiền trên 1.700 tỷ đồng để bảo lãnh cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng.
"Bị cáo thừa nhận việc này là lách luật, nhưng việc sử dụng khoản tiền vay này là do anh Danh", Mai trình bày.
Bị cáo Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, Giám đốc khối kinh doanh VNCB) cho biết, việc vay vốn tại TPBank đều thông qua Quỹ Lộc Việt. Bị cáo cung cấp các thông tin về VNCB để làm hợp đồng tiền gửi hoặc chứng thư bảo lãnh tại TPBank, cung cấp thông tin về Công ty Trung Dung và Thiên Thanh) để làm hồ sơ phát hành trái phiếu và các hợp đồng mua bán trái phiếu Thiên Thanh, Công ty Trung Dung.
Tại tòa, bị cáo Hoàng Đình Quyết (nguyên PGĐ phục trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang) thừa nhận hành vi sai phạm của mình. Tuy nhiên, bị cáo Quyết khai rằng, bị cáo chỉ thực hiện 4 hồ sơ bảo lãnh, kí tên trên 4 biên bản họp tín dụng đầu tư. Còn về 7 hồ sơ cầm cố như các ngân hàng thì bị cáo không thực hiện. Sau khi trình bày, bị cáo Quyết mong HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.
Các bị cáo từng là nhân viên, cán bộ tại TPBank cùng bị cáo Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Kiểm soát viên định giá công ty Thịnh Phát) đều thừa nhận hành vi sai phạm của mình và mong HĐXX xem xét.
Về hành vi nhận ủy thác đầu tư, bị cáo Nguyễn Việt Hà (TGĐ công ty Qũy Lộc Việt) thừa nhận, về nguyên tắc phát hành trái phiếu thì trải qua nhiều thủ tục, bị cáo chủ quan nên trước khi quyết định đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh và Trung Dung thì bị cáo không tìm tính pháp lý của việc này.
Cáo trạng xác định, tháng 5/2013, với lý do để có tiền cho việc chăm sóc khách hàng, tăng vốn đầu tư của VNCB và trả nợ các khoản vay, Phạm Công Danh đã chỉ đạo Phan Thành Mai tìm cách rút tiền ra khỏi VNCB, chuyển về để Danh sử dụng. Mai đề xuất với Danh ủy thác qua Qũy Lộc Việt để mua trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh thì tiền sẽ quay trở lại thì được Danh đồng ý.
Sau đó, Danh mượn pháp nhân các công ty của Nguyễn Việt Hà (Tổng Giám đốc công ty Quỹ Lộc Việt) để vay hơn 1.666 tỷ đồng, của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank).
Để thực hiện kế hoạch, Hà gặp gỡ và trao đổi nhiều lần với Đặng Thị Bích Thủy (PGĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) và Đinh Việt Cường (GĐ khối Khách hàng doanh nghiệp của TPBank) cùng tìm các doanh nghiệp đứng ra vay vốn TPBank để đầu tư trái phiếu Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung.
Theo như thỏa thuận, VNCB sẽ bảo lãnh cho các khoản vay của 11 Công ty trên tại TPBank nên từ khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 12/2013, VNCB đã gửi trên 9 hợp đồng tiền gửi với tổng số tiền là hơn 1.706 tỷ đồng để đảm bảo cho 11 Công ty vay 1.666,8 tỷ đồng tại TPBank trong thời hạn 1 năm. Sau đó, TPBank đã ký hợp đồng tín dụng ngắn hạn và giải ngân cho 11 Công ty vay vốn với tổng số tiền cho vay hơn 1.666 tỷ đồng.
Cùng ngày, 11 Công ty có Ủy nhiệm chi chuyển 1.000 tỷ đồng vào tài khoản của Tập đoàn Thiên Thanh, chuyển 600 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Trung Dung. Sau đó, các số tiền này điều được Phạm Công Danh rút ra và sử dụng. Đến tháng 4/2014, 7/11 công ty mà Danh mượn pháp nhân để vay vốn tại TPBank không xuất trình được những hồ sơ thể hiện việc triển khai thực hiện như trong hợp đồng, tiềm ẩn rủi ro về thanh toán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn và khả năng trả nợ cho TPBank, nên TPBank đã công bố thu hồi tiền vay của 11 công ty.
Đến 7/4/2014, TPBank đã tự trích tiền gửi của VNCB tại TPBank để thu hồi nợ vay với số tiền hơn 1.740 tỷ đồng.
Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 15/1: Ông Danh nhận hành vi của mình là sai
Chiều 15/1. Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử ... |
Pháp luật 07:32 | 06/08/2018
Pháp luật 23:57 | 05/08/2018
Pháp luật 08:42 | 01/08/2018
Pháp luật 00:13 | 01/08/2018
Pháp luật 06:41 | 31/07/2018
Pháp luật 00:12 | 31/07/2018
Pháp luật 07:13 | 30/07/2018
Pháp luật 04:36 | 30/07/2018