Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 15/1: Ông Danh nhận hành vi của mình là sai

Chiều 15/1. Phiên tòa xét xử Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm tiếp tục được TAND TP HCM đưa ra xét xử với phần thẩm vấn để làm rõ hành vi vay hơn 1.600 tỷ đồng.

Trong phiên tòa sáng nay, HĐXX đã tiếp tục xét hỏi để làm rõ khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV. Trả lời câu hỏi của luật sư Lê Thị Bích Chi (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn) về việc có trực tiếp liên hệ với BIDV Gia Định để làm hợp đồng vay vốn không?. Bị cáo Hiệp trả lời mình không liên hệ trực tiếp. Trong khi đó, bị cáo Sơn một mực khẳng định Hiệp có đến chi nhánh để làm hồ sơ vay tiền.

“Khi ông Hiệp đến, tôi còn nói ông Hiệp đưa chứng minh nhân dân để so sánh thông tin trong CMND với hồ sơ vay tiền có phải là một người hay không. Thời điểm đó, tôi và các nhân viên tại BIDV Gia Định hoàn toàn không biết ông Trần Hiệp là thành viên HĐQT của VNCB”, bị cáo Sơn khẳng định.

Ngoài ra, các luật sư còn hỏi bị cáo Trần Hiệp vì sao thay đổi chữ ký?. Bị cáo này cho biết, việc thay đổi chữ ký là theo sở thích, thay đổi có ý thức chứ không phải để che dấu, nhằm qua mặt các nhân viên BIDV để được xét duyệt hồ sơ vay vồn.

Một vấn đề khác được các luật sư quan tâm trong phiên tòa sáng nay, đó là việc số tiền 4.5000 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và các thuộc cấp nhiều lần khai nhận là tiền tăng vốn điều lệ cho VNCB.

Bị cáo Phan Thành Mai khi được hỏi về số tiền này đã cho rằng, số tiền này là tiền tăng vốn điều lệ, chi phí cho các hoạt động chung của ngân hàng. Số tiền này không mất đi mà hạch toán vào nợ phải trả.

Trong khi đó, đại diện CB lại cho biết, không có dữ liệu nào chứng mình số tiền 4.500 tỷ đồng là tiền hạch toán nợ phải trả.

Một bị cáo khác là Mai Hữu Khương cũng khẳng định, số tiền tăng vốn điều lệ đang “treo” tại CB và đề nghị HĐXX thu hồi để khách phục thiệt hại.

Đến gần trưa, khi các luật sư đã kết thúc phần thẩm vấn, HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng, chuyển sang phần xét hỏi làm rõ khoản vay hơn 1.600 tỷ đồng của VNCB.

Phiên tòa chiều nay, HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi này của Phạm Công Danh và các đồng phạm liên quan...

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 151 lam ro khoan vay hon 1600 ty tai tpbank Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 15/1: Ông Danh không nhớ sang BIDV vay tiền thì với tư cách nào

Ngày 15/1, phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về hành vi Cố ý làm trái…tại TAND ...

16:53 16:47 16:47 16:26 16:14 15:45 15:43 15:20 15:15 15:05 14:50 14:29 14:25 13:48
16:53

Phiên tòa kết thúc

16:47

Phan Thành Mai

Sau khi Hà kết nối với TPbank thì bị cáo có trao đổi với Cường qua điện thoại, ngân hàng xây dựng sẽ chuyển tiền qua và bảo lãnh cho các khoản vay của các công ty.

Bị cáo thủy: bị cáo nhận thông tin qua anh Hà, giới thiệu một số khách hàng, sau đó bị cáo báo cho anh Cường

16:47

Phạm Công Danh được cho ra ngoài chăm sóc sức khỏe

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 151 ong danh nhan hanh vi cua minh la sai
16:26

Đặng Thị Bích Thủy

Theo bị cáo Thủy, trong bản cáo trạng có 1 số điểm bị cáo không đồng ý. Đối với hành vi cố ý làm trái mà có bàn bạc thì bị cáo chỉ tiếp nhận thông tin, bị cáo thực hiện đúng quy trình.

Bị cáo có tiếp xúc với Nguyễn Việt Hà - Tổng Giám đốc Quỹ Lộc Việt, Hà đề xuất là giới thiệu 1 số khách hàng vay vốn đầu tư trái phiếu Thiên Thanh và Trung Dung.

Hà nói cần từ 1000- 2000 tỷ đồng và nói có điều kiện khách hàng vay đáp ứng tất cả những gì ngân hàng cần và có tài sản bảo đảm. Trong 11 khách hàng, bị cáo có giới thiệu 4 khách hàng, Việt giới thiệu 1, còn lại 6 khách hàng Hà giới thiệu.

Bị cáo Hà: Sau khi thống nhất xong gói tín dụng rồi bị cáo sang gặp Thủy để vay. Tất cả công ty bị cáo giới thiệu thì các công ty này trực tiếp qua gặp Thủy và Cường.

Trước khi quyết định đầu tư trái phiếu của Thiên Thanh và Trung Dung thì bị cáo không tìm tính pháp lý của việc này. Về nguyên tắc phát hành trái phiếu thì trải qua nhiều thủ tục, bị cáo chủ quan do phát hành là công ty nên đã không tìm hiểu.

16:14

Phiên tòa tiếp tục làm việc

15:45

Phiên tòa nghỉ giải lao

15:43

HĐXX hỏi Đinh Việt Cường

Theo Cường, hành vi của bị cáo trong cáo trạng còn một số điểm chưa chính xác. Cáo trạng nêu, bị cáo có hành vi thống nhất với Thủy đồng ý cho 11 công ty tiền. Nhưng thực chất bị cáo chỉ đồng ý 4 hồ sơ với chị Thủy vay vốn, trình Hội đồng tín dụng.

Bị cáo trực tiếp cho 3/11 công ty vay tiền mua trái phiếu, bị cáo không có thẩm quyền nên không thể trực tiếp cho phép các công ty vay.

Chỉ thực hiện 1 phần liên quan đến xét duyệt hồ sơ cho vay, chỉ là một quản lý cấp trung thôi nên chỉ làm một phần thôi chứ không phải xét duyệt hết.

HĐXX hỏi: Ai ký hợp đồng tín dụng cho 11 công ty vay?

Theo bị cáo Cường, 3 hồ sơ bị cáo ký, 8 cái do chị Thủy ký. Những hồ sơ này đã được trình lên ủy ban tín dụng và đã được duyệt.

Bị cáo phải trình ủy ban tín dụng duyệt vì hạn mức cho vay cao, không thuộc thẩm quyền của bị cáo.

Bị cáo và Thủy là người ký các hợp đồng tín dụng, vậy theo bị cáo, người chịu trách nhiệm về mặt pháp lý và trách nhiệm thuộc về ai?

Bị cáo xin từ chối trả lời câu hỏi này

Bị cáo Cường có đại diện theo pháp luật của công ty Thịnh Phát, là công ty TNHH 2 thành viên. Để đưa Cty Thịnh Phát vào 11 công ty để vay tiền, ai là người đưa công ty này vào?

Là bị cáo báo cáo hội đồng thành viên, để hội đồng thành viên ủy quyền cho người đứng ra ký hợp đồng vay vốn. Do Thiên Thanh là tập đoàn có khả năng nên mới đồng ý đầu tư trái phiếu của tập đoàn này, nhưng không kiểm tra việc Thiên Thanh có được quyền phát hành trái phiếu hay không, cũng không tìm hiểu dự án của Thiên Thanh có đủ điều kiện phát hành trái phiêu hay không.

"Khi vay được 153 tỷ đồng, bị cáo ký chuyển về Tập đoàn Thiên Thanh. Ai là người có quyền cấp tín dụng cho 11 công ty này?” Chủ tọa hỏi.

Cường trả lời: “ Uỷ ban tín dụng ra chủ trương, quyết định cho vay hay không. Sau đó mới triển khai xuống các bộ phận chuyên môn thực hiện. Để vay được tiền từ ngân hàng, thì thực hiện thông qua hợp đồng tín dụng”.

Bị cáo Cường và Thủy là người ký các hợp đồng tín dụng cho 11 công ty mà VNCB bảo lãnh vay vốn. “Bị cáo không biết Phạm Công Danh, không bàn bạc trao đổi với Danh hay cán bộ nào của VNCB. Bị cáo không được hưởng lợi. Bị cáo chỉ giới thiệu 1 công ty vay vốn, còn 10 công ty khác do Quỹ Lộc Việt giới thiệu”, bị cáo Cường khai.

Liên quan đến gói tín dụng, ai đề xuất cho bị cáo thực hiện?

Chị Thủy báo cáo có quỹ Lộc Việt giới thiệu khách hàng vay với mức vay từ 600 – 1.000 tỷ. Các khách hàng vay sẽ được bảo lãnh của VNCB. Sau đó, bị cáo báo cáo bằng mail cho Uỷ ban Tín dụng xin chủ trương và được đồng ý. Bị cáo yêu cầu các nhân viên thu thập, làm các hồ sơ triển khai các khoản vay.

“Bị cáo xin HĐXX xem xét vì không biết bị cáo Phạm Công Danh, không được hưởng lợi gì”, bị cáo Cường trình bày.

15:20

HĐXX xét hỏi bị cáo Nguyễn Kim Cẩm Vân - Phụ trách kế toán Quỹ Lộc Việt

Theo chỉ đạo của Nguyễn Việt Hà, bị cáo Vân đã cùng Mai Hữu Khương và ông Quyết làm thủ tục phát hành 1.200 trái phiếu Công ty Trung Dung không đúng quy định; soạn thảo các hợp đồng mua bán trái phiếu giữa 4 công ty vay vốn của ngân hàng với Tập đoàn Thiên Thanh và Công ty Trung Dung. Sau đó, chuyển thông tin các công ty trên để Khương soạn thảo thủ tục cho VNCB dùng tiền gửi tại ngân hàng bảo lãnh cho 4 công ty vay vốn.

15:15

Khi được HĐXX hỏi, ông Phạm Công Danh cho biết, do sức khỏe yếu nên bị cáo không đọc cáo trạng, nhưng bị cáo nhận hành vi của mình là sai.

15:05

HĐXX xét hỏi bị cáo Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó GĐ phục trách VNCB Chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB Chi nhánh Lam Giang

Bị cáo chỉ thực hiện 4 hồ sơ bảo lãnh, kí tên trên 4 biên bản họp tín dụng đầu tư. Sau khi hoàn thành hồ sơ thì bị cáo in ra và chuyển cho anh Cường. Còn về 7 hồ sơ cầm cố như các ngân hàng thì bị cáo không thực hiện.

Bị cáo đã nhận thức được hành vi của mình là sai phạm, mong HĐXX thu hồi toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả. .

14:50

Ông Hồ Văn Bình - Đại diện cơ quan giám định NHNN

Trong quá trình được CQĐT C46 – Bộ Công An yêu cầu trưng cầu giám định, ông nhận được bao nhiêu yêu cầu giám định, cơ quan điều tra ban hành bao nhiêu kết luận giám định?

NHNN nhận được 5 yêu cầu trung cầu giám định và cơ quan điều tra ban hành 5 kết luận giám định.

Quá trình giám định NHNN có nhận được tài liệu liên quan đến tăng vốn điều lệ của VNCB không?

Không có.

Khi VNCB dùng nguồn tiền của thị trường để bảo lãnh cho các công ty vay tại 3 ngân hàng, về mặt hạch toàn và kế toán, thì VNCB có ghi nhận hạch toán trên hệ thống hay không?

VNCB không thực hiện hạch toàn trên tài khoản bảo lãnh.

VNCB dùng nguồn tiền thị trường 2 để bảo lãnh cho các khoản vay có phù hợp với quy định pháp luật không?

Kết luận giám định nêu VNCB dùng tiền gửi để cầm cố, bảo lãnh là được phép. Tuy nhiên, việc này không báo cáo tổ giám sát NHNN.

Cũng theo đại diện cơ quan giám định NHNN, VNCB được phép gửi tiền để cầm cố, bão lãnh cho các khoản vay, phù hợp với Nghị định 57.

14:29

Luật sư Phan Trung Hoài hỏi đại diện cơ quan điều tra

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 151 lam ro khoan vay hon 1600 ty dong
Đại diện cơ quan điều tra

Luật sư Hoài: Có thể xem khoản 4500 tỷ đồng là khoản tiền thu hồi để giảm thiệt hại do các bị cáo gây ra tại VNCB?

Cơ quan điều tra: kết luận điều tra tại giai đoạn 1 đã xem xét ở giai đoạn 1. Tuy nhiên quá trình điều tra xác định đây là số tiền Phạm Công Danh và đồng phạm chuyển vào VNCB nhằm tăng vốn điều lệ.

Để có căn cứ thu hồi khắc phục hậu quả, cơ quan điều tra đã tiến hành điều tra và xác định dòng tiền 4.500 tỷ này đã hòa chung vào dòng tiền của ngân hàng và sử dụng cho mục đích của ngân hàng.

Luật sư: Ngày 9/6/2015, trước ngày có kết luận điều tra, trong phần kết luận điều tra, CQĐT có đề cập số tiền này dùng thu hồi và giảm thiệt hại cho các bị cáo có ý nghĩa như thế nào?

Cơ quan điều cho biết, chỉ khắc phục được khi dòng tiền còn ở VNCB, tuy nhiên dòng tiền đã hòa chung nên CQĐT không có căn cứ thu hồi phục vụ giai đoạn 2.

Luật sư: Ai đã hòa chung, ai quyết định việc cấm trừ này?

Số tiền đúng được tính là tăng vốn điều lệ nếu là dòng tiền của các cổ đông đóng góp chứ không phải đi vay. Tuy nhiên, thời điểm đó, các cổ đông không có tiền nên Phạm Công Danh và các bị cáo phải huy động tiền vay ở các ngân hàng khác. Căn cứ vào kết luận điều tra, HĐXX sẽ xem xét.

Luật sư: Có bao giờ trong kết luận điều tra nói việc tăng vốn của Phạm Công Danh và các bị cáo tại VNCB là thủ đoạn của Phạm Công Danh không?

Trong quá trình điều tra, CQĐT điều tra làm rõ hành vi của Phạm Công Danh về việc thế chấp để vay tiền tại 3 ngân hàng chứ không điều tra hành vi tăng vốn lệ của Phạm Công Danh.

14:25

Phiên tòa chiều nay bắt đầu làm việc

Đại diện cơ quan cảnh sát điều tra tới tòa.

13:48

Trong phiên tòa sáng nay, HĐXX đã tiếp tục xét hỏi để làm rõ khoản vay 4.700 tỷ tại BIDV. Trả lời câu hỏi của luật sư Lê Thị Bích Chi (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn) về việc có trực tiếp liên hệ với BIDV Gia Định để làm hợp đồng vay vốn không?. Bị cáo Hiệp trả lời mình không liên hệ trực tiếp. Trong khi đó, bị cáo Sơn một mực khẳng định Hiệp có đến chi nhánh để làm hồ sơ vay tiền.

“Khi ông Hiệp đến, tôi còn nói ông Hiệp đưa chứng minh nhân dân để so sánh thông tin trong CMND với hồ sơ vay tiền có phải là một người hay không. Thời điểm đó, tôi và các nhân viên tại BIDV Gia Định hoàn toàn không biết ông Trần Hiệp là thành viên HĐQT của VNCB”, bị cáo Sơn khẳng định.

Ngoài ra, các luật sư còn hỏi bị cáo Trần Hiệp vì sao thay đổi chữ ký?. Bị cáo này cho biết, việc thay đổi chữ ký là theo sở thích, thay đổi có ý thức chứ không phải để che dấu, nhằm qua mặt các nhân viên BIDV để được xét duyệt hồ sơ vay vồn.

Một vấn đề khác được các luật sư quan tâm trong phiên tòa sáng nay, đó là việc số tiền 4.5000 tỷ đồng mà Phạm Công Danh và các thuộc cấp nhiều lần khai nhận là tiền tăng vốn điều lệ cho VNCB.

Bị cáo Phan Thành Mai khi được hỏi về số tiền này đã cho rằng, số tiền này là tiền tăng vốn điều lệ, chi phí cho các hoạt động chung của ngân hàng. Số tiền này không mất đi mà hạch toán vào nợ phải trả.

Trong khi đó, đại diện CB lại cho biết, không có dữ liệu nào chứng mình số tiền 4.500 tỷ đồng là tiền hạch toán nợ phải trả.

Một bị cáo khác là Mai Hữu Khương cũng khẳng định, số tiền tăng vốn điều lệ đang “treo” tại CB và đề nghị HĐXX thu hồi để khách phục thiệt hại.

Đến gần trưa, khi các luật sư đã kết thúc phần thẩm vấn, HĐXX tuyên bố kết thúc phần xét hỏi liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng, chuyển sang phần xét hỏi làm rõ khoản vay hơn 1.600 tỷ đồng của VNCB.

Phiên tòa chiều nay, HĐXX tiếp tục làm rõ hành vi này của Phạm Công Danh và các đồng phạm liên quan...

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be chieu 151 lam ro khoan vay hon 1600 ty tai tpbank Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 15/1: Ông Danh không nhớ sang BIDV vay tiền thì với tư cách nào

Ngày 15/1, phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về hành vi Cố ý làm trái…tại TAND ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.