Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê sáng 15/1: Ông Danh không nhớ sang BIDV vay tiền thì với tư cách nào

Ngày 15/1, phiên tòa xét xử đại án Phạm Công Danh, Trầm Bê và 44 đồng phạm về hành vi Cố ý làm trái…tại TAND TP.HCM tiếp tục với phần xét hỏi của các luật sư liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng của VNCB tại BIDV.
phien toa xu pham cong danh tram be ngay 151 tiep tuc lam ro khoan vay 4700 ty ma vncb vay cua bidv bang ho so cua 12 cong ty ma
Bị cáo Trầm Bê và Phạm Công Danh tại tòa

Trước đó, tại phiên tòa ngày 13/1, HĐXX cho phép các luật sư liên quan tham gia phần xét hỏi các bị cáo, những người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng của VNCB tại BIDV.

Cáo trạng xác định, bị cáo Phạm Công Danh lấy pháp nhân của 12 doanh nghiệp do Danh lập ra, thuê nhân viên của mình đứng tên làm Giám đốc để làm hồ sơ vay vốn.

Vì được Danh cam kết đảm bảo các khoản vay bằng tiền của VNCB gửi tại BIDV nên lãnh đạo BIDV duyệt cho vay. Từ ngày 29/10 đến 28/11/2013, các chi nhánh của BIDV là Bến Thành, Gia Định, Sở Giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã giải ngân cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng.

Về khoản vay này, bị cáo Mai Hữu Khương thừa nhận mình có tham gia làm hồ sơ vay vốn. Khương là người soạn thảo và ký các Biên bản họp HĐQT VNCB và các Nghị quyết HĐQT về việc đồng ý dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để cầm cố bảo lãnh cho cho 12 công ty do Danh thành lập để vay 4.700 tỷ đồng của nhà băng này.

Bị cáo Hoàng Long Hà, nguyên Phó giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định khai khẳng định bản thân không cố ý làm trái. Cũng theo bị cáo Hà, Hà và 2 đồng nghiệp của mình tại BIDV Gia Định không cố ý làm trái.

Cũng trong phiên tòa ngày 13/1, lần đầu tiên có sự xuất hiện của luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh). Trả lời các câu hỏi của luật sư Hoài, bị cáo Phạm Công Danh cho biết, do bị áp lực vì chăm sóc khách hàng, Danh không muốn tăng vốn và đã mong NHNN giản tiến độ nhưng không được. Về số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, bị cáo Phạm Công Danh và các thuộc cấp của mình đề nghị đối trừ số tiền này để cân đối vào các khoản thiệt hại tại VNCB.

Ngoài những lời khai trên, phiên tòa ngày 13/1 còn có một nội dung đáng chú ý, đó là việc đại diện BIDV khẳng định trước tòa rằng, việc xét duyệt của BIDV cho VNCB vay 4.700 tỷ đồng là đúng quy trình, quy định của BIDV và Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương (Trưởng ban Pháp chế BIDV – người đại diện cho nhà băng này tại tòa) cho biết, khi VNCB giới thiệu 12 khách hàng vay vốn, qua đánh giá ban đầu nhận thấy các khách hàng này có mục đích vay phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với gói tín dụng liên kết 4 nhà (Ngân hàng- Chủ đầu tư- Nhà thầu - Nhà cung cấp VLXD), việc cho vay mang lại hiệu quả về kinh tế cho BIDV, góp phần giải quyết nhu cầu tăng trưởng tín dụng và các pháp nhân hoạt động tại địa bàn TP.HCM, nhu cầu vay ngắn hạn nên sau khi xem xét, Hội sở chính đã phê duyệt chủ trương cấp tín dụng và giao 4 chi nhánh trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện cụ thể.

Bà Phương cũng cho biết, sau khi nhận được hồ sơ ban đầu của khách hàng kèm theo văn bản giới thiệu của VNCB, Ban Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) đánh giá: Nhu cầu, mục đích vay vốn và điều kiện cơ bản của khách hàng phù hợp với quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; Các khoản vay đều được cam kết có bảo đảm bằng tài sản hợp pháp, hợp lệ với giá trị tài sản bảo đảm được cam kết lớn hơn giá trị khoản vay, khoản vay sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho BIDV… Vì vậy, Ban KHDN đã có Tờ trình đề xuất đề nghị Ban Lãnh đạo phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà đối với 12 khách hàng.

phien toa xu pham cong danh tram be ngay 151 tiep tuc lam ro khoan vay 4700 ty ma vncb vay cua bidv bang ho so cua 12 cong ty ma Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 13/1: 'Tôi không chấp nhận lời xin lỗi này'

Ngày 13/1, TAND TP HCM tiếp tục đưa Phạm Công Danh, Trầm Bê và đồng phạm ra xét xử về tội “Cố ý làm trái ...

11:32 11:31 11:01 10:34 10:25 10:09 10:09 09:05 09:05 08:46 07:25 06:43
11:32

Phiên tòa buổi sáng nghỉ, tiếp tục vào 14h chiều nay

11:31

HĐXX hỏi Phan Thành Mai

HĐXX: Do cần tiền nên bị cáo đã nhận chỉ đạo của Phạm Công Danh làm hồ sơ khống 11 công ty đề vay 1700 tỷ đồng?

Mai: Bị cáo không lựa chọn 11 công ty.

Trên quan hệ cũ với anh Nguyễn Việt Hà nên đã nhờ Hà kết nối, rồi anh Cường cùng trao đổi với bị cáo qua điện thoại, về nội bộ ngân hàng. Các hồ sơ cụ thể thì bị cáo giao cho Hoàng Đình Quyết, Mai Hữu Khương triển khai làm hợp đồng
quan hệ xã hội thì bị cáo có biết anh Cường, nhưng liên quan trong vụ này thì bị cáo không gặp.

HĐXX: Thời hạn bảo lãnh bao lâu trong hợp đồng tín dụng này?

Đầu tiên bị cáo gửi tiền gửi với thời hạn 3 tháng, sau đó sẽ kéo dài theo hợp đồng tiền vay. Bị cáo thừa nhận lỗi của mình là lách luật.

HĐXX: Sau khi giải ngân, số tiền đố các bị cáo làm gì?

Bị cáo không biết nhưng trong cáo trạng xác định là 600 tỷ đồng trả cho bà Hứa Thị Phấn, 1 số tiền lớn trả cho một số người là tiền chi lãi chăm sóc khách hàng.

11:01

Luật sư Hải hỏi đại diện CB

Toàn bộ số tiền 4500 tỷ đã được CB hoạch toán, mua lại 0 đồng. Khoản tiền này là khoản nợ phải trả của VNCB, thì nghĩa vụ của CB như thế nào?

Không có số liệu nào chứng minh là phải hoạch toán nợ phải trả. 4500 tỷ trước đó đã thanh toán vào tăng vốn điều, tiền đó theo số liệu của chúng tôi thì việc xin phép chưa đc NHNN chấp nhận.

Vốn điều lệ được ngân hàng nhà nước mua lại thời điểm đó là bao nhiêu?

Tại thời điểm mua 0 đồng thì NHNN xác định là vốn điều lệ âm.

Theo luật sư Hải, sau khi không tăng được vốn điều lệ từ 3000- 7500 tỷ, 4500 tỷ không được xem là vốn điều lệ và không được trả lại cho các cá nhân. Sau đó phía ngân hàng đã không thực hiện theo dõi số liệu tại ngân hàng.

Trả lời luật sư, đại diện CB cho biết đó chỉ là quan điểm của luật sư chứ không phải là của CB.

10:34

Luật sư Nguyễn Xuân Anh và Phạm Thế Vũ (bảo vệ cho ngân hàng Xây dựng)

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 151 ong danh khong nho sang bidv vay tien thi voi tu cach nao

Luật sư Vũ hỏi ông Phạm Công Danh: Khi sang BIDV vay tiền thì với tư cách nào (tư cách đại diện 12 công ty vay vốn, tư cách cá nhân vay vốn, tư cách đại diện ngân hàng vay vốn - PV)?

Phạm Công Danh: Xin phép không trả lời câu hỏi vì đã lâu, trí nhớ kém. Tôi suy nghĩ theo quan điểm của tôi là việc tăng vốn là tôi đã bỏ vào, tất cả các cổ đông không ai bỏ vào. Tiền tăng vốn là sai nhưng các cổ đông đã ký để bỏ tiền vào đấy.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 151 ong danh khong nho sang bidv vay tien thi voi tu cach nao
10:25

Phiên tòa tiếp tục làm việc

10:09

Phiên tòa nghỉ giải lao

10:09

Luật sư hỏi Phan Thành Mai

Ông Mai trả lời: Nhưng bị cáo muốn làm rõ về số tiền thiệt hại ở đây, khi nhìn vào báo cáo tài chính. Ban đầu, bị cáo biết là dùng tài sản bất động sản, tài sản của anh Danh và tập đoàn Thiên Thanh để bảo đảm khoản vay.

Sau đó do quá trình thẩm định của BIDV thì không đủ về pháp lý nên mới sử dụng số tiền của của VNCB gửi tại ngân hàng. Sau khi rút tiền ra rồi thì bị cáo chỉ biết mục đích chứ di chuyển như thế nào bị cáo không biết.

Theo bị cáo số tiền 4500 tỷ đồng mà luật sư hỏi là hòa vào dòng tiền chung, không bị mất, sử dụng vào các phí và các mục đích của ngân hàng.

09:05

Luật sư Nguyễn Thị Thanh Tâm (Bào chữa cho Phan Thành Mai)

Luật sư hỏi Phạm Công Danh: Sau khi tiếp quản ngân hàng TrustBank thì ông phải chịu áp lực gì?

Có nhiều áp lực, nhưng áp lực nhất là phải trả lãi ngoài cho các khoản vay của HĐQT cũ.

Luật sư: Những áp lực này anh Mai biết không?

Bị cáo Danh nói Phan Thành Mai biết vì là người trực tiếp điều hành ngân hàng.

09:05

Luật sư Lê Thị Bích Chi (bào chữa cho bị cáo Nguyễn Ngọc Sơn) hỏi bị cáo Trần Hiệp: Cty Phong Hiệp có cổ phần tại VNCB không?

Bị cáo không biết, bị cáo không liên hệ với BIDV để làm hồ sơ.

Luật sư Lê Thị Bích Chi: Bị cáo Hiệp có lên BIDV chi nhánh Gia Định 1 lần để liên hệ làm hợp đồng?

Ông Nguyễn Ngọc Sơn: Theo quy định của BIDV và tổ chức tín dụng thì nhiệm vụ là báo cáo đề xuất tín dung. Quy trình cho vay có nhiều tiêu chí: Thẩm định tư cách khách hàng, Năng lực trả nợ vay, khi khách hàng ky với các chủ đầu tư thì có khoản thanh toán đảm bảo trả nợ, ngân hàng đã đối chiếu. Về phương án có phương án vay vốn rõ ràng. Đảm bảo tiền vay.

cap nhat phien toa xu pham cong danh tram be sang 151 se cong bo loi khai cua ong tran bac ha

Bị cáo Hiệp không liên hệ với BIDV để làm các hợp đồng tín dụng vay vốn không?

Bị cáo khẳng định là Trần Hiệp có lên BIDV chi nhánh Gia Định và ký hợp đồng tín dụng trước mặt bị cáo, lúc đó bị cáo có yêu cầu ông Hiệp đưa CMND để xác nhận đúng người ký.

Thời điểm xét duyệt hồ sơ khoản vay thì hoàn toàn chưa có 1 văn bản nào của VNCB, chỉ có văn bản giới thiệu. Đến khi giải ngân cho công ty Phong Hiệp 105 tỷ đồng vẫn chưa có văn bản của HĐQT của VNCN, xong thì mới có văn bản.

Bị cáo Sơn xác định đây là biện pháp bão lãnh với bên thứ 3. Thông tư 28 áp dụng cho các khoản bão lãnh cho khách hàng, việc vay vốn của Công ty Phong Hiệp không thuộc trường hợp này nên kết quả giám định tại NHNN không chính xác.

BIDV thực hiện đúng quy trình tín dụng đối với một khách hàng bình thường, không có trường hợp ngoại lệ.

BIDV đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với tất cả các doanh nghiệp chứ không hề chỉ riêng đối với công ty doanh nghiệp. Tuy nhiên, bị cáo Sơn cũng nhận sai sót trong quá trình như: thiếu điều tra khách hàng và báo cáo tài chính.

Sơn khai rằng không biết trong HĐQT trị của VNCB có 1 người tên là Trần Hiệp, vì khi xem báo cáo chỉ để ý đến những nội dung chính như số tiền bảo đảm và người ký đứng ra bảo đảm. Sau khi phía cơ quan điều tra nói ông Trần Hiệp vừa là giám đốc của Công ty Phong Hiệp, vừa là Thành viên HĐQT VNCB thì bị cáo có xem lại nhưng không có bất kì thông tin gì nói hai người này là một ngoài trừ cái tên Trần Hiệp. Đồng thời, chữ ký của ông Trần Hiệp cũng thay đổi nên bị cáo không nhận ra.

Bị cáo không được hưởng lợi gì từ việc xét cho VNCB vay tại BIDV và bị cáo đã thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Mong HĐXX xem xét, bị cáo không phạm vào Tội cố ý gây trái cũng như đồng phạm với Phạm Công Danh.

Luật sư hỏi Phạm Công Danh: Ông có liên hệ với lãnh đạo BIDV, có thông báo với những người này giải ngân cho VNCB không?

Bị cáo Danh: Tôi không nhớ, nhưng tôi nhớ rõ một chi tiết là không nói với lãnh đạo BIDV. Bị cáo xin nói thêm là do áp lực tăng vốn điều lệ nên mới vay.

Luật sư Nông Thị Huyển Trang hỏi Phạm Công Danh: Vay 4.700 tỷ đồng từ BIDV để tăng vốn điều lệ, trả nợ cũ và chăm sóc khách hàng? Toàn bộ tiền vay được đều sử dụng cho VNCB phải không?

Bị cáo Danh: Tôi đã trả lời rồi, không trả lời nữa. HĐXX đã nhắc rồi, tôi không trả lời nữa để khỏi mất thời gian.

Luật sư hỏi đại diện CB: Số tiền mà Phạm Công Danh sử dụng 12 công ty để vay vốn sau đó chuyển 4.500 tỷ đồng về VNCB để tăng vốn. Hiện tại số tiền này còn không?

Toàn bộ số tiền này đã hòa vào tiền chung. Hiện tại đã sử dụng hết trước ngày 5/3/2015, còn chính xác thời điểm nào sử dụng hết thì không thể xác định được vì đã hòa vào dòng tiền chung.

Luật sư: Ngày 14/2/2014 – 26/7/2014: Tiền quỹ tại CB còn 13.000 tỷ đồng, CBBank nói đã hòa vào dòng tiền chung, trong đó có cả khoản tiền 4.500 tỷ đồng mà Phạm Công Danh gửi vào để tăng vốn điều lệ. Vậy đến ngày 26/7/2014, số tiền này còn bao nhiêu?

Theo đai diện CB, các câu hỏi này chưa chuẩn bị nên chưa trả lời được.

Luật sư yêu cầu đại diện CB trả lời câu hỏi vào đầu giờ chiều nay. Tuy nhiên, đại diện CB cho rằng số liệu nhiều nên mong HĐXX cho gia hạn chiều mai (16/1).

Luật sư hỏi ông Trần Hiệp: Tại sao ông lại thay đổi chữ ký?

Ông Hiệp: Bị cáo thay đổi chữ ký là theo sở thích chữ không nhằm che đậy việc gì.

HĐXX cho biết, bị cáo Hiệp bị ung thư vòm họng nên gặp khó khăn về giọng nói. Bị cáo Hiệp cho hay, người trực tiếp mang hồ sơ lên BIDV không phải là bị cáo.

Luật sư: Ông không mang hồ sơ đến BIDV nhưng bị cáo Sơn nói ông là người đến BIDV để ký hồ sơ, thì ông nghĩ như thế nào?

Bị cáo Hiệp: Bị cáo không nhớ.

Luật sư: Ông có gặp bất kì người nào của BIDV từ khi làm hồ sơ đến khi thu nợ hay không?

Bị cáo Hiệp: Bị cáo xin phép không trả lời.

08:46

Phiên tòa bắt đầu làm việc

07:25

Qua một tuần xét xử vụ án “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” đối với bị cáo Phạm Công Danh (52 tuổi, quê Quảng Ngãi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng VN - VNCB; nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và 45 đồng phạm khác, câu chuyện nguyên Chủ tịch HĐQT BIDV Trần Bắc Hà có thật sư nhập viện tại Singapore hay không đang được bạn đọc rất quan tâm.

Bản thân đại diện Viện KSND TP.HCM cũng hoài nghi vấn đề này nên đề nghị HĐXX xác minh tại cơ quan quản lý xuất cảnh, làm rõ việc ông Hà có xuất cảnh hay không. Theo hồ sơ bệnh án do đại diện ủy quyền ông Hà cung cấp cho HĐXX, ông Trần Bắc Hà xuất cảnh sang Singapore ngày 7/1 và nhập viện ngày 8/1 (đúng ngày đưa vụ án ra xét xử).

Qua những thông tin, tài liệu do đại diện ông Hà cung cấp, chủ toạ thay mặt HĐXX thông báo trong trường hợp cần thiết cần lời khai của ông Hà trong quá trình thẩm vấn công khai tại tòa, đại diện Viện KSND TP có thể công bố lời khai của ông Hà tại cơ quan điều tra. Bởi, trong nội dung đơn xin xét xử vắng mặt, ông Hà cho biết xin giữ nguyên lời khai tại cơ quan điều tra.

06:43

Trước đó, tại phiên tòa ngày 13/1, HĐXX cho phép các luật sư liên quan tham gia phần xét hỏi các bị cáo, những người quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, liên quan đến khoản vay 4.700 tỷ đồng của VNCB tại BIDV.

Cáo trạng xác định, bị cáo Phạm Công Danh lấy pháp nhân của 12 doanh nghiệp do Danh lập ra, thuê nhân viên của mình đứng tên làm Giám đốc để làm hồ sơ vay vốn.

Vì được Danh cam kết đảm bảo các khoản vay bằng tiền của VNCB gửi tại BIDV nên lãnh đạo BIDV duyệt cho vay. Từ ngày 29/10 đến 28/11/2013, các chi nhánh của BIDV là Bến Thành, Gia Định, Sở Giao dịch 2, Nam Sài Gòn đã giải ngân cho 12 công ty vay 4.700 tỷ đồng.

Về khoản vay này, bị cáo Mai Hữu Khương thừa nhận mình có tham gia làm hồ sơ vay vốn. Khương là người soạn thảo và ký các Biên bản họp HĐQT VNCB và các Nghị quyết HĐQT về việc đồng ý dùng tiền gửi của VNCB tại BIDV để cầm cố bảo lãnh cho cho 12 công ty do Danh thành lập để vay 4.700 tỷ đồng của nhà băng này.

Bị cáo Hoàng Long Hà, nguyên Phó giám đốc BIDV Chi nhánh Gia Định khai khẳng định bản thân không cố ý làm trái. Cũng theo bị cáo Hà, Hà và 2 đồng nghiệp của mình tại BIDV Gia Định không cố ý làm trái.

Cũng trong phiên tòa ngày 13/1, lần đầu tiên có sự xuất hiện của luật sư Phan Trung Hoài (luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh). Trả lời các câu hỏi của luật sư Hoài, bị cáo Phạm Công Danh cho biết, do bị áp lực vì chăm sóc khách hàng, Danh không muốn tăng vốn và đã mong NHNN giản tiến độ nhưng không được. Về số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ, bị cáo Phạm Công Danh và các thuộc cấp của mình đề nghị đối trừ số tiền này để cân đối vào các khoản thiệt hại tại VNCB.

Ngoài những lời khai trên, phiên tòa ngày 13/1 còn có một nội dung đáng chú ý, đó là việc đại diện BIDV khẳng định trước tòa rằng, việc xét duyệt của BIDV cho VNCB vay 4.700 tỷ đồng là đúng quy trình, quy định của BIDV và Ngân hàng Nhà nước.

Theo đó, bà Nguyễn Thị Phương (Trưởng ban Pháp chế BIDV – người đại diện cho nhà băng này tại tòa) cho biết, khi VNCB giới thiệu 12 khách hàng vay vốn, qua đánh giá ban đầu nhận thấy các khách hàng này có mục đích vay phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với gói tín dụng liên kết 4 nhà (Ngân hàng- Chủ đầu tư- Nhà thầu - Nhà cung cấp VLXD), việc cho vay mang lại hiệu quả về kinh tế cho BIDV, góp phần giải quyết nhu cầu tăng trưởng tín dụng và các pháp nhân hoạt động tại địa bàn TP.HCM, nhu cầu vay ngắn hạn nên sau khi xem xét, Hội sở chính đã phê duyệt chủ trương cấp tín dụng và giao 4 chi nhánh trên địa bàn TP.HCM triển khai thực hiện cụ thể.

Bà Phương cũng cho biết, sau khi nhận được hồ sơ ban đầu của khách hàng kèm theo văn bản giới thiệu của VNCB, Ban Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) đánh giá: Nhu cầu, mục đích vay vốn và điều kiện cơ bản của khách hàng phù hợp với quy chế cho vay 1627/2001/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước; Các khoản vay đều được cam kết có bảo đảm bằng tài sản hợp pháp, hợp lệ với giá trị tài sản bảo đảm được cam kết lớn hơn giá trị khoản vay, khoản vay sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cho BIDV… Vì vậy, Ban KHDN đã có Tờ trình đề xuất đề nghị Ban Lãnh đạo phê duyệt chủ trương cho vay mua vật liệu xây dựng theo mô hình 4 nhà đối với 12 khách hàng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.