Sếp ngân hàng giảm một nửa lương để tiết giảm chi phí, hỗ trợ người lao động cho đến khi hết dịch Covid-19

Lãnh đạo SHB tự nguyện giảm 50% lương, quản lí từ cấp phó phòng trở lên và các chức danh tương đương giảm từ 10-30% tùy theo mức thu nhập, để tiết kiệm chi phí, tập trung giảm lãi suất vay hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ người lao động vì dịch Covid-19.

Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều ngân hàng thương mại trong nước đã đề ra một loạt giải pháp để tháo gỡ khó khăn, trong đó, lưu ý nhiều đến việc cắt giảm các chi phí lẫn lương của lãnh đạo cấp cao, để chung tay với người lao động.

Sếp ngân hàng tự nguyện giảm một nửa lương vì dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Sếp ngân hàng tự nguyện giảm một nửa lương vì dịch Covid-19. (Ảnh: SHB).

Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) vừa cho biết nhà băng này đang tiết giảm chi phí kinh doanh và chi phí hoạt động, điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh giảm lợi nhuận năm 2020, với mức giảm tối thiểu 1.000 tỉ đồng.

Đặc biệt, các cấp lãnh đạo HĐQT, Ban điều hành và cán bộ quản lí cấp cao của ngân hàng đã tự nguyện giảm lương 50%, cho đến khi công bố hết dịch.

Các cấp quản lí toàn hệ thống từ phó phòng trở lên và các chức danh tương đương, sẽ giảm từ 10-30% tùy theo mức thu nhập.

SHB cho biết trước tình hình khó khăn chung, ngân hàng sẽ rà soát toàn bộ các chi phí hoạt động và tổ khai các biện pháp tiết giảm chi phí, với mức giảm tối thiểu 10%.

Theo đại diện ngân hàng, sau chỉ đạo của Thủ tướng về cách li xã hội, từ 1/4, đã rà soát toàn bộ hệ thống, cho phép những vị trí và nhân sự thực sự cần thiết mới phải đi làm, phần lớn 70% cán bộ nhân viên toàn hệ thống làm việc tại nhà, và khuyến khích khách hàng giao dịch qua hệ thống ngân hàng điện tử.

Ngoài SHB, HDBank cũng đã có thông báo giảm lương kinh doanh từ 10-25%, áp dụng cho những nhân viên có tổng lương từ 10 triệu trở lên. Nhà băng này áp dụng mức giảm cao nhất khoảng 25% cho người lao động có tổng lương cao hơn 80 triệu đồng.

Sếp ngân hàng tự nguyện giảm một nửa lương vì dịch Covid-19 - Ảnh 2.

NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng để tiết giảm chi phí. (Ảnh: Thanh Niên).

Trước đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng ban hành Chỉ thị số 02 về các giải pháp cấp bách của ngành ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do tác động của dịch bệnh Covid-19.

Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, đặc biệt là chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính phù hợp với thực tế, trước khi tổ chức đại hội cổ đông.

Trước mắt, ngân hàng sẽ không chia cổ tức bằng tiền mặt, để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay đối với dư nợ hiện nay, và các khoản cho vay mới. 

Các tổ chức tín dụng cũng được yêu cầu chủ động xây dựng các kịch bản kinh doanh chi tiết, bao gồm các kế hoạch kinh doanh dự phòng theo diễn biến của dịch bệnh, nhằm mục tiêu đảm bảo hoạt động kinh doanh liên tục, không để gián đoạn trong mọi tình huống.

Ngân hàng cũng được yêu cầu xây dựng giải pháp cung cấp các dịch vụ ngân hàng theo từng kịch bản diễn biến dịch, phù hợp với các biện pháp chống dịch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương, cũng như tăng cường cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử.

chọn
ĐHĐCĐ KSF: Hướng đến thành cổ đông chiến lược của SCG, dồn lực cho siêu dự án Wonder Tower tại Ciputra
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, lãnh đạo KSF cho biết, trong ba năm tới sẽ tập trung hoàn thành ba dự án Golden River, Sky City và Wonder Tower. Trong ba năm tới doanh nghiệp cần tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng, doanh thu dự kiến trên 50.000 tỷ đồng.