Sau 4 năm lấy chồng, chị Nguyễn Thúy Hà (Bắc Ninh) mới có thai nên ngay sau khi biết mình mang bầu, chị lên kế hoạch để chăm sóc bản thân và em bé trong bụng được tốt nhất. Cùng với cẩn trọng trong từng bước đi, chị cũng hạn chế làm việc nặng, không thức khuya, ăn uống hợp lý.
Ngoài ra, chị còn thường xuyên đi khám thai. Hiện đã mang thai được 5 tháng nhưng chị Hà đã đi siêu âm thai 4 lần.
Chị Hà bảo, chờ đợi mãi mới con nên rất lo cho em bé trong bụng. Vì thế, chị phải đi kiểm tra thai thường xuyên xem con có vấn đề gì không. “Mỗi lần siêu âm, thấy con cử động, bác sĩ bảo thai nhi bình thường, mình rất vui. Ngoài ra, hình ảnh chụp em bé bằng siêu âm lần sau khác lần trước, con lớn dần lên, mình mừng lắm”, chị Hà tâm sự.
Thực tế, không chỉ riêng chị Hà, nhiều bà bầu cũng thường xuyên đi siêu âm thai, thậm chí có người trung bình hơn 1 tháng đi siêu âm thai/lần trong suốt thai kỳ. Theo TS Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, siêu âm thai là cần thiết trong việc quản lý và theo dõi thai kỳ.
Nếu tiếp xúc ở mức độ vừa phải, hợp lý về thời gian và cường độ thì sóng siêu âm rất an toàn với thai nhi, nhưng nếu lạm dụng với cường độ dày, nhiều lần tác động đến phôi thai là tế bào non thì dễ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển, các bà bầu lạm dụng siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương nhiều hơn, để lại dị tật lâu hơn so với bé gái.
Các nhà khoa học Australia cũng đã nghiên cứu 2.834 phụ nữ có thai và sinh con, kết quả cho thấy, ở những thai phụ lạm dụng siêu âm, cân nặng lúc sinh ở trẻ nhẹ hơn so với nhóm ít siêu âm.
Không nên siêu âm màu trong 3 tháng đầu thai kỳ
Nhiều chuyên gia sản phụ khoa cho rằng, các bà bầu không nên lạm dụng siêu âm. Nếu chưa đến thời gian siêu âm tầm soát theo quy định thì chỉ siêu âm khi có chỉ định y khoa, tức là chỉ khi có vấn đề nghi ngờ; hạn chế thấp nhất tổng thời gian phơi sáng (thời gian siêu âm) bằng cách chọn bác sĩ sản khoa có kỹ năng và hiểu biết.
Ngoài ra, cần hạn chế cường độ tiếp xúc, nghĩa là tránh siêu âm màu, nhất là trong 3 tháng đầu do việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5oC, dễ gây những tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.
(Ảnh minh họa) |
Cũng theo TS Vũ Bá Quyết, trong suốt quá trình mang thai, bà bầu cần tuân thủ lịch khám và chỉ nên siêu âm trong những giai đoạn thai kỳ như sau:
- Thai 3 tháng đầu: Chậm kinh 7 đến 10 ngày nên đi khám thai và siêu âm thai để đánh giá tình trạng sức khỏe của mẹ, xác định thai trong tử cung và được bác sĩ kê đơn thuốc vitamin. Bên cạnh đó, cần khám thai, siêu âm hình thái thai và làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh lúc thai 12-14 tuần.
- Thai 3 tháng giữa: Khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 22 tuần; tiêm phòng uốn ván; làm các xét nghiệm cơ bản theo chỉ định của bác sĩ; thực hiện kiểm tra tăng đường huyết lúc thai 24-28 tuần nếu có chỉ định.
- Thai 3 tháng cuối: Khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ; khám thai và siêu âm hình thái thai lúc thai 32 tuần; làm xét nghiệm nước tiểu mỗi lần đến khám. Khi sắp sinh, chị em nên tư vấn giảm đau trong khi đẻ. Nếu thai quá ngày dự kiến sinh, cần đến bệnh viện để được theo dõi siêu âm thai và monitor sản khoa theo chỉ định của bác sĩ.
Mới sinh mổ hơn 1 năm lại có bầu song sinh và những điều cần lưu ý | |
Khám thai định kỳ, nữ sinh Hà Nội sắp đẻ mà không biết | |
Vợ Lý Hải nói gì về bức ảnh được chồng đưa đi khám thai em bé thứ 5? |
Lối sống 14:37 | 11/05/2019
Lối sống 15:22 | 01/05/2019
Lối sống 11:34 | 10/04/2019
Lối sống 13:00 | 06/01/2019
Lối sống 12:00 | 27/09/2018
Lối sống 23:00 | 12/09/2018
Lối sống 03:00 | 29/08/2018
Lối sống 03:25 | 10/08/2018