Sữa mẹ trị ung thư: 20 năm nỗ lực nghiên cứu và vượt qua những hoài nghi

Giáo sư Catharina Svanborg tình cờ phát hiện ra khả năng tiêu diệt tế bào ung thư của sữa mẹ nhưng bà đã phải vượt qua rất nhiều hoài nghi trong giới khoa học để chứng minh khám phá của mình là đúng.
sua me tri ung thu 20 nam no luc nghien cuu va vuot qua nhung hoai nghi Bú sữa mẹ giai đoạn đầu đời giúp trẻ khỏe hơn khi trưởng thành
sua me tri ung thu 20 nam no luc nghien cuu va vuot qua nhung hoai nghi Phát hiện khả năng kì diệu tiêu diệt tế bào ung thư của sữa mẹ
sua me tri ung thu 20 nam no luc nghien cuu va vuot qua nhung hoai nghi
Giáo sư Catharina Svanborg đã dành 20 năm để nghiên cứu về sữa mẹ. Ảnh: Telegraph

Phát hiện tình cờ về sữa mẹ

Trong phòng nghiên cứu của trường Đại học Lund, Thụy Điển nổi tiếng, Giáo sư Catharina Svanborg cùng các cộng sự của mình đang miệt mài tìm ra những khám phá mới trong nghiên cứu ung thư.

Catharina Svanborg là người đứng đầu nhóm nghiên cứu này và bà đã có hai thập kỷ thử nghiệm, nghiên cứu sữa mẹ.

Vào những năm 90, Svanborg và nghiên cứu sinh Anders Håkansson, vô tình khám phá ra một loại protein có trong sữa mẹ có thể giết chết tế bào ung thư.

Họ miệt mài nghiên cứu để tìm hiểu cơ chế chống lại mầm bệnh của sữa mẹ. Một thực tiễn khoa học thông thường là các tế bào ung thư của con người được dùng trong các thí nghiệm này có thể tồn tại tương tự như các tế bào con người khác và sống vô thời hạn trong phòng thí nghiệm.

Tuy nhiên, điều bất ngờ đã xảy ra, các tế bào ung thư đã biến mất và khi tìm hiểu kỹ hơn, Svanborg nhận ra sữa mẹ đã khiến chúng "tự chết".

"Nhìn qua kính hiển vi, chúng tôi rất vui mừng khi kết quả thử nghiệm lặp lại hiệu quả tới 2 lần. Chúng tôi đã sử dụng các tế bào không phải ung thư trong một thời gian dài trong những thí nghiệm tương tự và chúng đã không chết", bà giải thích.

Các thí nghiệm đã khẳng định rằng khi protein trong sữa con người (được gọi là alpha-lactalbumin) liên kết với một axit béo sẽ tạo ra phức hợp protein-lipid có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư. Nó nhanh chóng tiêu diệt các loại tế bào ung thư não cũng như ung thư bàng quang và ung thư đại tràng.

Svanborg đặt tên hợp chất này là Hamlet và được cấp bằng sáng chế cho phát hiện này. Sau đó, bà bắt đầu công bố nghiên cứu của mình trên một trong những tạp chí khoa học đa ngành, Proceedings of the Academy of Science, vào năm 1995.

Nhưng thay vì được thế giới hoan nghênh, Svanborg và các cộng sự đã vấp phải sự hoài nghi.

20 năm nỗ lực nghiên cứu và vượt qua những hoài nghi

Là một nhà nghiên cứu miễn dịch làm việc tại trường đại học, Svanborg không nằm trong nhóm nghiên cứu ung thư và phát triển dược phẩm. Việc chỉ có chuyên môn về bệnh truyền nhiễm, chứ không phải bệnh ung thư khiến bà Svanborg ít có tầm ảnh hưởng hơn.

Năm 1999, David Salomon, nhà nghiên cứu ung thư tại Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, trả lời tạp chí Discovery rằng nếu nghiên cứu của Svanborg xuất phát từ một phòng thí nghiệm nổi tiếng, các nhà báo sẽ gọi liên tục. Nhưng bà ấy lại đến từ một phòng thí nghiệm nhỏ ở nước ngoài.

Đó là điều mà Svanborg hiểu được. Nhưng không chần chừ, bà vẫn kiên trì chứng minh phát hiện của mình là đúng. "Một người phải cứng đầu nếu muốn tiếp tục hành trình vào lãnh thổ không được trao đặc quyền", bà chia sẻ.

sua me tri ung thu 20 nam no luc nghien cuu va vuot qua nhung hoai nghi
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Giáo sư Svanborg. Ảnh: Telegraph

Bởi vậy, trong suốt 20 năm qua, bà đã làm điều đó. Bà dần dần xóa bỏ sự hoài nghi bằng việc xây dựng kho dữ liệu khoa học giàu có. Nhóm nghiên cứu nhỏ với khoảng hơn 10 nhà khoa học đã thử nghiệm hợp chất Hamlet trên động vật và con người. Kết quả cho thấy nó có thể hủy hoại hơn 40 bệnh ung thư và còn giúp các tế bào khỏe mạnh không bị tổn thương.

Các thí nghiệm trên chuột cho thấy Hamlet hạn chế sự phát triển của các tế bào ung thư não và ung thư bàng quang. Nó cũng ngăn ngừa sự phát triển của ung thư đại tràng ở chuột nhắt, từ đó cho thấy Hamlet cũng có thể ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung thư ở những cá thể nhạy cảm về mặt di truyền.

Trong một thử nghiệm trên người, 9 bệnh nhân ung thư bàng quang được uống 5 liều Hamlet mỗi ngày trong một tuần trước khi phẫu thuật cắt bỏ khối u. 8 trong số 9 người đã bắt đầu thải tế bào ung thư qua nước tiểu chỉ hai giờ sau khi được cho uống và khối u của họ giảm đáng kể về kích thước hoặc đặc tính. Các mô khỏe mạnh liền kề không có dấu hiệu bị nhiễm độc.

Những đột phá này giúp Svanborg càng có thêm động lực. "Đây là một dự án tuyệt vời. Nó sẽ mở ra những cách nghĩ mới về cấu trúc protein, sinh học tế bào và bản chất của bệnh ung thư", bà nói.

Khi cộng đồng nghiên cứu ung thư bắt đầu cởi mở hơn, Svanborg có một vị trí tốt hơn bao giờ hết để công bố những phát hiện mới nhất của mình tại hội nghị chuyên đề về sữa mẹ ở Florence, Italy hồi tháng 4.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu của bà đã khám phá ra cách tạo ra Hamlet nhân tạo, sẵn sàng phát triển thành một loại thuốc điều trị ung thư mới.

Tiến sĩ Leon Mitoulas, chủ trì hội nghị, cho hay: "Không ai có thể nghĩ rằng sữa mẹ có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư? Chúng ta đang thực sự đang ở đỉnh cao của thời đại vàng son khi nghiên cứu về sữa người."

Về phần mình, bà Svanborg khẳng định: "Hamlet đã sẵn sàng trở thành một loại thuốc mới. Chúng tôi đang tiến hành tất cả các bước cần thiết, thử nghiệm và thử nghiệm lâm sàng hướng tới mục tiêu tạo ra một liệu pháp chữa ung thư mới."

Những thử nghiệm lâm sàng quy mô lớn này sẽ được thử nghiệm đối với bệnh ung thư đại tràng, ung thư bàng quang và cổ tử cung cũng như các loại khó chữa khác.

Mặc dù hiện nay có nhiều liệu pháp điều trị ung thư hiệu quả nhưng điều khiến cho hợp chất Hamlet trở nên đặc biệt là khả năng nhắm mục tiêu tế bào ung thư cụ thể, gây ra ít hoặc không có phản ứng phụ. Trong khi đó, hóa trị liệu và xạ trị lại phá hủy một số tế bào khỏe mạnh, gây ra các phản ứng phụ như tổn thương thần kinh, rụng tóc và buồn nôn.

Tuy nhiên, một số viện nghiên cứu hàng đầu vẫn còn rất thận trọng. Tiến sĩ Justine Alford, cán bộ thông tin khoa học cấp cao thuộc Viện nghiên cứu ung thư Anh, nói: "Nghiên cứu này không cung cấp bằng chứng cho thấy sữa mẹ có bất kỳ đặc tính chống ung thư nào. Nghiên cứu cho thấy phiên bản nhân tạo của một phân tử được tìm thấy trong sữa mẹ có một số tác dụng tích cực đối với những con chuột mắc bệnh ung thư và kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thấy loại thuốc từ nó khá an toàn cho người bệnh.

Nhưng chúng ta phải mất nhiều năm mới có thể biết liệu loại thuốc này có tốt hơn các phương pháp điều trị hiện có và chúng ta sẽ cần phải chờ kết quả từ các thử nghiệm lâm sàng lớn hơn để kết luận."

chọn
[Photostory] Tiến độ khu nhà ở 2.300 tỷ của nhóm Seaholdings tại Bến Lức, Long An
Khu nhà ở thương mại cao tầng Điểm Đến Trung Tâm (tên thương mại là Destino Centro) có tổng diện tích hơn 2,1 ha. Do CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà Viethouse Group làm chủ đầu tư.