Tập đoàn FLC lại muốn mở học viện hàng không tại Cần Thơ

UBND TP Cần Thơ vừa gửi công văn phản hồi kiến nghị của Công ty CP Tập đoàn FLC về việc xây dựng học viện hàng không, khu sản xuất hàng hóa và dịch vụ logictics, trung tâm thương mại và dịch vụ hàng không tại thành phố này.

Theo đó, UBND TP Cần Thơ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan xem xét kiến nghị của Tập đoàn FLC. Các sở liên quan sẽ có ý kiến tham mưu đề xuất trên tinh thần sử dụng tiết kiệm đất và trình UBND TP Cần Thơ xem xét quyết định trong tháng 7 năm nay.

IMG_1421

Khu dự án có dịch vụ logictics giúp hạn chế các luồng tải trọng nặng khỏi trung tâm TP Cần Thơ. (Đồ họa: Tất Đạt).

Khu phức hợp của Tập đoàn FLC dự kiến tọa lạc tại quận Bình Thủy, TP Cần Thơ, cách trung tâm thành phố khoảng 8 km, tiếp giáp với sân bay Cần Thơ. FLC đề xuất tổng quy mô dự án khoảng 40 ha. Trong đó, khu logictics hàng không được quy hoạch gần 9 ha, khu học viện hàng không và phân viện học viện hàng không dự kiến sẽ rộng 7 ha; khu trung tâm thương mại và dịch vụ hàng không sẽ có diện tích gần 6 ha.

Ngoài ra còn có khu đất dành cho cán bộ hàng không lưu trú, khu nhà máy chế biến suất ăn và khu nhà máy nước đóng chai. Riêng khu dịch vụ hàng không và kho bãi sẽ được mời gọi đầu tư. Hệ thống kho bãi này sẽ phục vụ chung cho Khu đô thị Trung tâm, là đầu mối vận tải hàng hóa, giảm các kho hàng và vận tải nặng vào đô thị.

Cuối tháng 2/2019, Tập đoàn FLC đã gửi văn bản đề xuất khảo sát, nghiên cứu lập dự án Trung tâm bảo dưỡng tàu bay, sản xuất hàng hóa và dịch vụ logictics hàng không và Học viện hàng không tại địa phương này.

Đến cuối tháng 3/2019, UBND TP Cần Thơ đã chấp thuận Tập đoàn FLC tiến hành khảo sát, nghiên cứu dự án. Sau khi thống nhất ranh giới và phương án đề xuất, dự án sẽ được FLC báo cáo chi tiết lên UBND TP Cần Thơ trong tháng 7 này.

Theo báo cáo của Cục Hàng không Việt Nam vào đầu năm, dự kiến giai đoạn 2020-2030, các hãng hàng không trong nước sẽ có 340 máy bay và cần khoảng 200 phi công/năm, để đáp ứng nhu cầu phát triển năng động của ngành hàng không dân dụng..

Trong khi đó, các trung tâm đào tạo huấn luyện phi công tại Việt Nam hiện mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu, hầu hết nhân lực phải đào tạo tại nước ngoài, chi phí đào tạo cao. Tình trạng trên làm thâm hụt nguồn lực xã hội, đặc biệt khiến ngành hàng không nước ta không chủ động được nguồn nhân lực.

0-02-06-c803eb1811dd86a57037c3464054bf81ec2d7f3b9c15598ca2d6b8b5641eea00_bfaef35a

Bamboo Airway mới chính thức được khai thác thương mại vào tháng 1/2019. (Ảnh: FLC).

Lãnh đạo Cục Hàng không nhận định: "Vì vậy việc thành lập trung tâm huấn luyện phi công cơ bản tại Việt Nam là rất cần thiết và là chiến lược quan trọng của ngành hàng không dân dụng trong giai đoạn hiện nay".

2 tháng qua, Tập đoàn FLC rầm rộ công bố lấn sân vào giáo dục - đào tạo, đặc biệt là lĩnh vực nhân lực hàng không. Đầu tháng 6/2019, Đề án thành lập Đại học FLC đã được Thủ tướng phê duyệt.

Ngày 19/6/2019, UBND tỉnh Bình Định chính thức phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Viện đào tạo Hàng không Bamboo Airways thuộc Tập đoàn FLC, đặt tại khu quy hoạch Trung tâm nghiên cứu đào tạo nguồn nhân lực thuộc Khu lõi Khu đô thị Du lịch sinh thái Nhơn Hội (Quy Nhơn).

Mới đây, Vingroup cùng CAE Oxford Aviation Academy cũng kí kết thành lập Trường đào tạo nhân lực kỹ thuật cao ngành Hàng không và Trung tâm huấn luyện bay Vinpearl Air tại Việt nam. Dự kiến, mỗi năm sẽ có 400 phi công và thợ máy được cung ứng ra thị trường đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Tag:
chọn
ĐHĐCĐ Khang Điền: Tự tin về khả năng trả nợ trái phiếu, dự án hợp tác với Keppel Land có thể kinh doanh từ cuối năm
Lãnh đạo Khang Điền cho biết tự tin về khả năng trả nợ 1.100 tỷ đồng trái phiếu nhờ quỹ tiền mặt dồi dào, nguồn thu từ dự án The Priva và KCN Lê Minh Xuân mở rộng triển khai trong thời gian tới. Năm nay, lợi nhuận chủ yếu của doanh nghiệp sẽ đến từ dự án The Privia.