Thanh Hóa: Du khách bức xúc vì bị đuổi ra ngoài ngay trong đêm với lý do tự ý ra ngoài ăn |
Dù cơ quan chức năng liên tục có các biện pháp mạnh trong việc chấn chỉnh tình trạng giá cả tại TP Sầm Sơn (Thanh Hóa), đồng thời du khách tới đây cũng đã cảnh giác cao độ với các "chiêu trò" ở bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa), thế nhưng nhiều du khách vẫn phải ra về trong bức xúc.
Vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5/2018, Sầm Sơn chính thức xuất hiện trở lại cảnh nhếch nhác, chặt chém, nhốn nháo sau hơn một năm im ắng.
Du khách còn bị "chặt chém" phí ghế ngồi tại bờ biển Sầm Sơn
Du khách đi du lịch Sầm Sơn dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 bất ngờ khi bị nhân viên nhà hàng ven bờ biển thu phí mỗi chiếc ghế ngồi trên bãi cát bờ biển với giá 30.000 đồng...
Chị T.H. (Hà Nội) vào sáng ngày 29/4, gia đình chị 4 người (2 người lớn, 2 trẻ em) ra bờ biển Sầm Sơn (đoạn đầu bãi C, biển Sầm Sơn, TP Sầm Sơn, Thanh Hoá) ngồi uống nước, sau khi được nhân viên nhà hàng giới thiệu khung giá, mỗi quả dừa có giá 50.000 đồng, chị H. chọn mua 2 quả rồi cùng gia đình ngồi 2 ghế lưới của nhà hàng được kê trên bãi cát dọc bờ biển uống.
Tuy nhiên, lúc gọi thanh toán thì mới biết nhân viên nhà hàng tính tổng tiền lên đến 160.000 đồng, kèm thêm thông tin lý giải, số tiền 60.000 đồng là thu phí ghế ngồi.
Giá mỗi chiếc ghế lưới kê bên bờ biển Sầm Sơn đang được thu với giá 30.000 đồng. (Ảnh: Thành Phong) |
Thắc mắc vì sao đã uống nước mất tiền ở quán còn bị tính thêm tiền ghế, chị H. được nhân viên nhà hàng cho biết, đây là giá chung, bất kể uống thế nào thì cũng phải trả thêm tiền ghế ngồi vị trí bãi cát sát biển, còn nếu không muốn mất tiền ghế thì vào trong kia.
Đương nhiên, sự việc này không chỉ diễn ra với gia đình chị mà bất kể du khách nào tới đây cũng phải đối mặt với câu chuyện này.
Chị H. thông tin thêm, nhân viên ở đây đều mặc đồng phục có gắn logo của một doanh nghiệp lớn, nhưng khi vặn hỏi có phải đây là chủ trương thu phí của đơn vị này thì chị H. nhận được trả lời, các nhà hàng ven biển Sầm Sơn hiện đã được người dân đấu thầu lại từ doanh nghiệp này với mức giá hàng tỷ đồng trong 3 tháng hè.
Bảng hiệu quy định rõ những hành vi cấm trong hoạt động kinh doanh ở bãi biển Sầm Sơn được treo rất gần nhà hàng HubWay 8, nhưng dường như không có giá trị. (Ảnh: Thành Phong) |
///
Đến Sầm Sơn du lịch, quả ổi cũng bị 'chém' đẹp với giá 20.000 đồng/quả
Không chỉ ở các quán lớn, mà các quán nhỏ chỉ có ghế nhựa vẫn có rất đông khách tìm đến ngồi tránh nắng trưa 30-4. Tại đây, giá một quá dừa 50.000 đồng, chai nước suối bình thường chỉ khoảng 5.000 đồng thì giá đội giá lên đến 20.000 đồng, một quả dưa chuột có giá 15.000 đồng, một quả ổi 20.000 đồng.
Một quán bình thường nhưng "hét giá" mỗi quả dừa 50.000 đồng, một quả dưa chuột nhỏ 15.000 đồng, một chai nước suối bình thường và một quả ổi có giá 20.000 đồng. Ảnh: Đ.TRUNG |
///
Giá giữ xe máy lên tới 50.000 đồng/lượt
Cũng trong thời điểm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, chị Phương, một du khách lại tiếp tục lên tiếng khi giá giữ xe máy tại bãi biển này lên tới 50.000 đồng/lượt.
Sầm Sơn trong tình trạng kẹt cứng người chiều 30/4. Ảnh: Đ.TRUNG |
///
Mới đây, Sầm Sơn (Thanh hóa) tiếp tục vướng phải lùm xùm khi có hành vi đe dọa, đuổi khách vì lý do chỉ nghỉ mà không dùng dịch vụ ăn uống như đã yêu cầu và tự ý bỏ ra ngoài ăn khi chưa được phép.
Trên mạng xã hội, một tài khoản có tên Hải.Đ đã đăng tải bài viết với nội dung tố cáo một nhà nghỉ ở khu du lịch Sầm Sơn - Thanh Hóa đã có cách hành xử "kiểu giang hồ", thiếu văn minh.
Được biết, đây không phải lần đầu tiên Sầm Sơn xảy ra trường hợp này. Vào tháng 7/2014 tại hai cơ sở lưu trú là khách sạn Thành Đạt và nhà nghỉ Năm Hợi, do bà Nguyễn Thị Hợi làm chủ, có địa chỉ ở số 20, đường Tống Duy Tân, phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn cũng cũng từng có hành vi tương tự.
Bài viết đăng tải trên mạng xã hội đang gây bão vì cách hành xử thiếu văn minh, không tôn trọng khách du lịch. (Ảnh: Hải. Đ) |
///
Khoảng giữa năm 2016, từ một vùng du lịch từng khét tiếng với vấn nạn "chặt chém", Sầm Sơn từng ngày thay da đổi thịt khi chính quyền đã thẳng tay sử dụng mọi biện pháp dẹp yên tình trạng này. Những tưởng, Sầm Sơn đã thật sự thay đổi thì từ đầu năm 2018 cho đến này, nơi đây một lần nữa lặp lại 'ký ức kinh hoàng' cho du khách với những chiêu trò 'chặt chém' cực độc, giăng bẫy khắp nơi.
///
Trước đó, tại cuộc họp báo khai hội Sầm Sơn 2018, chính quyền địa phương này cho hay chất lượng phục vụ khách đến Sầm Sơn ngày càng tốt bởi người dân đã nhận thức rõ vai trò của mình. Theo đó, tình trạng “chặt chém”, cướp giật, lừa đảo, cò dẫn khách, ép khách, ép giá du khách đã thực sự giảm đáng kể. Không có băng nhóm tội phạm, bảo kê trên địa bàn này. Những vấn đề du khách phản ánh qua đường dây nóng của Sầm Sơn đều được xử lý ngay khi cơ quan chức năng nhận được thông tin từ phía du khách. |
Chủ nhà nghỉ Sầm Sơn khẳng định 'khách sạn hay nhà nghỉ nào ở đây cũng áp dụng việc thuê phòng phải đặt ăn'
Ngoài ra chủ nhà nghỉ này nói không có chuyện đuổi khách ngay trong đêm. |
'Biển người' đổ về Sầm Sơn trong những ngày cao điểm nắng nóng
Bãi biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đông nghịt khách du lịch trong những ngày nóng. Tuy nhiên, chưa ghi nhận tình trạng chèo kéo, 'chặt ... |
'Biển người' chen chúc đổ về biển Sầm Sơn ngày nghỉ lễ
Mặc dù thời tiết không chiều lòng người nhưng dòng người vẫn ùn ùn đổ về Sầm Sơn, chen chúc trong những ngày đầu nghỉ ... |
Du lịch 08:07 | 28/02/2020
Tiêu dùng 07:34 | 28/02/2020
Tiêu dùng 07:23 | 28/02/2020
Đô thị 06:00 | 28/02/2020
Đô thị 20:25 | 27/02/2020
Đô thị 20:22 | 27/02/2020
Du lịch 19:26 | 27/02/2020
Tiêu dùng 19:23 | 27/02/2020