Thấy gì qua vụ hàng loạt công ty công nghệ lớn bị cáo buộc vi phạm sở hữu trí tuệ?

Không chỉ hai nhà sản xuất thiết bị đeo thông minh hàng đầu thế giới là Fitbit và Garmin bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế, nhiều công ty công nghệ lớn cũng liên quan cho thấy khe hở trong lĩnh vực này còn đó nỗi lo về quyền sở hữu trí tuệ.
Thiết bị đeo của Fitbit và Garmin bị cáo buộc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ - Ảnh 1.

Fitbit và Garmin bị cáo buộc vi phạm bằng sáng chế về các thiết bị đeo của mình. (Ảnh: Phone Arena).

Động thái Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ (USITC) phải bỏ phiếu điều tra một số công ty vi phạm bằng sáng chế, trong đó có nhà sản xuất vòng đeo thông minh Fitbit và công ty sản xuất đồng hồ thông minh Garmin được cho là bất ngờ. 

Theo mô tả, cuộc điều tra xuất phát từ khiếu nại của Philips khu vực Bắc Mỹ và Hà Lan, cáo buộc Fitbit, Garmin và ba cái tên khác vi phạm sở hữu trí tuệ. 

Đáng lưu ý, cáo bược dài được đưa ra trong bối cảnh từ năm ngoái và tại nước Mỹ - nơi quyền sở hữu trí tuệ được đặt lên hàng đầu.

Reuters cho biết, các công ty bị cáo buộc đã vi Đạo luật thuế quan năm 1930 khi nhập khẩu và tiêu thụ ở Hoa Kỳ các thiết bị đeo mặc dù đã cam kết trước đó.

Cụ thể hơn, Philips cho biết họ đã đàm phán với Fitbit và Garmin để cấp giấy phép sở hữu trí tuệ trong ba năm, nhưng các bên đã không đạt được thỏa thuận. Philips tuyên bố mong muốn các bên tôn trọng tài sản trí tuệ từ phía hãng như đã cam kết theo đạo luật.

Bên khiếu nại yêu cầu USITC ban hành lệnh trừng phạt, bao gồm cấm bán hàng và hủy bỏ các đơn đặt hàng từ các công ty này.

Về phía Fitbit, nhà sản xuất này phủ nhận các cáo buộc này không có cơ sở, đồng thời chỉ rõ những cáo buộc xuất phát từ việc các thiết bị đeo của Philips không thể cạnh tranh trên thị trường. (Ảnh: Euronews, Reuters India).

Được biết, vụ việc sẽ được chuyển sang Ủy ban Thương mại Quốc tế (ALJ) để quyết định thời điểm tiến hành tổ chức các cuộc điều trần về các bằng sáng chế được cho là bất hợp pháp, liên quan đến các tính năng theo dõi sức khỏe và các hoạt động trên các thiết bị đeo.

Dù đến thời điểm hiện tại chưa có một kết luận chính thức nào được đưa ra, tuy nhiên USITC thông báo sẽ công bố kết quả điều tra sớm nhất có thể. Theo luật, USITC phải thông báo chính xác thời điểm kết thúc cuộc điều tra trong vòng 45 ngày. Và động thái này có thể sẽ khiến nhiều công ty công nghệ tôn trọng hơn cho bản quyền về sở hữu trí tuệ. 

Cũng theo cáo buộc, ngoài hai nhà sản xuất thiết bị đeo Fitbit và Garmin, những cái tên khác nằm trong danh sách khiếu nại của Philips còn có Ingram Micro, Continek và Inventec, những nhà sản xuất chuyên về các thiết bị gia dụng.

chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.