Thị trường bán lẻ vắng bóng nguồn cung mới trong quý I

Thị trường Hà Nội không ghi nhận dự án mới nào trong quý đầu năm. Diện tích sàn bán lẻ cho thuê không đổi trong 15 tháng qua, ở mức hơn 1.000.000 m2.

Theo báo cáo mới nhất của CBRE, trong quý I/2022, thị trường bán lẻ dần vượt qua ảnh hưởng nặng nền của làn sóng Covid-19 thứ 4, tiếp tục đà tăng trưởng của quý trước. Với số ca Covid-19 mới đạt đỉnh và giảm dần vào tháng 3, các hoạt động kinh doanh hầu hết đã trở lại bình thường và dự kiến sẽ mang đến nhiều diễn biến tích cực cho thị trường bán lẻ từ quý II.

Về nguồn cung, thị trường Hà Nội không ghi nhận dự án mới nào. Diện tích sàn bán lẻ cho thuê không đổi trong 15 tháng qua, ở mức hơn một triệu m2.

Thị trường dần hồi phục khi các lệnh giãn cách xã hội được dỡ bỏ, dẫn đến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng. Theo Tổng cục thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Hà Nội tăng hơn 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 6,8% của quý 1/2021 so với cùng kỳ năm 2020. Trong khi tính chung cả năm 2021, tổng mức bán lẻ giảm 4,6% so với năm 2020, mức thấp nhất trong nhiều năm gần đây. 

Tại khu vực ngoài trung tâm, giá chào thuê trung bình tại tầng trệt và tầng một đạt 23,6 USD/m2 mỗi tháng, giảm 1,14% theo quý và 3,17% theo năm. Nguyên nhân là vì một số dự án có các chính sách giảm giá để thu hút khách thuê mới và giữ chân các khách thuê hiện tại. Tỷ lệ trống nhìn chung giữ ổn định so với quý trước đó, trong khi tăng 2,6% theo năm. 

Các dấu hiệu hồi phục được thể hiện rõ ràng hơn tại khu vực trung tâm. Mức giá chào thuê trung bình tăng khoảng 1,48% so với quý trước, đạt 107 USD/m2 mỗi tháng do các khách thuê lĩnh vực thời trang, dịch vụ ăn uống và kinh doanh phụ kiện đều chủ động tìm kiếm các địa điểm kinh doanh chất lượng. 

Tương tự đối với các địa điểm ở khu vực ngoài trung tâm, tỷ lệ trống tại khu vực trung tâm không biến động nhiều so với quý trước, trong khi tăng khoảng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

 (Nguồn: CBRE Việt Nam).

Thị trường chứng kiến một làn sóng mở rộng kinh doanh mới từ các tập đoàn lớn. Nhiều nhãn hàng đã lên kế hoạch khai trương cửa hàng mới như Pandora, Muji, Adidas, Anta Sports ở Aeon Mall Long Biên, hay như Giovanni ở Vincom Megamall Royal City. Sự gia nhập thị trường của các nhãn hiệu cao cấp kỳ vọng có thể mang lại ảnh hưởng tích cực cho thị trường bán lẻ vào các tháng tiếp theo.

Dự kiến sẽ có thêm hơn 371.000 m2 từ 10 trung tâm thương mại sẽ đi vào hoạt động trong giai đoạn từ nay tới năm 2025. Các dự án mới tập trung tại khu vực ngoài trung tâm. 

Do hầu hết các lệnh hạn chế liên quan đến Covid-19 đã được dỡ bỏ, cùng với việc bao phủ vắc-xin rộng, thị trường bán lẻ có nhiều kỳ vọng trong thời gian còn lại của năm. 

Thực tế, theo số liệu thông kê từ Google Mobility Index, lưu lượng khách tham quan mua sắm tại các trung tâm thương mại tăng so với thời điểm đỉnh dịch Covid-19 trước đó. Vào tháng 8/2021, số lượng lượt khách đến các trung tâm mua sắm và siêu thị tại Hà Nội giảm lần lượt 83% và 54% so với thời điểm trước đại dịch, trong khi các chỉ số này được cải thiện đáng kể vào thời điểm cuối tháng 3/2022, với mức giảm chỉ khoảng 9% so với các chỉ số vào thời điểm trước đại dịch. 

Mức tăng trưởng của bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, cũng như kế hoạch ra mắt cửa hàng mới của các tập đoàn lớn vào năm 2022 là một số ví dụ.

Về khách hàng, theo nhận định của các chuyên gia CBRE, thế hệ gen Z với khả năng nắm bắt xu hướng toàn cầu đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc kết nối các kênh bán lẻ với mạng xã hội, giúp thúc đẩy doanh thu từ các thế hệ trẻ hơn và thậm chí là từ cả gia đình của họ.

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.