Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (7/8 - 13/8): Lộ diện liên danh trúng gói thầu hơn 9.000 tỷ sân bay Tân Sơn Nhất; Ninh Bình tăng vốn cho tuyến đường Đông - Tây

Lộ diện liên danh trúng gói thầu hơn 9.000 tỷ sân bay Tân Sơn Nhất; Ninh Bình tăng vốn cho tuyến đường Đông - Tây; ACV phản hồi nhà thầu về gói thầu xây dựng nhà ga sân bay Long Thành... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.

Lộ diện liên danh trúng gói thầu hơn 9.000 tỷ sân bay Tân Sơn Nhất

Vừa qua,  Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) đã có thông báo về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 12 (thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị nhà ga hành khách T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất).

Phối cảnh nhà ga T3 - sân bay Tân Sơn Nhất. (Ảnh: ACV). 

Theo đó, đơn vị trúng thầu là Liên danh Nhà thầu Gói thầu số 12T3 dự án cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (gồm: Tổng công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP; Tổng công ty Xây dựng số 1 - CTCP; Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng; Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn; CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons và Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn). Gói thầu số 12 có giá trúng thầu khoảng 9.034 tỷ đồng.

Ninh Bình tăng vốn cho tuyến đường Đông - Tây

Vừa qua, HĐND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I).

Theo Nghị quyết, duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Xây dựng tuyến đường Đông - Tây, tỉnh Ninh Bình (giai đoạn I) do Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh quản lý: dự án nhóm A với tổng mức đầu tư dự án sau điều chỉnh là 1.914 tỷ đồng (tăng 428 tỷ đồng do phát sinh chi phí trong thực hiện giải phóng mặt bằng và giảm một số chi phí trong tổng mức đầu tư).

Thời gian thực hiện sau điều chỉnh là 2021 - 2026.

TP HCM chốt thời gian khởi công metro Bến Thành - Tham Lương, cầu Cần Giờ

Ngày 8/8, UBND TP HCM đã bàn hành Kế hoạch triển khai các chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025). Trong đó, thành phố đặt mục tiêu khởi công metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương) cầu Cần Giờ vào dịp 30/4/2025.

Theo đó, metro Bến Thành - Tham Lương có chiều dài hơn 11 km (trong đó đoạn tuyến đi ngầm dài khoảng hơn 9 km; đoạn tuyến đi trên cao, chuyển tiếp và đường dẫn depot dài hơn 1.900 km).

Dự án có điểm đầu tại ga Bến Thành (quận 1), điểm cuối tại depot Tham Lương (quận 12) bao gồm 9 ga ngầm, 1 ga trên cao và 1 depot; cung cấp và lắp đặt hệ thống thiết bị phục vụ như đầu máy, toa xe, các hệ thống cơ điện, thông tin, tín hiệu, kiểm soát, bán vé tự động…

Đối với cầu Cần Giờ, theo phương án thiết kế, cầu Cần Giờ có chiều dài 3,4 km, dự kiến phân từ 4 - 6 làn xe, tĩnh không thông thuyền 55 m, sẽ thay thế cho phà Bình Khánh.

Phối cảnh cầu Cần Giờ hiện nay. (Ảnh: Báo Thanh niên). 

Cầu Cần Giờ dự kiến được đầu tư với gần 10.000 tỷ đồng, trong đó, nhà đầu tư bỏ chi phí xây lắp, ngân sách TPHCM chi gần 4.000 tỷ đồng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng. Công trình dự kiến thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư vào giai đoạn 2022 - 2023, dự kiến khởi công vào năm 2025 và hoàn thành năm 2028.

ACV phản hồi nhà thầu về gói thầu xây dựng nhà ga sân bay Long Thành

Chiều 9/8, ông  Lại Xuân Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) cho biết, ACV đã có công văn phản hồi liên danh Hoa Lư về gói thầu 5.10 xây dựng nhà ga hành khách sân bay Long Thành.

Theo đó, ACV cho rằng trên cơ sở hồ sơ dự thầu đã nộp ngày 12/6 vừa qua của các nhà thầu tham dự, bên mời thầu, tổ chuyên gia lựa chọn nhà thầu đã đánh giá hồ sơ đề xuất về kỹ thuật căn cứ các tiêu chí, yêu cầu, tiêu chuẩn theo quy định.

Phối cảnh sân bay Long Thành. (Ảnh: Báo Thanh niên). 

Trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu và các nội dung cần làm rõ theo quy định pháp luật về đấu thầu, bên mời thầu đã có các văn bản yêu cầu nhà thầu bổ sung, làm rõ theo đúng quy định nhằm bảo đảm tính khách quan, công bằng, minh bạch.

Đề xuất chi hơn 8.700 tỷ đồng cho hai tuyến đường tại Sóc Trăng

Vừa qua, tại UBND tỉnh Sóc Trăng, lãnh đạo tỉnh đã chủ trì cuộc họp nghe đơn vị tư vấn báo cáo dự án xây dựng các tuyến đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.

Tại cuộc họp, đơn vị tư vấn đã báo cáo dự án xây dựng các tuyến đường bộ nhằm cải thiện liên kết vùng Đông Nam của tỉnh Sóc Trăng và kết nối với tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh.

Theo đó, tuyến đường ven biển có quy mô nền 12 m, mặt 7 m, đường cấp III chiều dài 31 km.

Tuyến đường Đông Tây (giai đoạn 2) có quy mô nền 9 m, mặt 7 m, đường cấp IV, chiều dài gần 19 km và tuyến đường ĐT 935C có quy mô nền 9 m, mặt 7 m, đường cấp III ở hai bên, ở giữa là phần đất dự trữ, chiều dài 38 km. Tổng mức đầu tư đề xuất cho hai tuyến đường trên là 8.738 tỷ đồng. 

Một góc tỉnh Sóc Trăng hiện nay. (Ảnh: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam). 

Sắp khởi công đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn 

Bộ Giao thông Vận tải cho biết đang chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai lập dự án đầu tư đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, đoạn Chợ Chu - Ngã ba Trung Sơn, dự kiến khởi công quý IV/2023 và hoàn thành năm 2025.

Dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn Chợ Chu (điểm cuối đoạn Chợ Mới - Chợ Chu), huyện Định Hóa, tỉnh  Thái Nguyên; còn điểm cuối dự án tại Ngã ba Trung Sơn (giao cắt với Quốc lộ 2C), huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang được Bộ Giao thông Vận tải phê  duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 528/QĐ-BGTVT ngày 5/5/2023 với chiều dài khoảng  28,6 km, quy mô cấp 3, với 2 làn xe, tổng mức đầu tư là 1.665 tỷ đồng.

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.