Tiếp tục thả muỗi mang Wolbachia để hạn chế sốt xuất huyết và Zika

Với số ca sốt xuất huyết giảm mạnh sau thời gian thả muỗi mang vi khuẩn Wolbachia tại đảo Trí Nguyên – Nha Trang, Bộ Y tế đã cho phép tiếp tục thả muỗi mang Wolbachia tại Khánh Hòa.
tiep tuc tha muoi mang wolbachia de han che sot xuat huyet va zika 2017, năm sóng gió dồn dập của ngành y
tiep tuc tha muoi mang wolbachia de han che sot xuat huyet va zika Nhiều ca sốt xuất huyết chết oan vì bác sĩ yếu kém
tiep tuc tha muoi mang wolbachia de han che sot xuat huyet va zika
TS. BS Nguyễn Bình Nguyên thông tin về dự án: Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam. (Ảnh: Khải An)

Trong khuôn khổ chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết (SXH) toàn cầu, Việt Nam là nước thứ hai trên thế giới triển khai nghiên cứu thí điểm thả muỗi Wolbachia trên thực địa, cụ thể là tại đảo Trí Nguyên (thuộc phường Vĩnh Nguyên, TP. Nha Trang) vào năm 2013 và 2014.

Từ khi kết thúc thả muỗi tới nay, số ca mắc SXH trên đảo giảm đi đáng kể so với những năm trước và không có ổ dịch SXH tập trung nào xảy ra trên đảo trong 4 năm qua. Trong khi thành phố Nha Trang và tỉnh Khánh Hòa nói chung vẫn có dịch SXH lưu hành hàng năm với tỷ lệ mắc cao so với trung bình cả nước.

Cụ thể, trong năm 2017, TP Nha Trang có trên 1.000 ca mắc SXH trong khi đảo Trí Nguyên chỉ có 9 ca (phường Vĩnh Nguyên có 42 ca). “9 ca mắc SXH hoàn toàn độc lập nghĩa là không có 2 ca xảy ra cùng thời gian, phạm vi… đa số người mắc từ nơi khác đến”, TS. BS Nguyễn Bình Nguyên, điều phối viên thực địa dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam thông tin.

Cũng theo ông Nguyên, việc thả muỗi Wolbachia ở đảo Trí Nguyên (cũng như ở nhiều nơi khác trên thế giới) đã chứng minh tính an toàn, không gây ảnh hưởng bất lợi gì đối với sức khoẻ con người hoặc môi trường sinh thái.

“Dự án đã nhận được sự ủng hộ cao của cộng đồng người dân trên đảo và các cấp chính quyền địa phương. Kết quả này đã được Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đánh giá nghiệm thu vào năm 2016. Đây là những tín hiệu khả quan về tính khả thi và hiệu quả bước đầu của phương pháp này trong phòng chống SXH tại Việt Nam”, TS. Nguyên chia sẻ.

tiep tuc tha muoi mang wolbachia de han che sot xuat huyet va zika
Anh Lưu Quốc Hùng,Trưởng nhóm Côn trùng học, đang cho muỗi mang Wolbachia hút máu. (Ảnh: Khải An)

Từ kết quả thực tiễn với tính ứng dụng cao, ngày 8/1, Bộ Y tế đã có quyết định chính thức phê duyệt kế hoạch thả thí điểm muỗi mang Wolbachia nhằm phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue của dự ánHướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam.

Dự án sẽ thả muỗi mang Wolbachia tại 8 thôn trung tâm xã Vĩnh Lương, TP. Nha Trang, bao gồm: Lương Sơn 1-2-3, Văn Đăng 1-2-3 và Võ Tánh 1-2. . Thời gian thả muỗi dự kiến bắt đầu từ tháng 3/2018 và kéo dài trong 12-18 tuần. “Dự án đã lập bản đồ phân chia các ô thả muỗi trong khu vực, mỗi ô có kích thước 50m x 50m (diện tích 2500m2). Mỗi tuần, sẽ thả khoảng 100 con muỗi vào mỗi ô như vậy, tương ứng với mức thả trung bình là 01 con muỗi/25m2/tuần”, TS.BS Nguyễn Bình Nguyên cho biết.

Lý giải về việc thả muỗi với mật độ thưa, GS.TS Nguyễn Trần Hiển, Phó giám đốc Dự án chia sẻ: “Qua các nghiên cứu tại Việt Nam và trên thế giới việc thả trung bình là 01 con muỗi/25m2/tuần sẽ mang lại hiệu quả cao nhất và hơn hết với lượng muỗi được thả ra như vậy sẽ không làm phiền người dân”.

Cũng theo ông Hiển, tuy phương pháp thả muỗi mang chủng Wolbachia xuất hiện tại Việt Nam cách đây hơn 10 năm nhưng chỉ được triển khai tại TP. Nha Trang – Khánh Hòa là bởi chính quyền địa phương và các bộ ngành còn thận trọng về tính an toàn cho người dân, động vật trong khu vực thả muỗi… và việc người dân tiếp nhận việc thả muỗi như thế nào.

tiep tuc tha muoi mang wolbachia de han che sot xuat huyet va zika

Tháng 3/2108, TP Nha Trang sẽ thả muỗi mang Wolbachia tại xã Vĩnh Lương. (Ảnh: Khải An)

“Đối với các dự án, việc thả muỗi mang Wolbachia chỉ được tiến hành sau khi có được sự đồng thuận từ 80% dân cư trở lên. Trong quá trình thả, nếu có vấn đề bất lợi xảy ra liên quan đến muỗi mang Wolbachia, dự án sẽ tạm ngừng cho đến khi có kết luận của cơ quan quản lý có thẩm quyền”, GS Hiển khẳng định.

Chương trình Muỗi Thế giới (tên cũ là Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết toàn cầu) là một chương trình hợp tác nghiên cứu quốc tế phi lợi nhuận do trường Đại học Monash chủ trì, với sự tham gia của nhiều trường đại học, viện nghiên cứu và các cơ quan chuyên môn ở nhiều nước trên thế giới.

Mục tiêu dài hạn của chương trình là phát triển ứng dụng muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia nhằm ngăn chặn sự lây truyền SXH (Dengue), Zika và một số bệnh khác do muỗi truyền. Hiện tại, Chương trình đã và đang triển khai nghiên cứu ứng dụng phương pháp Wolbachia tại Australia, Việt Nam, Indonesia, Brazil, Colombia và tiếp tục mở rộng ra một số quốc gia khác như Ấn Độ, Sri Lanka,...

Dự án tại các nước Australia, Indonesia và Brazil đã tiến hành thả muỗi ở những khu vực thành thị với quy mô dân số từ vài trăm nghìn đến 2,5 triệu dân hầu hết đều là các địa bàn trong đất liền. Kết quả chung từ các nước đã triển khai thả muỗi cho thấy muỗi Wolbachia có khả năng tự duy trì lâu dài và hầu như không còn sự lan truyền bệnh SXH đáng kể nào ở những khu vực mà muỗi Wolbachia đã chiếm ưu thế trong quần thể muỗi vằn địa phương.

Dự án Hướng tới Loại trừ Sốt xuất huyết tại Việt Nam do Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương chủ trì, phối hợp với Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế Khánh Hoà thực hiện từ năm 2006.

tiep tuc tha muoi mang wolbachia de han che sot xuat huyet va zika Những con số ‘biết nói’ về đại dịch sốt xuất huyết năm 2017

Năm 2017, dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH) bùng phát mạnh ở nước ta. Những con số thống kê về dịch bệnh sốt xuất huyết ...

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.