Trẻ bị xâm hại: Còn bao nhiêu bố mẹ muốn con sợ mình và thầy cô giáo?

Chị Phan Thị Thu Trang, là một nạn nhân từng bị xâm hại chia sẻ quan điểm cá nhân về vai trò và những sai lầm của phụ huynh trong việc giáo dục và định hướng cho trẻ.

Sau nhiều vụ lạm dụng, xâm hại tình dục mà nạn nhân là học sinh xảy ra trong thời gian gần đây, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với chị Phan Thị Thu Trang – một nạn nhân từng bị xâm hại theo kiểu “sàm sỡ”.

Dưới góc nhìn của một phụ huynh, chị Thu Trang (hiện đang công tác tại Vụ Hợp tác Quốc tế, Tổng cục Hải quan, ngoài ra còn là quản lí page '90 ngày đọc để thay đổi' thu hút hàng nghìn lượt theo dõi về việc nuôi dạy con) có những chia sẻ quan điểm cá nhân về vai trò và những sai lầm của phụ huynh trong việc giáo dục và định hướng cho trẻ.

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao
Chị Phan Thị Thu Trang chia sẻ về lạm dụng, xâm hại tình dục xảy ra ở trường học.

Còn bao nhiêu bố mẹ muốn con sợ mình và thầy cô giáo?

Chị Thu Trang kể: “Gần 20 năm trước, khi tôi đang học lớp 7, tôi cùng cô bạn thân đi mua văn phòng phẩm ở Bách hóa Cầu Giấy. Tôi và bạn bị một người đàn ông áp rất sát vào người, hắn không kéo khóa quần, lộ ra bộ phận sinh dục của hắn. Chúng tôi rất hoảng sợ nên nhanh chóng ra khỏi cửa hàng.

Khi đến một cửa hàng khác, những tưởng đã thoát được hình ảnh đáng sợ ấy, nhưng không, người đó lại xuất hiện và lại giở trò cũ. Lúc đó chúng tôi rất sợ nên tìm xe đạp nhanh về nhà. Chúng tôi tiếp tục bị người đó đuổi theo, sờ nhanh cả phần trên và dưới. Về đến nhà, tôi im re và không hề kể với bố mẹ. Ngày ấy, tôi sống xa mẹ, bố tuy rất cởi mở, quan tâm tới nhưng tôi đã không kể cho bố nghe.

Và rất may, đối với bản thân tôi, hành vi xâm hại hôm đó không để lại hậu quả quá lớn, tôi không ám ảnh quá nhiều và nhanh chóng trở về cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, đến tận bây giờ, tôi vẫn nhớ cảm giác hiển hiện ngày đó: Sợ và xấu hổ”, chị Trang chia sẻ thêm.

Kể về câu chuyện của mình, Thu Trang cho biết ngày ấy chị chưa được trang bị kiến thức gì về cơ thể, mãi cho tới tận khi học THPT mới được giáo viên bộ môn Giáo dục công dân trao đổi qua.

Trao đổi về lí do vì sao sau khi bị quấy rối, cảm xúc của Thu Trang lúc đó lại sợ còn xấu hổ không dám kể cho bố mẹ mình nghe? Chị kể: “Mình nghĩ sợ và xấu hổ là một phần cảm xúc hoàn toàn bình thường của một đứa trẻ, mặc dù lớn lên trong một gia đình quan tâm tới con cái, không bị chèn ép cảm xúc, hành vi nhưng đó vẫn là cảm xúc của một đứa trẻ”.

Từ đó chị Trang đặt ra giả thuyết: Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ nhỏ bây giờ đang hàng ngày bị người lớn phủ nhận cảm xúc, hành vi của chính mình. Các con không được thể hiện cảm xúc tức giận, buồn, không được làm theo sở thích của mình và thường xuyên phải làm điều mình không thích…

Thu Trang cho rằng khi con buồn, giận, khóc bị người lớn bắt nín ngay, khi con đau người lớn lại trách “Có thế mà cũng khóc”. Khi con không thích Toán, tiếng Anh nhưng lại bị ép đến các lớp học, các câu lạc bộ này theo ý người lớn.

Vậy nên, khi con quen với việc bị phủ nhận cảm xúc của bản thân thì liệu việc xâm hại có điều kiện để tiếp tục kéo dài, con trẻ có dám kể cho bố mẹ không?

Ở địa vị một phụ huynh, chị Trang luôn phân vân: “Mình muốn hỏi còn bao nhiêu bố mẹ muốn con sợ mình và thầy cô giáo?”

Vì sao con sợ bố mẹ, sợ thầy cô?

Theo chị Thu Trang, đây là mong muốn tưởng như vô hại nhưng “lệch lạc” và có phần ‘quái dị’ và là điều đáng lo ngại. Bởi vì, thông thường động cơ của mong muốn con sợ bố mẹ này là khi: Bố mẹ muốn con sợ chính mình để buộc con phải nghe lời, phải làm theo ý bố mẹ, không được cãi lời hay làm trái. Để vừa lòng chính bản thân phụ huynh và chính họ cũng luôn tin rằng những điều đó là tốt nhất cho con cái họ.

Hoặc bố mẹ dạy con theo lối cũ “thương cho roi, cho vọt” hay “bố nói phải nghe, bố đe phải sợ”, mà không tìm hiểu tâm lý của trẻ, không để tâm tới việc giữ sợi dây kết nối với con.

Tuy nhiên, mong muốn này của phụ huynh vô tình khiến con trẻ trở thành con rối để người lớn giật dây. Từ đó con đánh mất chính bản thân mình, không dám nói lên chính kiến, những sự việc con cho là đúng hay sai đều do bố mẹ quyết định.

Còn khi bố mẹ mong muốn con sợ thầy cô, họ mong con sẽ ngoan ngoãn, chăm lo học hành để đạt thành tích, thỏa mãn kì vọng của bố mẹ và đồng tiền bố mẹ đầu tư cho sự nghiệp học hành của con.

“Từ những mong muốn trên, trẻ bắt đầu hình thành nỗi sợ từ bố mẹ đến sợ giáo viên, đấy chính là nguồn cơn dẫn đến khi bố mẹ xao nhãng, không quan tâm đến con, lơ là mọi tín hiệu (câu chuyện, hành vi, biểu hiện thường này của trẻ…) và mất kết nối với con. Bố mẹ đã đánh mất đi chỗ dựa để trẻ có thể sẻ chia, đánh mất sự hiện diện, góp ý với con khi trẻ cần tới”, chị Trang phân tích.

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao
Trẻ thường chọn việc im lặng khi bị xâm hại, lạm dụng. (Ảnh minh họa)

Khi con cái và cha mẹ mất kết nối

Chị Trang cho rằng bên cạnh việc không quan tâm tới con, bố mẹ cũng có thể bạo hành về tinh thần với con khi quá quan tâm tới trẻ, can thiệp thô bạo vào mọi hành vi, cảm xúc, ước muốn của con từ góc nhìn của chính mình.

Bố mẹ gạt phăng mọi cảm xúc của con đặc biệt là cảm xúc tiêu cực như tức giận, bực bội, buồn bã, ganh tị hay khi con không muốn ăn nhưng bố mẹ cứ ép dù chỉ vài thìa, vài ml sữa, không muốn học nhưng bố mẹ cứ ép học, ném con vào các lớp học mà con cảm thấy chán ngắt.

Cũng có nhiều bố mẹ quá cầu toàn, độc đoán và sợ cả thế giới nên cấm đoán con hay phản ứng thái quá trước lỗi lầm của con. Con mong được sờ vào đất, vào cát nhưng bố mẹ luôn cấm cản. Hay bố mẹ luôn làm con sợ sệt mỗi lần con đánh bạn, con lấy trộm, con nói dối bằng cách la mắng, dọa đánh. Để rồi con không dám nói với bố mẹ, giấu bố mẹ, làm những việc bị cấm, thậm chí là nguy hiểm sau lưng bố mẹ…

Bên cạnh đó, nhiều bố mẹ quá nuông chiều con, thường đáp ứng mọi nhu cầu của con nhưng đôi khi không vui thì không đáp ứng khiến con than khóc, giãy nảy và làm cho ý chí của con ngày càng èo uột.

Mỗi lần con không ăn, con phạm lỗi, bố mẹ đều nói: Không ăn thì cho đi học cô rèn cho/Bố mẹ mách cô đấy, hay con không ăn/học thì cô mắng/ cho điểm kém đấy

Từ đó dẫn tới con dần dần xa cách bố mẹ. Con không kể chuyện, không chia sẻ, không tham gia các hoạt động chung cùng gia đình. Con ngày càng tạo khoảng cách xa vời vợi với bố mẹ.

Con không dám kể cho bố mẹ nghe chuyện trường lớp, các bạn, thầy cô. Con làm theo, phục tùng mệnh lệnh của thầy cô, dù sai, dù lòng không muốn”.

Vậy bố mẹ cần làm gì?

Bố mẹ nên bắt đầu từ những việc nhỏ như ngừng mua chuộc con bằng những câu như: “Ăn cơm đi, bố mẹ cho ăn kẹo, cho xem ti vi”; “Ngoan, mẹ cho ăn bim bim”.

Bố mẹ cũng hãy ngừng nói những câu dọa dẫm như “Không ăn thì đánh đòn”.

Ngừng tạo thói quen nói dối cho trẻ như: “Bố cho con ăn kẹo nhưng không được nói với mẹ đấy nhé!”

Đối với những trẻ không sống cùng bố mẹ như trong trường hợp khi con xa nhà, học ở trường nội trú, một tuần/tháng mới về nhà một lần thì trong mỗi cuộc điện thoại, phụ huynh cần thường xuyên trò chuyện, hỏi han, quan tâm tới cảm xúc của con chứ không nên quá tập trung vào vấn đề điểm số. Nếu không, bố mẹ và con sẽ trở thành hai thế giới khác nhau và ngày càng xa cách.

Qua câu chuyện của chính mình, chị Thu Trang chia sẻ mong muốn các bậc cha mẹ: “Phụ huynh hãy đồng hành hạnh phúc cùng con, nuôi nấng con bằng trực giác của mình bằng cách quan sát và yêu thương con vô điều kiện mà không kỳ vọng; mang cảm xúc và ý thức vào trong mỗi việc mình làm; hành động với niềm tin sâu sắc vào sức mạnh của chính mình, vào con yêu; bố mẹ không ngừng học hỏi, phát triển để trở thành con người đẹp nhất, dạy con biết cách tự bảo vệ mình hỏi nạn xâm hại tình dục”.

XEM THÊM

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao 5 sai lầm của bố mẹ làm tăng nguy cơ con bị xâm hại tình dục

Theo chị, Phan Thị Lan Hương, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Bảo vệ quyền trẻ em, có 5 sai lầm thường gặp ...

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao Những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị xâm hại tình dục

Bạn cần đặt ra câu hỏi, tìm hiểu và có kế hoạch hỗ trợ kịp thời cho trẻ khi thấy một số dấu hiệu này.

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao Làm gì khi con bị xâm hại, con thủ dâm, xem phim ‘người lớn’, quan hệ sớm?

Vụ Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn (Phú Thọ) bị tố lạm dục tình dục hàng chục học sinh ...

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao Bảo vệ con khỏi lạm dụng tình dục: Có một bộ phận chúng ta quên dạy trẻ là không ai được phép chạm vào

Trước nghi vấn hiệu trưởng lạm dụng tình dục hàng chục học sinh nam, bài học về bảo vệ con khỏi xâm hại tình dục ...

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao Clip: Cô giáo bị tố dẫn nam sinh lên phòng cho hiệu trưởng dâm ô lên tiếng

Nữ giáo viên trường PTDT nội trú THCS huyện Thanh Sơn, Phú Thọ trần tình trước những tin đồn về việc mình dẫn các nam ...

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao 4 cuốn sách hay giúp dạy con tự bảo vệ cơ thể, phòng chống xâm hại tình dục

4 cuốn sách sau sẽ trang bị cho trẻ những kĩ năng cần thiết, dạy trẻ biết tự bảo vệ cơ thể mình và phòng ...

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao Phó Thủ tướng chỉ đạo xử lí vụ hiệu trưởng bị tố xâm hại tình dục nhiều học sinh ở Phú Thọ

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu đưa Hiệu trưởng bị tố xâm hại tình dục học sinh ở Phú Thọ ra khỏi ngành ngay ...

tre bi xam hai con bao nhieu bo me muon con so minh va thay co giao Đình chỉ công tác hiệu trưởng nghi lạm dụng tình dục nam sinh

Phòng GD&ĐT Thanh Sơn đã đình chỉ công tác đối với hiệu trưởng bị tố lạm dụng tình dục hàng chục nam sinh.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.