Nhiều sữa công thức, thức ăn cho trẻ nhỏ nhiễm asen, chì và BPA |
Vài năm trở lại đây, việc cho trẻ bú sữa công thức (sữa bột) ngay khi mới sinh thay vì sữa mẹ đang ngày càng phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, sữa công thức liệu có tốt cho sức khỏe của trẻ sơ sinh? Dưới đây là ý kiến của Bs. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng về vấn đề này.
Bs. Nguyễn Văn Tiến, Trung tâm Giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng
PV: Hiện nay, nhiều bà mẹ khi mới sinh thường vắt bỏ sữa non trước khi cho con bú, vậy bác sĩ có thể cho biết vai trò quan trọng của sữa non đối với trẻ sơ sinh trong 72h đầu?
B.s Nguyễn Văn Tiến: Trong những ngày đầu tiên khi trẻ mới sinh ra, người mẹ cho trẻ bú càng sớm càng tốt trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Tuyệt đối không vắt sữa bỏ đi trước khi cho trẻ bú, không cho trẻ ăn hoặc uống bất kỳ một loại thức ăn, thức uống nào trước khi trẻ lần đầu tiên được bú mẹ. Sữa mẹ trong mấy ngày đầu sau sinh gọi là sữa non, đặc điểm của sữa non là có màu vàng nhạt và đặc sánh. Sữa non có nhiều kháng thể giúp bảo vệ cơ thể trẻ, giúp trẻ chống nhiễm khuẩn và dị ứng. Bên cạnh đó, có tác dụng xổ nhẹ, giúp cho việc đảo thải phân su, giúp trẻ đỡ bị vàng da. Các yếu tố phát triển trong sữa non giúp cho bộ máy tiêu hóa của trẻ trưởng thành. Sữa non có nhiều vitaminA giúp trẻ phòng chống nhiễm khuẩn và bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.
Một số ít người mẹ còn mắc sai lầm trong việc chờ sữa về mới cho con bú, vì vậy đã cho trẻ ăn sữa ngoài (sữa công thức), uống nước đường, mật ong, nước cam thảo,...Người mẹ sau khi sinh chỉ cho con bú khi căng sữa, người ta thường gọi là xuống sữa, như vậy là không đúng, vì nó càng làm sữa xuống chậm hơn. Tốt nhất, ngay sau khi sinh trong vòng một giờ đầu người mẹ nên cho trẻ bú. Bú càng sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tiết sữa. Trẻ được bú sữa non sẽ có kháng thể phòng bệnh nhiễm trùng. Trẻ bú có tác dụng co hồi tử cung và cầm máu cho người mẹ sau sinh.
Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, vitamin và lượng nước cần thiết với tỷ lệ thích hợp, phù hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ cung cấp đủ nhu cầu cho sự phát triển của trẻ, không cần cho trẻ ăn hoặc uống bất cứ thứ gì kể cả nước chín (bú sữa mẹ hoàn toàn).
Sữa công thức phải phù hợp với tháng tuổi và nhu cầu của trẻ. Sinh con ra, các bậc làm cha mẹ đều muốn dành tất cả những gì tốt đẹp cho con, vậy việc cho con bú là hoàn toàn tự nhiên tại sao không thực hiện được, điều đó thật đáng trách.
Sữa công thức chứa nhiều sinh tố, chất khoáng, đạm và chất béo với thành phần cấu trúc được bào chế với mong muốn gần giống như sữa mẹ. Nhưng phần lớn sữa công nghiệp hoặc thiếu hoặc không hàm chứa kháng thể, không có các tế bào sống, các yếu tố tăng trưởng, enzymes hay hormone. Những yếu tố sinh học này vốn có trong sữa mẹ và đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Khi dùng sữa công thức sẽ ngăn cản sự gắn bó mẹ con, trẻ dễ bị tiêu chảy. táo bón và nhiễm khuẩn hô hấp, dễ bị suy dinh dưỡng và thiếu vitamin A, dễ bị dị ứng, có nguy cơ tử vong cao hơn...
Bác sĩ sản khoa, y tá hộ sinh có vai trò như thế nào trong việc tuyên truyền, khuyến khích các bà mẹ cho con bú sữa mẹ hoàn toàn?
Họ là người rất quan trọng trọng việc tuyên truyền, khuyến khích, hướng dẫn trực tiếp cho các bà mẹ thực hiện việc nuôi con bằng sữa mẹ như: cho con bú sớm, nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho trẻ bú đến 18-24 tháng tuổi, cách duy trì nguồn sữa mẹ và đặc biệt là kỹ thuật cho con bú đúng cách,...
Là chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ có lời khuyên gì cho phụ nữ sắp và đang làm mẹ?
Như các bạn đã biết, nuôi con bằng sữa công thức sẽ không tốt cho cả mẹ và con, đồng thời cũng rất tốn kém. Về góc độ dinh dưỡng, chúng tôi mong muốn những người phụ nữ sắp kết hôn, trước khi sinh con cần phải trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng để có những hành vi đúng khoa học. Ngành Y tế có trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, nhưng để thực hiện được thì chính người dân phải có sự hợp tác cùng ngành Y tế, đó là quan hệ hai chiều giữa người tiêu dùng với đơn vị cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Theo bác sĩ, cần phải làm gì để trẻ sơ sinh có thể ăn sữa mẹ hoàn toàn đến 24 tháng tuổi, trong khi ở Việt Nam, nhiều bà mẹ vẫn quan niệm chưa đúng về sữa mẹ, muốn con ăn thêm sữa ngoài để mau lớn?
Cần tăng cường công tác truyền thông về vai trò của sữa mẹ đối với sự phát triển về thể lực, trí tuệ, tầm vóc của trẻ, phòng chống các bệnh nhiễm trùng, suy dinh dưỡng cho trẻ.
Trong 6 tháng đầu, thực hiện nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ, nếu muốn cho trẻ ăn thêm sữa ngoài để mau lớn điều đó chưa đúng. Nhưng khi trẻ lớn, ngoài bú mẹ, cho trẻ ăn bổ sung và ăn thêm sữa ngoài tùy theo từng tháng tuổi và nhu cầu giúp trẻ phát triển tốt.
Để người mẹ có đủ sữa cho con đến 24 tháng tuổi thì trong thời gian nuôi con bà mẹ cần ăn uống đầy đủ, có thời nghỉ ngơi hợp lý, tinh thần thoải mái, uống đủ nước, cho trẻ bú mẹ nhiều. Đồng thời cần sự ủng hộ và khuyến khích của chồng, gia đình và cộng đồng để các bà mẹ thực hiện việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Cảm ơn bác sĩ về cuộc trò chuyện!
Đô thị 17:38 | 11/03/2020
Lối sống 13:10 | 18/05/2019
Lối sống 10:50 | 25/04/2019
Lối sống 11:00 | 18/07/2018
Lối sống 07:03 | 25/06/2018
Lối sống 09:05 | 28/02/2018
Lối sống 03:20 | 27/02/2018
Lối sống 07:53 | 23/02/2018