Những thực phẩm không nên ăn nhiều trước khi đi ngủ | |
Hành trình giải cứu cây tiêu của vị giám đốc...'điên' |
Tỷ lệ dung động là một đơn vị đo đối với hồ tiêu, bình thường là 500g/1lít. Với tỷ lệ này thì hồ tiêu thường có giá bán ở mức trung bình. Khi dung động ở mức cao hơn như 550g/lít, 580g/lít; 600g/lít… thì giá trị của hồ tiêu càng cao hơn và giá bán cũng tỷ lệ thuận. Nói tóm lại, hồ tiêu càng nặng thì giá trị càng tăng thêm và giá bán càng cao hơn. Chính vì vậy, một số người cố tình làm tăng dung động lên bằng cách pha trộn thêm tạp chất.
Dụng cụ trộn, nghiền tạp chất cà phê tại cơ sở bà Loan. |
Những tạp chất thường được sử dụng là bột đá, sỏi loại nhỏ, vỏ cà phê… được nhuộm đen nhưng phía người mua rất khó để phát hiện hồ tiêu có pha tạp chất.
Trong khi đó, theo tiết lộ của một chủ doanh nghiệp kinh doanh, thu mua nông sản tại Đắk Nông, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu thường pha trộn tạp chất vào hồ tiêu. Bởi vì các đối tác ở những thị trường Châu Phi, Châu Âu thường ký kết hợp đồng nhập khẩu hồ tiêu với dung động là 500g/lít (gọi tắt là hợp đồng SAQ). Hợp đồng này cho phép trong dung động của hồ tiêu có tỷ lệ tạp chất lên tới 1%.
Những tạp chất thường được sử dụng là bột đá, sỏi loại nhỏ, vỏ cà phê… |
Khoảng 3 năm trước, với giá hồ tiêu dao động từ 150.000 -180.000 đồng/kg, có thời điểm lên đến gần 250.000 đồng/kg nên việc pha trộn tạp chất sẽ mang lại lợi nhuận rất cao. Chẳng hạn, trong một lô hàng xuất khẩu khoảng 100 tấn hồ tiêu, chỉ cần đấu trộn 1 tấn tạp chất thì người ta cũng thu lợi bất chính được khoảng 150 đến 250 triệu đồng.
Tuy nhiên, hiện nay giá hồ tiêu có xuống thấp, nhưng theo nhận định của nhiều cơ sở thu mua nông sản, việc pha trộn tạp chất vẫn mang lại lợi nhuận cao do chi phí mua tạp chất không đáng kể, thậm chí có thể đi xin về như vỏ cà phê.
Những tụ điểm tiêu thụ tạp chất
“Tôi nhận định, có tới 90% những sản phẩm này đã chạy về Bình Phước. Mà như tôi biết thì nó sẽ chạy về cái “rốn” xuất khẩu hồ tiêu ở huyện Lộc Ninh (Bình Phước)”. Đó là tiết lộ của ông Phạm Gia Bách, chủ Doanh nghiệp Tư nhân Bách Hiếu.
Theo ông Bách, cá nhân ông và giới hoạt động kinh doanh nông sản đều không lạ gì thủ đoạn làm ăn nói trên. Kiểu làm ăn này đã diễn ra từ lâu, nhưng không hiểu sao nó vẫn chưa được các cơ quan chức năng ngăn chặn, xử lý.
Còn bà Phạm Thị Thái Hòa, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hải Hòa (tỉnh Bình Dương) cũng khẳng định, những tạp chất do bà Loan sản xuất sẽ được đem về Lộc Ninh. Bởi vì Lộc Ninh là “tụ điểm” đấu trộn tạp chất vào hồ tiêu từ nhiều năm qua. Phần lớn các doanh nghiệp ở đây đều xuất khẩu tiêu theo diện hợp đồng SAQ để đưa vào các thị trường “dễ tính”.
Cơ quan công an thu giữ khói lượng lớn hồ tiêu trộn tạp chất tại cơ sở bà Dung. |
Trong khi đó, một chủ doanh nghiệp tại Đắk Nông khẳng định, ông có thể “chỉ mặt” được một số doanh nghiệp chuyên đấu trộn tạp chất vào hồ tiêu để xuất khẩu, trong số này, có những công ty doanh nghiệp có “truyền thống” đặt mua tạp chất từ Đắk Nông và các tỉnh ở Tây Nguyên rồi đem về trộn vào hồ tiêu. Thời gian qua, các công ty này phối hợp làm ăn với một số đơn vị khác để xuất khẩu hồ tiêu theo diện hợp đồng SAQ.
Bà Loan làm tiêu từ cách đây 3 năm?
Theo một người hàng xóm của bà Loan, bà này đã chuyển về đây sống được vài năm, nhưng không giao lưu với ai cả. Năm 2016, người dân ở đây đã đồn thổi thông tin bà này “làm tiêu” sau khi thấy cơ sở phơi vỏ cà phê ra tới ngoài đường.
“Bà ấy thu mua nông sản nhưng không mua thứ gì ở đây hết mà mua ở đâu chở về làm và thấy phơi thôi. Sau đó xe tải ở đâu tới chở chứ không phải xe ở đây, mà toàn chở về ban đêm chứ ban ngày thì chẳng có xe nào cả”, bà này thông tin.
Bà Loan, chủ cơ sở sản xuất tạp chất cà phê. |
Một người dân khác sống ngay sau cơ sở của bà Loan cũng cho hay: “Thấy khu vực nhà bà Loan hay phơi vỏ cà phê. Có lúc phải thuê đất của nhà gần đó để trải bạt phơi nhưng không biết để làm gì. Nhà tôi ở phía sau nhà bà Loan, cứ vào tầm khuya khuya, hình như nhà bà sấy thứ gì đó, tôi nghe mùi chua chua và mùi hắc rất khó chịu”.
Thông tin này được ông Nguyễn Quyền (thôn trưởng thôn 13, xã Đắk Wer) khẳng định: “Bà Loan làm tiêu giả cách đây 3 năm rồi. Chúng tôi biết bà này làm tiêu giả, sau đó có báo với UBND xã và có cử công an vào.
Cuối năm 2017, thôn có qua nhà bà Loan hòa giải vụ tranh chấp mái hiên giữa bà với một hộ dân khác. Lúc này, tôi vào trong nhà kho thì thấy vỏ cà phê chất đống, bụi tiêu, cà phê vỡ rất nhiều. Tuy nhiên, ở đây bà không có thu mua nông sản nhưng lâu lâu có loại xe 2,5 tấn chạy đi chạy về. Lúc làm tiêu giả, công an xã có vào xử lý. Bà Loan có làm tiêu giả rồi đó”.
Bên ngoài cơ sở sản xuất tạp chất cà phê |
Theo ông Nguyễn Hồng Quân, Chủ tịch UBND xã Đắk Wer (huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) cho biết: “Hộ khẩu bà Loan chuyển địa phương sinh sống vào cuối năm 2016. Sau khi kiểm tra mới phát hiện bà này có Giấy phép kinh doanh thu mua nông sản. Tuy nhiên không có treo bất cứ bản hiệu nào liên quân đến việc kinh doanh thu mua nông sản và bà này cũng không mua nông sản của người dân địa phương”.
Lối sống 12:06 | 01/06/2019
Lối sống 07:24 | 09/05/2019
Lối sống 10:09 | 29/04/2019
Lối sống 15:17 | 26/04/2019
Lối sống 09:39 | 26/04/2019
Lối sống 20:19 | 25/04/2019
Lối sống 17:30 | 24/04/2019
Lối sống 14:55 | 24/04/2019