Tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm này

Rau, củ, quả tươi sống là lựa chọn và ưu tiên số 1 của đại đa số mọi người. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau đôi khi những thực phẩm đã mọc mầm, bị dập nát hoặc chưa chín kĩ vẫn được sử dụng; điều này tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.
tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay Thực phẩm giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện chứng hay quên
tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay Sử dụng thực phẩm giúp não luôn 'vui vẻ'
tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay 10 mẹo kiểm tra thực phẩm có lẫn tạp chất hay không rất dễ dàng

Nếu bạn không muốn bản thân và gia đình mắc bệnh thì cần tuyệt đối tránh các loại thực phẩm dưới đây.

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
(Ảnh: Cand.com.vn)

1. Măng và sắn

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Măng và sắn là hai loại thực phẩm được rất nhiều người ưa thích, tuy nhiên cần biết cách sơ chế đúng để loại bỏ độc tố trước khi chế biến.

Chất độc tập trung ở vỏ sắn, xơ sắn là acid cyanhydric khi vào máu, độc tố nầy gây ra thiếu oxy cho tổ chức tế bào. Triệu chứng xuất hiện sau vài giờ ở người ăn măng tươi và sắn độc. Người bệnh cảm thấy ngạt thở, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nặng hơn là co giật tím và hôn mê, tụt huyết áp và tử vong nhanh chóng. Khi có triệu chứng ngộ độc phải uống ngay than hoạt tính và cho đi đến bệnh viện cấp cứu.

Việc xử lý măng và sắn lúc đầu tiên có vai trò quyết định lọc bỏ chất độc cyanide. Luộc măng nhiều lần, đổ bỏ nước đi. Ngâm nhiều giờ sau khi tước gọt vỏ sắn trước khi luộc.

2. Giá đỗ không có rễ

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Thường thì rễ giá đỗ rất dài, loại giá đỗ ướp hóa chất kích thích tăng trưởng không có rễ hoặc nếu có thì rễ rất ngắn và có thân màu trắng, mầm nhỏ...

Để loại bỏ giá đỗ bẩn ra khỏi bữa ăn, bà nội trợ cần chú ý không chọn loại giá quá mập, trắng ngần, không có rễ, hạt mầm thường nhỏ, thậm chí không có hạt mầm bám trên thân giá. Khi xào nấu, giá ra nước nhiều, và khi ăn thường không có mùi thơm của đậu. Hãy chọn loại giá thân gầy, dài màu không quá trắng và nhất là phải có rễ dài, đó chính là giá đỗ không bị ủ hóa chất.

3. Khoai tây mọc mầm

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay

Nếu để lâu khoai tây sẽ mọc mầm. Mầm khoai tây có chứa chất độc solanine, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanine có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Chất này kích thích tương đối mạnh đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ. Nếu ăn khoai tây mọc mầm có nguy cơ bị đau bụng, ỉa chảy, nôn mửa, thậm chí bị suy hô hấp.

4. Bắp cải thối

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
(Ảnh: thitruongnongnghiep)

Trong bắp cải thối có chứa nitrite, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng oxy, làm cho ngộ độc oxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời cứu hộ có thể đe dọa tính mạng.

4. Bí ngô để lâu

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Lưu trữ thời gian dài khiến cho ruột bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí, lên men và biến chất. (Ảnh: vtc.vn)

Bí ngô già để lâu: Bí ngô chứa hàm lượng đường cao, hơn nữa, do lưu trữ thời gian dài, khiến bên trong bí ngô xảy ra quá trình hô hấp kỵ khí – lên men, và biến chất, vì vậy khi ăn sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe.

5. Mộc nhĩ tươi

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Mộc nhĩ khô có nhiều tác dụng với sức khỏe nhưng mộc nhĩ tươi có thể gây hại. (Ảnh: chuyennamtuoi)

Mộc nhĩ tươi chứa chất nhạy cảm với ánh sáng - chất Porphyrin. Sau khi ăn, với sự chiếu rọi của ánh nắng mặt trời, chúng ta rất dễ bị viêm da, xuất hiện trạng thái ngứa, chứng phù thũng, đau nhức; có người bị phù nề thanh quản sẽ dễ gây nên tình trạng khó thở. Vì vậy, chỉ nên ăn mộc nhĩ khô, ngâm trong nước rồi nấu lên thì mới an toàn.

7. Đậu phộng (lạc) mốc

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Nếu phát hiện thấy dấu hiệu mốc ở lạc thì nên loại bỏ ngay. (Ảnh: giadinh.net.vn)

Nếu bảo quản không tốt, đậu phộng rất dễ bị mốc sinh ra chất aflatoxin là một độc tố có khả năng gây ung thư gan rất mạnh. Dù được luộc hay rang, chất aflatoxin cũng không bị hủy hoàn toàn. Ăn phải lạc mốc sẽ bị nhiễm độc thần kinh, biểu hiện bằng các triệu chứng như co giật, liệt, rối loạn vận động, tổn thương thận; xuất huyết, hoại tử và thoái hóa gan. Ăn thường xuyên, ít một cũng gây rối loạn chức năng gan, dẫn đến xơ và ung thư gan. Đây là một trong những chất gây ung thư mạnh nhất qua đường miệng. Chỉ cần hấp thu phải 2,5 miligam aflatoxin trong 89 ngày thì sau hơn một năm đã có thể khởi phát bệnh ung thư gan.

8. Dưa, cà muối xổi

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Dưa, cà muối chưa đủ độ chín chứa nhiều độc tố (Ảnh: kenh14.vn)

Nếu không biết sử dụng đúng cách thì dưa muối lại trở thành thực phẩm gây hại. Bởi vì trong một vài ngày đầu muối dưa, vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric, làm hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần (có nghĩa là độ chua tăng dần lên). Ăn dưa ở giai đoạn này thì có vị cay, hăng, hơi đắng vì chưa đạt yêu cầu. Loại dưa này chứa nhiều nitrate, ăn vào rất có hại cho cơ thể.

Các món cà pháo, cà tím muối được nhiều người Việt Nam yêu thích, giúp ăn cơm ngon hơn nhưng bạn nên thưởng thức lượng vừa phải vì ăn nhiều dễ xót ruột, không tốt cho sức khỏe.

9. Cà chua xanh

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
(Ảnh: songkhoe.vn)

Trong cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn hợp chất có tên 'alkaloid', solanine dễ gây ngộ độc thực phẩm. Khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua sẽ giảm dần và hết khi cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua chưa chín, tuyệt đối không nên ăn.

Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng nếu ăn sống cà chua xanh.

10. Gừng dập

tuyet doi khong nen an cac loai thuc pham nay
Gừng tươi là thực phẩm không nên để lâu bởi sau một vài ngày nó sẽ bị mềm, tóp đi và hỏng dần ở các nhánh nhỏ và các vết cắt. (Ảnh: baomoi.com)

Nếu vì tiếc mà cố cắt bỏ phần hỏng và dùng tiếp phần nguyên vẹn của củ gừng thì bạn nên biết rằng, theo một số nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã chứa một chất độc hại có tên là shikimol. Chất này nằm trong cả củ gừng chứ không phải chỉ ở phần giập nát nên không thể cắt bỏ hết. Đây là hoạt chất với độc tính rất cao có thể gây sự biến đổi tế bào gan của một người đang khoẻ mạnh, cho dù lượng chất này có thể bị hấp thụ rất ít.

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.