Vì sao tôi chọn sinh con tại Lào? (Phần 2)

Chị Ánh Phương tiếp tục chia sẻ về những lý do tại sao chị chọn sinh con tại Lào chứ không phải một đất nước khác.
 

Tiếp tục cho Phần 1, nêu lý do chọn sinh con tại Lào vì bác sĩ Lào có thể chờ, cho phép da tiếp da sau sinh và kẹp dây rốn chậm, chị Ánh Phương chia sẻ thêm về những lý do tại sao chị chọn sinh con tại Lào chứ không phải một đất nước khác.

vi sao toi chon sinh con tai lao phan 2
Chi phí sinh không đắt đỏ là một trong những lý do chị Phương chọn sinh con tại Lào. (Ảnh: NVCC)

Chi phí sinh không đắt đỏ

Hai năm trước, khi làm việc với một số đối tác về y tế ở Singapore và Malaysia, tôi từng nghĩ tới việc sang Malaysia sinh con, không chỉ để thử "một trải nghiệm xa xỉ" là water-birth (sinh trong bồn tắm tại bệnh viện) mà còn được thoải mái kẹp dây rốn chậm và da tiếp da sau sinh - những việc tưởng đơn giản nhưng ở Việt Nam hay bị xem nhẹ.

Thế rồi 2 năm sau, tôi không do dự quyết định sinh con tại nước ngoài thật, nhưng đó là Lào, làm cho cả gia đình đều hoảng hốt can ngăn. Chính tôi trước đây nếu nghĩ tới y tế ở Lào là liên tưởng ngay tới các mẹ ở miền núi "lên lán lót lá đẻ rồi lấy liềm cắt rốn". Tất nhiên, ở các huyện miền núi Lào hay Việt Nam hiện nay thì việc sinh nở vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng ở các thành phố như Vientiane, các bệnh viện công về sản hoặc có chuyên khoa sản đều thực hiện nghiêm túc đầy đủ các quy trình chăm sóc trong và sau đẻ của WHO, UNICEF cho sản phụ và trẻ sơ sinh; đặc biệt là chậm kẹp dây rốn và da tiếp da.

Điều tuyệt nhất là nhân viên y tế nào tôi gặp ở đây cũng đúng nghĩa "thầy thuốc như mẹ hiền", nói chuyện rất nhẹ nhàng và từ tốn trả lời lần lượt các câu hỏi "kỳ quặc" của tôi.

Tôi đến viện không khám thai mà ngỏ ý chỉ muốn đi xem bệnh viện, bác sĩ vẫn nhiệt tình dẫn đi xem tận phòng đẻ. Phòng đẻ nào cũng là phòng riêng nên tôi sẽ không cần đóng phí dịch vụ cao ngất để thêm một "trải nghiệm xa xỉ" nữa là bố hoặc bà được cắt rốn cho con. Chỉ cần người thân đeo găng tay và làm cam kết sẽ không... ngất xỉu trong phòng là được.

Thế là, dù không được thử "trải nghiệm xa xỉ" ở các nước tiên tiến, tôi vẫn hoàn toàn hài lòng với những gì ở đây, lại còn với một chi phí dự trù bằng 1% chi phí sinh ở Malaysia. Em bé của tôi có lẽ không cần "xa xỉ", bé chỉ cần được chào đón đến thế giới này một cách yên bình và hạnh phúc bởi những y bác sĩ hiền hậu mà thôi!

Có thể đi xe đạp trong sảnh bệnh viện

vi sao toi chon sinh con tai lao phan 2
Bệnh viện tại Lào không quá đông bệnh nhân. (Ảnh: NVCC)

Tôi vẫn còn nhớ cảm giác ngạc nhiên khi lần đầu bước chân vào bệnh viện công tại Lào: nó... quá rộng rãi và không quá đông bệnh nhân đến nỗi tôi nghĩ có thể thoải mái đi xe đạp trong sảnh bệnh viện lúc 10h sáng. Không khí rất thoáng mát và không hề phảng phất "mùi bệnh viện" đầy cồn.

Những điều sau đó còn khiến tôi ngạc nhiên hơn nữa. Hôm đó là 17 tuần, tôi nói mình chỉ muốn khám thai không muốn siêu âm, bác sĩ cũng ok luôn - không thấy ai nói to hay quát bệnh nhân kiểu "Cô là bác sĩ hay tôi là bác sĩ". Một mẹ Lào mới sinh ở đây bảo với tôi ở bệnh viện không có bác sĩ bán sữa, bán thuốc bổ, không có văn hóa phong bì, bạn ấy chỉ cần trả chi phí trên hóa đơn bệnh viện mà vẫn nhận được thái độ niềm nở, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ của các y bác sĩ trong suốt thời gian ở viện.

Đến hôm được trực tiếp dẫn đi xem phòng sinh và được tận tình trả lời mọi thắc mắc; ngay cả chồng tôi là người lâu nay vẫn muốn vợ sinh ở Việt Nam "cho chắc" cũng đã bị thuyết phục hoàn toàn. Điểm cộng nhỏ mà không hề nhỏ cho các phòng sinh ở đây là giường đều quay vào trong, phòng chờ cũng như phòng đẻ cứ để sản phụ gác chân nằm tơ hơ quay ra ngoài (có lẽ để cho nữ hộ sinh đi qua dễ thấy mở được bao nhiêu phân, chứ không quan tâm đến cảm giác của sản phụ).

So với các khoa sản ở bệnh viện khác, ở đây chỉ có một thứ duy nhất thiếu là Bản "10 điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ" treo trên tường. Có lẽ vì ở đây tự họ đã làm quá tốt rồi, không cần phải hô khẩu hiệu suông làm gì nữa.

chọn
Keangnam Landmark 72 sắp đổi chủ?
Tập đoàn AON plc - chủ tòa nhà Landmark 72 và tòa tháp đôi Keangam đang muốn bán toàn bộ cổ phần tại khu phức hợp này với giá hơn 1.000 tỷ won.