Vì sao Trung Quốc không lo lắng chuyện tăng trưởng GDP đang chậm lại?

Các nhà cố vấn kinh tế cho chính phủ Trung Quốc tỏ ra khá lạc quan dù tình hình tăng trưởng GDP đang chậm lại, và cho rằng quốc gia này có thể xử lí được những vấn đề kinh tế hiện tại.

Các nhà kinh tế học tại Trung Quốc cho rằng quốc gia này có thể có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng tăng trưởng kinh tế chỉ ở mức 5%, thậm chí là 4%. Nhưng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới "không cần hốt hoảng và hoàn toàn đủ lớn, có thể tạo ra đủ việc làm với tốc độ tăng trưởng này".

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đã rơi xuống mức 6,2% trong quý II/2019, con số thấp nhất được ghi nhận trong gần ba thập kỉ (từ quý I năm 1992). Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của cuộc chiến thương mại dai dẳng với Hoa Kỳ. 

Nhiều nhà kinh tế đã từng lo ngại khả năng chỉ số này có thể trượt xuống dưới mức 6,0% trong năm tới, thấp hơn mục tiêu của chính phủ là duy trì trong khoảng từ 6 đến 6,5%.

Zhang Yuxian, người đứng đầu bộ phận dự báo kinh tế tại Trung tâm Thông tin Nhà nước (nhóm chuyên gia tư vấn thuộc cơ quan hoạch định kinh tế của chính phủ Trung Quốc),  đánh giá trong quá khứ, quốc gia đông dân nhất thế giới phải đặt tăng trưởng là ưu tiên hàng đầu để tạo ra việc làm. Và khi quy mô kinh tế vẫn còn nhỏ, Trung Quốc cần đạt được tốc độ tăng trưởng cao để ổn định thị trường việc làm.

Tuy nhiên ở hiện tại, tốc độ tăng trưởng 6% tương đương với 5,4 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương 761 tỉ USD) đóng góp thêm vào GDP là mức chấp nhận được, khi nguồn cung lao động của Trung Quốc đã ngừng tăng. Nói cách khác, tốc độ này đủ để hấp thụ nguồn cung lao động mới.

"Khi quy mô kinh tế của Trung Quốc phát triển lên tới mức 100 nghìn tỉ nhân dân tệ (tương đương 14 nghìn tỉ USD) hoặc 110 nghìn tỉ nhân dân tệ, tốc độ tăng trưởng khoảng 5% hay thậm chí 4% cũng không gây hại cho nền kinh tế. Tại sao phải đặt mục tiêu tăng trưởng quá cao?", Zhang Yuxian nhận định.

577deab4-dac5-11e9-80eb-3aa57b6d2433_image_hires_191349

Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho rằng, việc tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại không phải là vấn đề lớn với quốc gia đông dân nhất thế giới. (Ảnh: AFP).

Năm 2018, Trung Quốc đã báo cáo mức tăng trưởng 6,6% với quy mô GDP danh nghĩa là 90 nghìn tỉ nhân dân tệ. Lực lượng lao động Trung Quốc, được định nghĩa là những người trong độ tuổi từ 16 đến 59, đã giảm khoảng 540.000 người, xuống còn 897,29 triệu vào năm 2018, theo Cục Thống kê Quốc gia.

Chen Wenling, nhà kinh tế trưởng của Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, lại đưa ra dự báo khác. "Tăng trưởng GDP của Trung Quốc sẽ cao hơn 6% trong năm nay và là khoảng 6% trong năm 2020", một tỉ lệ đủ cao để Bắc Kinh "tuyên bố chiến thắng" trong việc hiện thực hóa mục tiêu tăng gấp bốn lần GDP bình quân đầu người giai đoạn từ năm 2000 đến 2020.

"Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản chỉ là một con số - không quan trọng cho dù đó là 6 hay 5. Tốc độ tăng trưởng ở Mỹ là 2%, nhưng điều đó không làm tổn thương nền kinh tế lớn nhất thế giới", ông Chen nói.

GDP không còn là mục tiêu duy nhất của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đang theo đuổi việc trở thành một quốc gia hùng mạnh, và đòi hỏi nhiều hơn GDP, bao gồm sản xuất, chăm sóc sức khỏe và giáo dục, người dân sống theo tiêu chuẩn sống cũng như quản trị quốc gia.

Chen nói thêm rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với áp lực việc làm, khi câu chuyện cơ cấu giáo dục phải thay đổi (do cuộc chiến thương mại với Mỹ) đã tấn công một số nhà xuất khẩu nhất định dựa vào thị trường Mỹ. "Nhưng nhìn chung, Trung Quốc có thể tạo ra đủ việc làm".

Zhang Yansheng, Trưởng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm trao đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc, cho biết tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc không có khả năng "chứng kiến những thay đổi đáng kể" trong hai năm tới.

Nhưng đồng thời, Zhang cũng cho rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể giảm xuống dưới 6% trong một quý cụ thể.

Nhiều nhà kinh tế độc lập thậm chí cũng đang mong đợi tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc chậm lại, khi nền kinh tế nước này đã "trưởng thành".

Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận Kinh tế châu Á tại Oxford Econom, cho rằng xu hướng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ vẫn được duy trì theo xu hướng giảm tốc dần, có thể xuống 4% vào năm 2030 và 2,8% vào năm 2040.

"Trong một kịch bản mà sự chia rẽ kinh tế và công nghệ giữa Trung Quốc và các nền kinh tế phát triển (do Mỹ dẫn đầu) còn khá khiêm tốn, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc có thể đạt trung bình 5,2% trong thập kỉ tới", Kuijs dự đoán.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.