Volkswagen, Toyota, Daimler, General Motors, Renault, Honda và Hyundai là một trong những nhà sản xuất ô tô toàn cầu đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc trong những năm vừa qua, hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc, và xây dựng các nhà máy rộng lớn tại nước này.
Điều đó đã biến Trung Quốc trở thành quốc gia sản xuất xe hơi nhiều nhất, và cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới.
Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô toàn cầu đa phải chịu những áp lực rất lớn, khi doanh số bán hàng sụt giảm hai năm liên tiếp và nền kinh tế tăng trưởng chậm chạm. Các hãng xe kì vong năm 2020 tình hình sẽ được cải thiện.
Tuy nhiên, thực tế không phải vậy.
Dịch bệnh do virus corona gây ra đã bùng phát ở Vũ Hán, một trung tâm sản xuất ô tô lớn của Trung Quốc, ngay trước kì nghỉ Tết Nguyên đán, đã cướp đi sinh mạng của gần 1.000 người và khiến hàng chục ngàn người bị lây nhiễm. Các nhà máy sản xuất ô tô đã phải đóng cửa lâu hơn dự kiến. Ngành công nghiệp xe hơi toàn cầu cũng phải chuẩn bị để đối mặt với một cú sốc lớn đến từ Trung Quốc.
Gần 60 triệu người vẫn đang sống trong tình trạng bị cách li, biệt lập với thế giới bên ngoài tại ba TP lớn ở Trung Quốc, nơi được báo cáo đã có hơn 1.000 trường hợp bị lây nhiễm virus corona được xác nhận.
Virus corona tiếp tục lan rộng đã khiến ngành xe hơi mất đi một lượng khách hàng tiềm năng đáng kể, khi mọi người được yêu cầu ở lại nhà và hạn chế đi lại.
“Chúng tôi cho rằng người tiêu dùng sẽ hạn chế ra ngoài mua xe, cho đến khi dịch bệnh được khống chế”, các nhà phân tích tại S&P Global viết trong một báo cáo hôm thứ Tư.
Việc đóng cửa các nhà máy cung ứng linh kiện dự kiến sẽ khiến ngành công nghiệp ô tô trở nên khó khăn hơn nhiều. Theo S&P Global, dịch bệnh buộc các nhà sản xuất ô tô tại Trung Quốc phải cắt giảm sản lượng khoảng 15% trong quý đầu tiên năm 2020 này.
General Motors, Nissan, Honda và Renault đã phải đóng cửa các nhà máy chế tạo ô tô lớn của mình tại Vũ Hán, từ cuối tháng 1/2020.
TP Vũ Hán và phần còn lại của tỉnh Hồ Bắc chiếm khoảng 9% tổng sản lượng ô tô của Trung Quốc, theo S&P Global.
Tập đoàn PSA Group nói với CNN Business, rằng nhà máy của họ tại Vũ Hán sẽ tiếp tục đóng cửa cho đến ít nhất là ngày 14/2. Phát ngôn viên cũng nói thêm rằng các hoạt động tại châu Âu chưa bị ảnh hưởng bởi bất kì sự gián đoạn nào.
Các nhà sản xuất ô tô khác cũng đang đánh giá tác động từ dịch bệnh, và cố gắng giảm thiểu thiệt hại xuống mức thấp nhất có thể.
“Không thể dự đoán trước được điều gì”, Mary Barra, Giám đốc điều hành GM, nói với các nhà đầu tư vào giữa tuần trước. Bà cho biết công ty đang làm việc với các đối tác Trung Quốc và cơ quan y tế địa phương, để đảm bảo chuỗi cung ứng không bị gián đoạn.
Daimler và Volkswagen của Đức cho biết họ dự kiến sẽ tái khởi động việc sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc vào hôm nay. Cả hai hãng xe đều nói thêm rằng sẽ tiếp tục theo dõi tình hình, và điều chỉnh kế hoạch khi cần thiết.
Trong đó, Volkswagen là công ty chịu thiệt hại nặng nhất trong cuộc khủng hoảng. Nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới này hiện có 24 nhà máy tại Trung Quốc, chiến tới 40% tổng sản lượng toàn cầu.
Tuy nhiên vào giữa tuần trước, Volkswagen đã trấn an các nhà đầu tư rằng, công việc sản xuất vẫn đang theo đúng kế hoạch, và thời gian giao hàng sẽ không có gì thay đổi.
Toyota, hãng xe hơi có 15% sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc, cũng tỏ ra lo lắng. Nhà sản xuất lớn thứ 2 thế giới này hi vọng các nhà máy được mở cửa hoạt động trở lại vào ngày 10/2. Tuy nhiên, Toyota buộc phải tiếp tục đóng cửa 12 nhà máy liên doanh của mình tại Trung Quốc, trong đó có 4 nhà máy sản xuất ô tô và 8 công xưởng chế tạo linh kiện, ít nhất thêm 1 tuần nữa.
Các nhà nghiên cứu của S&P Global cho biết, Trung Quốc có thể tiếp tục kéo dài thời gian đóng cửa các nhà máy để hạn chế rủi ro lây nhiễm.
Cuộc khủng hoảng dịch bệnh càng kéo dài, nguy cơ tổn thương chuỗi cung ứng ô tô toàn cầu càng cao.
Bosch, công ty của Đức, là nhà sản xuất linh kiện lớn nhất thế giới,đang có hàng chục nhà máy ở Trung Quốc, trong đó có hai nhà máy ở Vũ Hán. Các nhà cung cấp phụ tùng khác bao gồm Schaeffler, ZF Friedrichshafen, Faurecia và Valeo, đều có cơ sở sản xuất quan trọng tại nước này, theo S&P Global.
Người phát ngôn của Bosch cho biết hôm thứ Năm, rằng các nhà máy của họ ở Trung Quốc vẫn đang đóng cửa theo yêu cầu của Chính phủ, nhưng hoạt động sản xuất dự kiến sẽ được tái khởi động “trong vài ngày tới”.
Bosch nói rằng vẫn còn quá sớm để đánh giá tác động của dịch bệnh đến tình hình kinh doanh của công ty.
Trung Quốc cũng là nơi sản xuất chủ yếu các khối động cơ điện, truyền động và các thành phần linh kiện khác của ô tô điện trên thế giới. Tesla, công ty sản xuất xe điện phụ thuộc nhiều vào các nguồn cung cấp linh kiện ở Trung Quốc, đã thông báo các hoạt động sản xuất tại khu nhà máy mới ở Thượng Hải đã bị tạm ngưng.
Hyundai cũng đã dừng sản xuất tại các nhà máy của hãng ở Hàn Quốc, vì dịch bệnh do virus corona đã làm gián đoạn việc cung cấp các bộ phận linh kiện.
Ngành công nghiệp sản xuất xe hơi của Hàn Quốc phụ thuộc vào 29% nguồn linh kiện Trung Quốc, theo Simon MacAdam - nhà phân tích kinh tế toàn cầu tại Capital Economics. Ông nói rằng, quyết định của Hyundai đã chứng minh vai trò quan trọng của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng sản xuất lớn trên toàn thế giới.
Tiêu dùng 11:18 | 15/06/2020
Tiêu dùng 16:54 | 14/06/2020
Tiêu dùng 09:30 | 14/06/2020
Kinh doanh 06:37 | 14/06/2020
Kinh doanh 15:51 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:35 | 13/06/2020
Kinh doanh 16:27 | 11/06/2020
Tiêu dùng 17:00 | 10/06/2020