Vụ dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy: Vì đâu dẫn đến mức phí cao?

Nói về các dự án BOT, TS Trần Du Lịch cho rằng: "Kinh doanh cái gì thì cũng phải có tiền chứ đừng lãnh dự án rồi đi vay. Khi lãi suất ngân hàng cao, nhà đầu tư phải tính lại chi phí dự án và điều này dễ dẫn đến mức phí cao".
 
vu dung tien le qua tram bot cai lay vi dau dan den muc phi cao
Người dân dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy gây ùn tắc. Ảnh: Dân trí

Liên quan đến vụ dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy, theo thông tin từ Bộ GTVT, tổng mức đầu tư của dự án này xấp xỉ 1.400 tỷ đồng (1.398,2 tỷ đồng).

Đáng chú ý, trong số đó, nhà đầu tư chỉ có hơn 200 tỷ vốn chủ sở hữu (chiếm 15% tổng mức đầu tư), còn lại gần 1.200 tỷ là đi vay và lãi suất tạm tính trong hợp đồng này lên tới 11%/năm".

Trao đổi với chúng tôi về thông tin nêu trên, PGS.TS Ngô Trí Long cho biết: "Có quy định vốn của chủ đầu tư phải chiếm bao nhiêu % so với tổng dự án thì mới được phép nhận".

Khi không đủ vốn đầu tư, theo ông Long, chủ đầu tư BOT thường vay ngân hàng với lãi suất cao dẫn đến việc đẩy chi phí lên cao. Kiểm toán Nhà nước đã chỉ ra lỗ hổng này.

"Ngoài ra, hầu như dự án BOT không có đấu thầu, không thể hiện được nguyên tắc kinh tế thị trường dẫn đến nhiều hệ lụy.

Về vấn đề ở Cai Lậy, chúng ta cần xem đằng sau có nhóm lợi ích hay không", ông Ngô Trí Long nói.

Cũng theo ông Long, hiện nhiều nhà đầu tư BOT thấy không hiệu quả sẽ rút khỏi dự án nhưng nguyên nhân quan trọng là "tắc vốn" vì ngân hàng không cho vay khi nhận thấy không hiệu quả, rủi ro lớn.

vu dung tien le qua tram bot cai lay vi dau dan den muc phi cao Dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy: Trả lại dự án có thể phải đưa ra tòa

Về vụ dùng tiền lẻ qua trạm BOT Cai Lậy, nếu trả lại dự án cho Nhà nước thì có thể phải đưa ra tòa ...

"Kinh doanh cái gì thì cũng phải có tiền chứ đừng lãnh dự án rồi đi vay. Khi lãi suất ngân hàng cao, nhà đầu tư phải tính lại chi phí dự án và điều này dễ dẫn đến mức phí cao.

Ngoài ra, cơ chế chỉ định dự án BOT tự bản thân đã mang tiêu cực. Không đấu thầu nên không có dự án BOT giá thấp", ĐBQH Trần Du Lịch nêu quan điểm.

Còn theo TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế, nếu các con số mà các cơ quan báo chí phản ánh là đúng thì dự án BOT Cai Lậy có vốn gốc ít, huy động vốn bên ngoài khá cao.

"Điều này khiến chủ đầu tư phải chạy theo áp lực trả nợ, phải quay nhanh thời gian thu hồi vốn. Vì thế cần xây dựng phương án thu phí càng nhanh càng tốt", TS Lực nói.

Theo Điều 5, Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức BOT, BTO và BT:

1. Nhà đầu tư hoặc Doanh nghiệp dự án phải tự thu xếp các nguồn vốn để thực hiện Dự án theo thỏa thuận tại Hợp đồng dự án.

2. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 15% tổng vốn đầu tư của Dự án.

3. Đối với Dự án có tổng vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án được xác định theo nguyên tắc lũy tiến từng phần như sau:

a) Đối với phần vốn đầu tư đến 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 15% của phần vốn này;

b) Đối với phần vốn đầu tư trên 1.500 tỷ đồng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp dự án không được thấp hơn 10% của phần vốn này;

4. Dự án khác phải đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu (nếu có) theo quy định của pháp luật.

chọn
Hà Nội bổ sung phương án xây hầm ở đầu cầu Tứ Liên phía Đông Anh
UBND TP đã chính thức trình phương án xây cầu Tứ Liên, dự kiến sẽ được HĐND xem xét tại cuộc họp diễn ra vào tuần tới.