Sự thật chất béo với trẻ em | |
Chế độ ăn giàu chất béo mà không tăng cân? |
Ảnh minh họa. (Ảnh: Dr. Sinatra) |
WHO kêu gọi các chính phủ thực hiện 6 biện pháp chiến lược bao gồm xem xét các nguồn thực phẩm có chứa chất béo chuyển hóa và cơ sở để đưa ra chính sách thay đổi; khuyến khích thay thế chất béo chuyển hóa bằng các loại chất béo và dầu có lợi cho sức khỏe hơn; quy định hoặc thực thi các biện pháp nhằm loại bỏ chất béo chuyển hóa; đánh giá và giám sát lượng chất béo chuyển hóa trong nguồn cung thực phẩm cũng như sự thay đổi trong lượng chất béo chuyển hóa tiêu thụ trong dân số; nâng cao nhận thức về những ảnh hưởng tiêu cực của chất béo chuyển hóa đối với những nhà lập pháp, người sản xuất, người cung ứng và cộng đồng; thực thi nghiêm chỉnh các chính sách và quy định.
Nhắc đến thế hệ tương lai, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi người dân thế giới áp dụng các phương pháp giúp giảm chất béo trong khẩu phần ăn mà WHO công bố mới đây.
Ông Tedros cho biết những biện pháp này bao gồm khuyến khích các loại thực phẩm thay thế lành mạnh hơn, đưa ra luật cấm các loại nguyên liệu gây hại, sẽ giúp loại chất béo chuyển hóa ra khỏi chuỗi thức ăn và đánh dấu một chiến thắng lớn trong cuộc chiến chống bệnh tim mạch.
Đầu tháng 5, WHO đã công bố những chỉ dẫn mới để giảm lượng tiêu thụ chất béo lần đầu tiên kể từ năm 2002, trong đó, WHO khuyến cáo giảm tỷ lệ chất béo này chỉ còn chiếm 1% lượng hấp thụ calorie mỗi ngày.
Chất béo chuyển hóa được sử dụng nhiều trong các loại thức ăn nhanh, chiên và nướng vì chúng có thời hạn sử dụng dài. Tuy nhiên, loại chất béo này gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng, khiến nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn tới 21% và nguy cơ tử vong cao hơn 28%.
Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa làm mất cân bằng chuyển hóa của cơ thể dẫn đến mất cảm giác no và gây ra béo phì nhanh chóng cùng hàng loạt bệnh nguy hiểm liên quan tới tim mạch như xơ vữa động mạch, giảm lưu thông máu nuôi tim dẫn đến các cơn đau thắt ngực, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, ung thư....
Theo WHO, trong khi các nước Tây Âu đã gần như xóa bỏ được việc sử dụng chất béo chuyển hóa công nghiệp, thậm chí Đan Mạch cấm toàn bộ những chất béo này, các khu vực nghèo hơn vẫn đang phải đối phó với những thách thức lớn trong việc xử lý mối đe dọa trên. Danh sách những nước như vậy bao gồm một số quốc gia ở Đông Âu cũng như Ấn Độ, Pakistan, Iran, nhiều nước châu Phi và Argentina.
Ở một số nước, mức độ chất béo chuyển hóa trong một số thực phẩm bày bán phổ biến trên đường phố cao gấp tới 20 lần mức tiêu thụ được khuyến cáo mỗi ngày
Chất béo của các loại hạt giúp giảm mỡ máu
Các loại hạt cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể song cũng giàu chất béo và calo, chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa ... |
Chế độ ăn ít chất béo giúp cải thiện trí nhớ và tăng tuổi thọ
Hai nghiên cứu mới đăng tải trên Tạp chí Cell Metabolism cho thấy hạn chế ăn thực phẩm có chứa carbohydrate(carb) và chất béo có ... |
8 thực phẩm nhiều chất béo nhưng hóa ra lại giúp ngăn ngừa bệnh tật
Những thực phẩm này nhiều chất béo nhưng lại là chất béo có lợi, thay vì hạn chế nên ăn nhiều để tăng cường sức ... |
Lối sống 09:45 | 18/04/2019
Lối sống 19:59 | 24/03/2019
Lối sống 07:15 | 09/01/2019
Lối sống 04:20 | 26/12/2018
Lối sống 23:00 | 18/10/2018
Lối sống 00:00 | 24/08/2018
Lối sống 13:05 | 21/07/2018
Lối sống 07:00 | 21/07/2018